Vấn đề pháp luật của tuần này xin được chia sẻ một sự việc khá phổ biến trong xh! Đó…

Vấn đề pháp luật của tuần này xin được chia sẻ một sự việc khá phổ biến trong xh! Đó là cha mẹ cho con một số tiền nhất định để vc con mua nhà, đất. Vậy khi vợ chồng con ly hôn thì giải quyết thế nào?
Đầu dây bên kia, Tiếng một phụ nữ tuổi trung niên tầm 60 có lẻ:
Em ơi! Chị buồn quá. Chị ko nghĩ rằng con gái chị lại bất hạnh đến thế. Vừa cưới nhau đc mấy tháng thì cháu có bầu. Hai vc làm việc tại HN, bố mẹ hai bên ở xa, cháu rất cần một chỗ ở ổn định. Thuộc diện thu nhập thấp nên rất may cháu đc xét mua nhà ở XH tại một khu vực ven đô. Cơ hội đến, nhưng hai đứa chỉ có hơn 100 triệu, bố mẹ chồng sống ở quê, ko có đk hỗ trợ, anh chị vét vo đc 500 triệu tặng con gái, và ac còn vay mượn thêm cho cháu đc 150t. Số tiền này, vc chị nói rõ là vay giúp. Vậy là cháu đủ tiền mua căn hộ nhà XH giá 750t đồng. Bìa hồng đã mang tên hai vc cháu.
Tgian thoi đưa. Bé cháu ngoại chị nay đã hơn 4 tuổi vs sự chăm bẵm, quan tâm của anh chị trong nhiều năm. Bé 3 tuổi thì chị ko thể “o sin” mãi đc nên chị về quê để hai vc cháu tự lo liệu.
Hôm vừa rồi lên thăm cháu, anh chị lờ mờ nhận thấy quan hệ vc của chúng có vđ. Nhân lúc chúng vắng nhà, chị lục tìm giấy đk kết hôn thì ko thấy. Gặng hỏi con, chị mới biết chúng đã thuận tình ly hôn đc TA quyết định công nhận, con vợ nuôi, tài sản và cấp dưỡng tự thoả thuận.
Chị như chết lặng trong tim. Thương con vô cùng, thương cháu còn bội phần hơn. Chuyện tày đình thế mà nó dấu BM, đắng cay con chịu đựng một mình.
Mấy ngày nay, chị còn thấy cán bộ NH xin vào nhà để xem xét thẩm định. Chị nghĩ, phải chăng chúng thế chấp nhà để vay vốn. Vì thế, chị ko cho cán bộ NH vào nhà.
Anh chị có ý định tối nay gặp gỡ hai đứa để gq cho xong việc phân chia ts, ko để tình trạng bìa hồng bị anh con rể ( cũ) đem thế chấp bởi chị biết công việc kinh doanh ô tô của nó cần rất nhiều vốn.
Chuyện là như vậy, em cho chị lời tư vấn để chị bảo vệ quyền lợi cho con gái mình.
Câu chuyện nêu trên đc người PN trung niên sụt sùi chia sẻ, chắc ko phải là câu chuyện cá biệt. Rất nhiều ông bố bà mẹ cho con mình tiền mua nhà, đất nhưng chắc chắn ít ai làm giấy tặng cho hoặc giấy biên nhận để có chứng cứ chứng minh nếu chẳng may hôn nhân của chúng đổ vỡ. Vậy khi đó thì làm thế nào?
Tài sản tự thoả thuận nhưng khi ko còn TY nữa thì lòng tham sẽ nổi lên, ko dễ gì công nhận việc bố mẹ cho tiền để rồi bị chia sẻ TS bất lợi cho mình. Cho nên, lúc này, BM và vợ cần ứng xử nhẹ nhàng, khơi dậy tình cảm những ngày đã từng làm rể BM, hết tình thì còn nghĩa, còn đứa con chung. Và nhớ nhắc đến khoản tiền đã cho trước đây một cách rõ ràng, hỏi để người con rể xác nhận. Nhớ là ghi âm toàn bộ cuộc trao đổi. Ngoài ra, cần lục lại trí nhớ khi cho tiền có ai biết để nhờ họ làm chứng, rồi việc chuyển tiền qua bưu điện, chuyển khoản…đó cũng sẽ là những chứng cứ có lợi để chứng minh khi sự việc phải ra Toà. Trong trường hợp trên đây, có thể gợi ý để dành căn nhà cho hai mẹ con, còn ô tô ( trị giá 300t) thì dành cho anh chồng.
Nghe lời TV của tôi. Tối ấy, cuộc họp gđ của chị đã có kết quả chấp nhận đc.
Thông qua câu chuyện này, có thể là bài học cho các ông bố bà mẹ nên cẩn trọng để phòng ngừa tình huống xấu xảy ra. Ví dụ như: làm HĐ tặng cho TS qua công chứng ( cho riêng con đẻ, cũng là phòng ngừa khi có tranh chấp về thừa kế); chuyển khoản vào tk của con và ghi rõ nội dung chuyển tiền; hoặc nhờ người khác đứng tên chuyển tiền ghi rõ nội dung chuyển giúp tiền của ông bà ….cho con…
Như vậy, khi có tranh chấp thì việc gq sẽ thuận lợi và bảo vệ đc quyền lợi hợp pháp của con mình!
Đôi lời về câu chuyện cho con TS để bà con tham khảo.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *