VỀ THỜI HIỆU KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ

Mọi người cần chú ý, khi có tranh chấp dân sự, muốn yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp thì trước hết phải chú ý thời hiệu. Vậy thời hiệu trong tố tụng dân sự là gì? Theo Luật sư Nguyễn Tuyết – cty Luật TNHH Trung Cường, Đoàn Luật sư Hà Nội, thì thời hiệu là khoảng thời gian nhất định hoặc hữu hạn, hoặc vô hạn mà pháp luật quy định trong khoảng thời gian đó thì cá nhân, tổ chức có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp dân sự giữa mình với chủ thể khác.

Theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 3 điều 23 của Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ nhất “Những quy định chung” của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự thì được hiểu như sau:

– Đối với tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, về đòi lại tài sản, đòi lại quyền sử dụng đất do người khác quản lý, chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện. Tức là không bị hạn chế thời hạn khởi kiện (nói cách khác là thời hiệu vô hạn).

– Đối với các tranh chấp khác (không thuộc loại tranh chấp nêu trên – ví dụ tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng đất, yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu tại Điều 125, 126, 127, 128, 129 BLDS…) thì thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là hai năm, kể từ ngày cá nhân, cơ quan, tổ chức biết được quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự, người kiện đòi tài sản phải đưa ra chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đòi tài sản của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *