TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI VÀ LUẬT AN NINH MẠNG VIỆT NAM

Hai vấn đề bao trùm Luật an ninh mạng là máy chủ đặt tại Việt Nam và bí mật thông tin cá nhân có thể bị xâm phạm nếu vi phạm trật tự công. Cần thiết phải đối chiếu quy định của Luật này với WTO do Việt Nam là thành viên.

Quy định về cung cấp dịch vụ theo WTO nằm trong Hiệp định chung về thương mại dịch vụ – GATS.

Cung cấp dịch vụ trên mạng internet được hiểu là “thương mại dịch vụ trên lãnh thổ của một Thành viên cho người tiêu dùng dịch vụ của bất kỳ Thành viên nào khác” theo Điểm b- Khoản 2 – Điều 1 – Hiệp định GATS.

Về bí mật thông tin cá nhân khi xâm phạm trật tự công

Liệu các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ tại Việt Nam có nghĩa vụ cung cấp thông tin cho Nhà nước ? Điều 3 bis: Tiết lộ thông tin bí mật – Hiệp định GATS “Không một quy định nào trong Hiệp định này đòi hỏi bất kỳ Thành viên nào phải cung cấp thông tin bí mật mà việc tiết lộ thông tin đó có thể gây cản trở đến việc thi hành pháp luật…”. Đồng thời, không có nghĩa vụ cung cấp liên quan đến an ninh thông tin theo Điểm a và b Khoản 1 – Điều 14 bis: Ngoại lệ về an ninh có quy định: “Không có quy định nào của Hiệp định này được hiểu là: (a) đòi hỏi bất kỳ Thành viên nào phải cung cấp thông tin mà việc tiết lộ được coi là trái với các lợi ích an ninh thiết yếu của mình; (b) ngăn cản bất kỳ Thành viên nào thực hiện bất kỳ hành động nào được coi là cần thiết để bảo vệ lợi ích an ninh thiết yếu của mình.”

Doanh nghiệp các nước thành viên WTO có 1 quyền là quyền từ chối cung cấp dữ liệu theo WTO, phụ thuộc lớn vào các doanh nghiệp.

Trong WTO bí mật cá nhân là một ngoại lệ không có qui định nào của Hiệp định này ngăn cản Nhà nước có quyền thông qua hoặc thực thi biện pháp: bảo vệ bí mật đời tư của những cá nhân trong việc xử lý hoặc phổ biến những thông tin cá nhân và đảm bảo tính bảo mật lý lịch hoặc tài khoản của cá nhân (Khoản ii – Điều 14 – Hiệp định GATS).

Về vấn đề máy chủ đặt tại Việt Nam

Theo Điểm b- Khoản 2 – Điều 1 – Hiệp định GATS “thương mại dịch vụ trên lãnh thổ của một Thành viên cho người tiêu dùng dịch vụ của bất kỳ Thành viên nào khác”. Quy định của WTO dẫn đến các doanh nghiệp từ 1 nước thành viên WTO có thể cung cấp dịch vụ cho vô số nước thuộc thành viên WTO mà không quan tâm đến máy chủ ở Việt Nam, điều kiện kinh doanh máy chủ đáp ứng mới đủ điều kiện cung cấp dịch vụ tại Việt Nam. Tức là Google, Facebook vẫn đóng trụ sở tại nước ngoài để cung cấp dịch vụ mạng đến Việt Nam. Việt Nam đã gia nhập WTO từ 07/11/2006 và là thành viên thứ 150 của Tổ chức này.

Vấn đề đặt máy chủ ở Việt Nam là 1 hạn chế đối với cung cấp dịch vụ đối với tiếp cận thị trường.

Theo Điểm e – Khoản 2 – Điều 16 – Hiệp định GATS có quy định về tiếp cận thị trường.: “Trong những lĩnh vực đã cam kết mở cửa thị trường, các Thành viên không được duy trì hoặc ban hành những biện pháp sau đây, dù là ở quy mô vùng hoặc trên toàn lãnh thổ, trừ trường hợp có quy định khác trong Danh mục cam kết:

e) các biện pháp hạn chế hoặc yêu cầu các hình thức pháp nhân cụ thể hoặc liên doanh thông qua đó người cung cấp dịch vụ có thể cung cấp dịch vụ.”

Về xử lý tranh chấp trong cung cấp dịch vụ: Thành viên WTO (pháp nhân) có thể khởi kiện tranh chấp về cung cấp dịch vụ tới Hội đồng Thương mại Dịch vụ hoặc Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB).

Vậy ai sẽ kiện vấn đề hạn chế tiếp cận thị trường (máy chủ) ? Còn không Luật an ninh mạng vẫn có hiệu lực thi hành và vẫn phù hợp với quy định Khoản ii – Điều 14 – Hiệp định GATS và Tổ chức WTO. Cung cấp dữ liệu cá nhân liên quan đến bí mật đời tư phụ thuộc vào thiện chí các Nhà cung cấp dịch vụ Google, Facebook, Youtube, Twitter … đối với Nhà nước còn không không có cơ chế giàng buộc. Trong chừng mực chưa bị đưa ra cơ quan giải quyết tranh chấp WTO thì có lẽ vẫn là nguyên tắc thiện chí của các chủ thể trong quan hệ thương mại quốc tế.
(Bùi Chung Thuỷ)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *