
Như chúng ta đã biết, ngày 27 tháng 11 năm 2015, Bộ luật hình sự số
100/2015/QH13 (trong bài gọi tắt là BLHS năm 2015) đã được Quốc hội khóa
XIII “bấm nút” thông qua tại kỳ họp thứ 10 và Chủ tịch nước đã công bố ngày
09 tháng 12 năm 2015. Ngày 27 tháng 11 năm 2015, Quốc hội khóa XIII cũng
đã ban hành Nghị quyết số 109/2015/QH13 về việc thi hành Bộ luật Hình sự
năm 2015 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 109). Nếu không có những sai sót
đáng tiếc về nội dung cũng như kỹ thuật lập pháp thì BLHS năm 2015 đã có
hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016. Và để có thời gian khắc phục
những sai sót đó, Quốc hội khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số144/2016/QH13
ngày 29 tháng 6 năm 2016 về việc lùi hiệu lực thi hành của BLHS năm 2015
cho đến ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số
100/2015/QH13 có hiệu lực thi hành (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 144) .
Mặc dù bộ luật này chưa có hiệu lực thi hành nhưng những quy định có
lợi cho người phạm tội vẫn sẽ được áp dụng hoặc từ ngày bộ luật được công bố
(09 tháng 12 năm 2015) hoặc từ ngày 01 tháng 7 năm 2016. Điều đó xuất phát
từ các quy định sau đây:
Khoản 3 Điều 7 BLHS năm 2015 quy định:
“Điều luật xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy
định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp
dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình
phạt, giảm hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện, xóa án tích và quy định
khác có lợi cho người phạm tội, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã
thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành”.
Khoản 4 Điều 1 Nghị quyết số 144 quy định như sau:
“4. Kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2016:
a) Thực hiện các quy định có lợi cho người phạm tội tại khoản 3 Điều 7
Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 và điểm b khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số
109/2015/QH13 về việc thi hành Bộ luật Hình sự; tiếp tục áp dụng khoản 2 Điều
1 và các quy định khác có lợi cho người phạm tội tại Nghị quyết số
109/2015/QH13;
b) Áp dụng các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự số 101/2015/QH13
để thi hành các quy định có lợi cho người phạm tội của Bộ luật Hình sự số
100/2015/QH13 và Nghị quyết số 109/2015/QH13 tại điểm a khoản này”.
Và điểm b khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 109 quy định như sau:
“Các điều khoản của Bộ luật hình sự năm 2015 xóa bỏ một tội phạm, xóa
bỏ một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy định hình phạt nhẹ hơn, tình tiết
giảm nhẹ mới, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xóa án
tích và các quy định khác có lợi cho người phạm tội thì được áp dụng đối với cả
những hành vi phạm tội xảy ra trước 0h ngày 01 tháng 7 năm 2016 mà sau thời
điểm đó mới bị phát hiện đang bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc đối với người
đang được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt, xóa án tích”.
Sau khi Nghị quyết số 144 được ban hành, ngày 30 tháng 6 năm 2016,
Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số
01/2016/NQ – HĐTP Hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Khoản 3 Điều 7
BLHS năm 2015 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 01). Theo đó, Nghị quyết này
chỉ hướng dẫn việc áp dụng quy định xóa bỏ một tội phạm, xóa bỏ một hình
phạt mà chưa hướng dẫn áp dụng các quy định có lợi khác như: Xóa bỏ một tình
tiết tăng nặng, quy định hình phạt nhẹ hơn, quy định tình tiết giảm nhẹ mới; quy
định về miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xóa án tích…;
trong khi, khoản 4 Điều 1 của Nghị quyết 144 khẳng định rõ khoản 3 Điều 7 Bộ
luật Hình sự số 100/2015/QH13 và điểm b khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số
109/2015/QH13 vẫn tiếp tục có hiệu lực thi hành.
Với việc Nghị quyết số 01 chỉ hướng dẫn áp dụng “một số quy định tại
khoản 3 Điều 7”, đó là quy định về xóa bỏ một tội phạm, xóa bỏ một hình phạt
(tử hình), quy định về xử lý hình sự đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi
phạm tội, quy định về đình chỉ vụ án theo điểm d, đ khoản 2 Điều 1 Nghị quyết
109 và một sô lưu ý khi miễn chấp hành hình phạt. Nghị quyết 01 không hướng
dẫn đầy đủ các quy định có lợi cho người phạm tội đã đươc liệt kê trong khoản 3
Điều 7 cũng như điểm b khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 109 nên đã phần nào gây
lúng túng cho một số người tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết các vụ
án hình sự từ sau ngày 01 tháng 7 năm 2015.
Có quan điểm cho rằng, kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 đến trước ngày
BLHS năm 2015 có hiệu lực thi hành, khi điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự,
những người tiến hành tố tụng chỉ áp dụng các quy định có lợi cho người phạm
tội được Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn tại Nghị quyết số, còn các
quy định có lợi khác do chưa có hướng dẫn nên sẽ được áp dụng khi BLHS này
có hiệu lực thi hành. Quan điểm khác cho rằng, tất cả các quy định có lợi cho
người phạm tội được quy định tại BLHS năm 2015 đều được áp dụng ngay từ
ngày 01 tháng 7 năm 2016 mặc dù bộ luật này bị lùi thời điểm thi hành đến khi
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 có
hiệu lực thi hành. Chúng tôi đồng tình với quan điểm thứ hai, bởi như tiêu đề mà
Nghị quyết 01 đã thể hiện, Nghị quyết này chỉ “Hướng dẫn áp dụng một số quy
định tại khoản 3 Điều 7 BLHS năm 2015” và điều đó không làm hạn chế hoặc
phủ nhận quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị quyết 144 nêu trên.
Trong bài viết này, chúng tôi xin phép trao đổi về việc áp dụng các quy
định có lợi cho người phạm tội kể từ ngày 01 tháng 7 năm 216, khi hành vi
phạm tội của họ thực hiện trước ngày điều luật có hiệu lực thi hành mà sau ngày
01 tháng 7 năm 2016 mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đây là mốc thời gian
mà khoản 4 Điều 1 Nghị quyết số 144 quy định giữ nguyên hiệu lực đối với nội
dung tại điểm b khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 109.
Về áp dụng quy định xóa bỏ một tội phạm, xóa bỏ một hình phạt, việc xử
lý hình sự đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi và một số thủ tục khi Tòa
án quyết định miễn hình phạt, Nghị quyết số 01 của HĐTP TANDTC đã có
hướng dẫn cụ thể nên, việc áp dụng các quy định này không khó khăn.
Đối với các quy định có lợi cho người phạm tội được thể hiện tại khoản 3
Điều 7 và điểm b khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 109, nhưng chưa được Hội đồng
thẩm phán TANDTC hướng dẫn; bao gồm: Quy định về xóa bỏ một tình tiết
tăng nặng, quy định hình phạt nhẹ hơn, quy định tình tiết giảm nhẹ mới, mở
rộng phạm vi miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, quy định về giảm hình
phạt, về xóa án tích và các quy định khác có lợi cho người phạm tội. Việc áp
dụng hay không áp dụng các quy định này và nếu được áp dụng thì thủ tục áp
dụng như thế nào là vấn đề gây lúng túng cho không ít những người tiến hành tố
tụng khi điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, rất
cần có nhận thức thống nhất về quy định tại khoản 3 Điều 7 và tinh thần hướng
dẫn của Nghị quyết số 144 cũng như nội dung quy định tại điểm b khoản 1 Điều
1 Nghị quyết số 109. Sau đây, chúng tôi xin đề xuất ý kiến của mình và phân
tích thêm các quy định có lợi cho người phạm tội quy định trong BLHS năm
2015 và việc áp dụng pháp luật đối với các quy định đó.
Một là: Về quy định xóa bỏ một tình tiết tăng nặng.
Pháp luật hình sự quy định có hai loại tình tiết tăng nặng. Một là tình tiết
tăng nặng định khung hình phạt quy định cụ thể trong các khung tăng nặng hình
phạt của tội phạm cụ thể. Hai là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định
tại khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015. So sánh quy định tại khoản 1 Điều 52
BLHS năm 2015 với khoản 1 Điều 48 BLHS năm 1999 thì, khoản 1 Điều 52
BLHS năm 2015 không quy định hai tình tiết tăng nặng (1)“Xâm phạm tài sản
của nhà nước” và (2)“Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng
hoặc đặc biệt nghiêm trọng”. Tuy nhiên, lý do không quy định tình tiết “Phạm
tội gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng”
trong khoản 1 Điều 52 là nhà làm luật đã cụ thể hóa các trường hợp gây hậu quả
“nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng” ngay trong các
điều luật về tội phạm cụ thể. Cho nên, trường hợp này không được coi là xóa bỏ
tình tiết tăng nặng. Đối với tình tiết tăng nặng “xâm phạm tài sản nhà nước”, đây
là việc xóa bỏ một tình tiết tăng nặng, là quy định có lợi cho người phạm tội, thể
hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong việc bảo đảm sự bình đẳng giữa
các thành phần kinh tế, không phân biệt hình thức sở hữu trong nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN.
Do đó, kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016, khi xét xử các hành vi phạm tội
được thực hiện trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 thì, Tòa án không áp dụng tình
tiết tăng nặng “xâm phạm tài sản nhà nước” khi quyết định hình phạt đối với các
tội xâm phạm sở hữu. Ví dụ, Ngày 01 tháng 7 năm 2015, một người bị xét xử về
tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, họ sẽ không bị áp dụng tình tiết tăng nặng
“Xâm phạm tài sản của nhà nước” quy định tại điểm i khoản 1 Điều 48 BLHS
năm 1999 mặc dù họ phạm tội này trong thời gian BLHS 1999 có hiệu lực thi
Tương tự như vậy, đối với các tình tiết tăng nặng định khung hình phạt,
nếu điều luật của BLHS năm 2015 quy định về tội phạm cụ thể nào đó không
còn quy định tình tiết định khung tăng nặng hình phạt mà BLHS năm 1999 quy
định trong tội phạm tương ứng thì người phạm tội cũng không bị áp dụng tình
tiết tăng nặng đó.
Hai là: Quy định về một hình phạt nhẹ hơn
Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về
Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, trong đó, chú ý xây dựng các quy định
có tính chất “hướng thiện và phòng ngừa” khi xử lý tội phạm. Theo đó, nhà làm
luật đã thể chế hóa quan điểm cải cách tư pháp khi sửa đổi, bổ sung BLHS 1999,
tạo cơ sở pháp lý mở rộng khả năng áp dụng các loại hình phạt không phải là
hình phạt tù đối với các tội phạm ít nghiêm trọng và các tội phạm trong lĩnh vực
quản lý kinh tế (phù hợp với quy luật khách quan của cơ chế thị trường), bổ
sung hình phạt tiền trong khung cơ bản của nhiều tội phạm cụ thể. Ví dụ, đối với
“Tội Lập quỹ trái phép” (quy định tại Điều 166 BLHS năm 1999 và Điều 205
BLHS năm 2015), khoản 1 Điều 205 đã bổ sung hình phạt tiền từ 50 triệu đồng
đến 100 triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến 3 năm; trong khi khoản 1
Điều 166 không quy định hình phạt tiền mà quy định “cải tạo không giam giữ
đến 3 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm”. Quy định về hình phạt tiền
được coi là hình phạt nhẹ hơn hình phạt cải tạo không giam giữ và phạt tù. Cho
nên, nếu hành vi phạm tội thực hiện trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 mà sau
thời điểm đó mới bị xử lý thì người phạm tội được áp dụng quy định mới có lợi
hơn khi xét xử.
Ba là: Quy định về một tình tiết giảm nhẹ mới
Một tình tiết giảm mới có thể là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
quy định tại khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015 hoặc tình tiết giảm nhẹ định
khung hình phạt trong các điều luật về tội phạm cụ thể, trong khi các tình tiết
này lại không được quy định trong BLHS năm 1999. Ví dụ, khoản 1 Điều 51
BLHS năm 2015 quy định hai tình tiết giảm nhẹ mới là “Phạm tội do vượt quá
mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội” (tại điểm đ) và “Người phạm tội là
người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng” (tại điểm p) trong khi
khoản 1 Điều 46 BLHS năm 1999 không quy định hai tình tiết này là tình tiết
giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Vì vậy, đây là quy định tình tiết giảm nhẹ mới có
lợi cho người phạm tội nên thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 7 BLHS
năm 2015 và điểm b khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 109 và sẽ được áp dụng ngay từ
ngày 01 tháng 7 năm 2016. Tương tự như vậy, nếu điều luật có quy định tình tiết
giảm nhẹ định khung hình phạt mới thì Tòa án cũng có thể áp dụng quy định
giảm nhẹ đó để quyết định hình phạt cho phù hợp.
Bốn là: Quy định mở rộng phạm vi áp dụng án treo
Điều 65 BLHS năm 2015 quy định về án treo. So với quy định tại Điều 60
BLHS năm 1999 thì các quy định mới hầu như không có nội dung nào có lợi
cho người phạm tội. Thậm chí, có quy định nghiêm khắc hơn so với Điều 60
BLHS năm 1999 như: Quy định về việc nếu người được hưởng án treo trong
thời gian thử thách cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật thi hành án từ
hai lần trở lên thì có thể bị Tòa án quyết định buộc chấp hành hình phạt tù của
bản án đã cho hưởng án treo. Tuy nhiên, việc xem xét, đánh giá nhân thân người
phạm tội có ảnh hưởng tới điều kiện để Tòa án xem xét cho người phạm tội
được hưởng án treo. Ví dụ như, hành vi đánh bạc mà giá trị tài sản từ hai triệu
đồng đến dưới 5 triệu đồng bị xét xử trước ngày 09 tháng 12 năm 2015 mà sau
ngày này đang bị thi hành án sẽ được miễn phần hình phạt còn lại, nếu đã thi
hành án xong thì được đương nhiên được xóa án tích. Vì vậy, nếu họ phạm tội
mới, thì họ không bị coi là tái phạm (vì hành vi phạm tội trước đã đuwọc BLHS
năm 2015 quy định không phải là tội phạm). Đây cũng là nội dung cần lưu ý khi
đánh giá nhân thân người phạm tội để quyết định hình phạt và có thể cho hưởng
án treo nếu người phạm tội thỏa mãn các điều kiện khác.
Năm là: Quy định về mở rộng phạm vi miễn trách nhiệm hình sự
Nội dung Điều 29 BLHS năm 2015 được sửa đổi, bổ sung theo hướng mở
rộng phạm vi có thể được miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội. Đó là
các trường hợp: (1) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc
bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa;
(2) Người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng do vô
ý gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của
người khác và được người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của người bị hại tự
nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự.
Rõ ràng, đây là các quy định có lợi cho người phạm tội, là cơ sở pháp lý
tạo thêm cơ hội cho người phạm tội có thể được các cơ quan tién hành tố tụng
quyết định miễn trách nhiệm hình sự. Đó cũng là quy định có lợi cho người
phạm tội và thuộc đối tượng điều chỉnh của khoản 3 Điều 7 BLHS năm 2015 và
Nghị quyết số 144 nên được áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.
Khi xem xét để miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội thuộc hai
trường hợp trên, cần chú ý là:
Đối với quy định: “Người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không
còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa”, cần đánh giá, xem xét người
phạm tội có thực sự bị bệnh hiểm nghèo hay không, có đủ tài liệu có giá trị
chứng minh người phạm tội đang mắc bệnh hiểm nghèo (chứng nhận của bệnh
viện điều trị) và thực tế, tình trạng bệnh tật phải thực sự làm cho người phạm tội
không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa. Ví dụ: Người phạm tội bị
HIV ở giai đoạn cuối, ung thư giai đoạn cuối, sơ gan cổ chướng giai đoạn cuối…
và vì thế mà người phạm tội bị suy giảm sức khỏe một cách nghiêm trọng,
không còn khả năng đi lại, thực sự không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã
hội nữa.
Đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 29 BLHS năm 2015, phải
có đủ hai điều kiện: (1) Người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng (lỗi vô ý hoặc
cố ý) hoặc tội phạm nghiêm trọng chỉ do vô ý gây thiệt hại tính mạng, sức khỏe,
danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác (ví dụ Tội vi phạm quy định về
điều khiển phương tiện giao thông đường bộ theo khoản 1 Điều 202 BLHS năm
1999); (2) Được người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của người bị hại tự nguyện
hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự. Người đại diện của người bị hại
được thể hiện quan điểm tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình
sự cho người phạm tội trong trường hợp người bị hại chết hoặc tuy còn sống
nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự. Trong
trường hợp người bị hại còn sống và dưới 18 tuổi thì cần có sự thống nhất ý kiến
của chính họ và đại diện hợp pháp của họ. Nếu chỉ người đại diện hợp pháp
hoặc chỉ bản thân người bị hại chưa thành niên đồng ý hòa giải và tự nguyện đề
nghị miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội (người còn lại không đồng ý)
thì cơ quan tiến hành tố tụng cũng không nên miễn trách nhiệm hình sự cho họ.
Hòa giải phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của cả hai bên, đặc biệt là
phía bị hại; tức là, người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của người bị hại hoàn
toàn tự nguyện đề nghị miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội mà không
bị bất cứ một sự ép buộc, đe dọa nào.
Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự, trong giai đoạn xét xử, thẩm
quyền ra quyết định miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội thuộc về Hội
đồng xét xử (sơ thẩm hoặc phúc thẩm). Cho nên, ngay cả khi người phạm tội có
đủ hai điều kiện theo quy định tại khoản 3 Điều 29 BLHS năm 2015 thì Tòa án
vẫn phải mở phiên tòa tiến hành xét xử. Qua xét xử mà thấy rằng có căn cứ để
miễn trách nhiệm hình sự theo khoản 3 Điều 29 BLHS năm 2015 thì Hội đồng
xét xử ra quyết định miễn trách nhiệm hình sự cho bị cáo.
Thực ra, quy định như vậy là có phần cứng nhắc, chưa bảo đảm sự đồng
bộ giữa BLHS và BLTTHS. Thiết nghĩ, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Thẩm
phán chủ tọa phiên tòa khi nghiên cứu hồ sơ, nếu thấy có đủ điều kiện để miễn
trách nhiệm hình sự cho bị can, bị cáo thì có thể đề nghị Chánh án ra quyết định
miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội. Tuy nhiên, theo quy định của
Điều 44 BLTTHS năm 2015 thì Chánh án Tòa án không có quyền này. Vì vậy,
trong mọi trường hợp Tòa án vẫn phải mở phiên tòa xét xử.
Sáu là: Quy định về mở rộng phạm vi loại trừ trách nhiệm hình sự
BLHS năm 2015 đã bổ sung thêm ba trường hợp loại trừ trách nhiệm hình
sự. Đó là: (1) Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội; (2) Rủi ro trong
nghiên cứu, thử nghiệm áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ; (3)
Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc cấp trên. Đây đều là những quy
định có lợi cho người phạm tội, thể hiện sự thay đổi chính sách, pháp luật làm
cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa. Vì vậy, người phạm
tội trong các trường hợp này nếu thực hiện trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 mà
sau ngày 30 tháng 6 năm 2016 mới bị điều tra, truy tố, xét xử sẽ được áp dụng
quy định này để được loại trừ trách nhiệm hình sự. Nếu vụ án đang trong giai
đoạn xét xử thì Tòa án mở phiên tòa xét xử và Hội đồng xét xử căn cứ Điều 25
BLHS năm 1999, ra quyết định miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội.
Bảy là: Quy định về miễn hình phạt
Điều 59 BLHS năm 2015 quy định về miễn hình phạt. So với quy định tại
Điều 54 BLHS năm 1999 thì nội dung Điều 59 BLHS năm 2015 có lợi hơn cho
người phạm tội nên sẽ được áp dụng khoản 3 Điều 7 BLHS năm 2015 và khoản
4 Đièu 1 Nghị quyết 144 để bảo đảm lợi ích chính đáng cho người phạm tội. Đó
là hai trường hợp sau đây:
(1) Trong trường hợp người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ theo quy
định tại khoản 1 Điều 54 BLHS năm 2015 (trong đó có thể có tình tiết giảm nhẹ
mới được quy định tại điểm đ, p khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015) và Tòa án
xét thấy họ đáng được khoan hồng đặc biệt nhưng chưa đến mức được miễn
trách nhiệm hình sự thì có thể xem xét miễn hình phạt cho người phạm tội.
(2) Người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm
nhưng có vai trò không đáng kể, đáng được khoan hồng đặc biệt nhưng chưa
đến mức được miễn trách nhiệm hình sự thì cũng có thể được cơ quan tiến hành
tố tụng xem xét miễn hình phạt.
Tám là: Quy định về giảm hình phạt
Nhìn chung, quy định của BLHS năm 2015 về giảm mức hình phạt đã
tuyên được sửa đổi, bổ sung theo hướng phân hóa cụ thể các trường hợp phạm
tội, nhất là trong trường hợp phạm nhiều tội, có tội bị tuyên phạt chung thân, có
tội bị tuyên tù có thời hạn; hoặc giảm mức hình phạt đã tuyên trong trường hợp
phạm tội nghiêm trọng hay ít nghiêm trọng, với lỗi cố ý hay vô ý, đã được giảm
một phần hình phạt mà lại phạm tội mới…Đó đều là những quy định không có
lợi cho người phạm tội nên chỉ khi BLHS năm 2015 có hiệu lực thì mới được áp
Chín là: Quy định về tha tù trước thời hạn có điều kiện
Đây là chế định hoàn toàn mới, nội dung quy định này có lợi rất nhiều
cho người phạm tội. Về nguyên tắc, đây là các quy định được áp dụng theo
khoản 3 Điều 7 BLHS năm 2015. Tuy nhiên, đó là chế định liên quan đến nhiều
cơ quan, tổ chức, cần bảo đảm một sự đồng bộ khi các quan chức năng tổ chức
triển khai thực hiện, với sự hướng dẫn chặt chẽ của cơ quan có thẩm quyền. Vì
vậy, có lẽ chúng ta phải chờ các văn bản hướng dẫn dưới luật mới có thể thực
Mười là: Về chế định xóa án tích
So với quy định tại BLHS năm 1999 thì chế định xóa án tích quy định tại
BLHS năm 2015 có rất nhiều quy định mới có lợi hơn cho người phạm tội. Ví
(1) Khoản 2 Điều 69 BLHS năm 2015 quy định: Người bị kết án do lỗi vô
ý về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và người được miễn hình
phạt không bị coi là có án tích.
(2) Điều 70 BLHS năm 2015 quy định thời hạn để tính cho người phạm
tội hưởng “đương nhiên được xóa án tích”, chỉ duy nhất trường hợp bị phạt cảnh
cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo là
được giữ nguyên (01 năm) như quy định tại điểm a khoản 2 Điều 64 Bộ luật
hình sự năm 1999. Còn lại, các trường hợp khác đều được giảm so với quy định
tương ứng của BLHS năm 1999.
(3)Theo quy định tại khoản 2 Điều 71 Bộ luật hình sự năm 2015, thì
người bị kết án và áp dụng hình phạt được chia thành ba trường hợp sau đây để
ấn định thời hạn xóa án tích theo quyết định của Tòa án: (1) Người bị phạt cảnh
cáo, cải tạo không giam giữ, phạt tù đến 05 năm; (2) Người bị phạt tù từ trên 05
năm đến 15 năm; (3) Người bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử
hình nhưng đã được giảm án. Việc ấn định thời hạn xóa án tích đối với từng
trường hợp được quy định cụ thể như như sau: 03 năm đối với trường hợp bị
phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ, phạt tù đến 05 năm; 05 năm đối với
trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm; 07 năm đối với trường hợp bị
phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án. Như
vậy, so với quy định tại Điều 65 Bộ luật hình sự năm 1999, thì thời hạn để xóa
án tích đối với các trường hợp nêu trên đều giảm, đề có lợi cho người phạm tội.
Đối với các quy định về xóa án tích nếu là các quy định có lợi cho người
phạm tội thì đều thuộc trường hợp được áp dụng khoản 3 Điều 7 BLHS năm
2015. Vì vậy, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc xác định lý lịch tư
pháp, nhân thân cần chú ý để bảo đảm quyền lợi chính đáng cho công dân.
Mười một: Quy định khác có lợi cho người phạm tội
Đây là quy định “quét” trong điều luật, nhằm dự liệu các nội dung chưa
được liệt kê trong chính điều luật đó; là cơ sở pháp lý để trong quá trình điều tra,
truy tố, xét xử, nếu người áp dụng pháp luật hoặc bị can, bị cáo, cá nhân, tổ chức
phát hiện các quy định của BLHS có lợi hơn cho người phạm tội nhưng chưa
được áp dụng thì có quyền áp dụng hoặc đề nghị áp dụng để bảo đảm quyền và
lợi ích chính đáng cho người phạm tội. Ví dụ, có thể coi là “quy định có lợi
khác” nội dung tại khoản 2 Điều 38 BLHS năm 2015: “Không áp dụng hình
phạt tù có thời hạn đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng do vô ý và có
nơi cư trú rõ ràng”. Theo đó, kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016, khi xét xử người
lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng do vô ý và có nơi cư trú rõ ràng, Tòa án không
được quyết định hình phạt tù có thời hạn đối với bị cáo; và bị cáo, người bào
chữa cho bị cáo, cá nhân, tổ chức có quyền yêu cầu Tòa án không xử phạt tù có
thời hạn đối với người phạm tội.
Trên đây là quan điểm cá nhân của chúng tôi về việc áp dụng khoản 3
Điều 7 BLHS năm 2015 và khoản 4 Điều 1 của Nghị quyết số144/2016/QH13
ngày 29 tháng 6 năm 2016 của Quốc hội khóa XIII. Rất mong nhận được ý kiến
trao đổi của đồng nghiệp.
Nguyễn Thị Tuyết