
MỞ ĐẦU
- Tính cấp thiết của chuyên đề
Công cuộc đổi mới sau hơn một phần năm thế kỷ đã đem lại một diện mạo hoàn toàn mới cho đất nước ta. Chuyển từ quản lý kế hoạch hoá tập trung đối với nền kinh tế sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên cả ba lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội. Mặc dù có rất nhiều ưu điểm song cơ chế mới cũng bộc lộ mặt trái của nó, đó là sự gia tăng phức tạp với hậu quả ngày càng nghiêm trọng hơn của các tệ nạn xã hội như tham ô, hối lộ, lạm dụng chức vụ, cờ bạc, mại dâm, ma tuý…
Do đặc điểm nền kinh tế nước ta với xuất phát điểm lạc hậu, kém phát triển, lại chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh, không đủ khả năng giải quyết các vấn đề xã hội gay cấn trong một thời gian ngắn, nhất là từ khi chuyển sang cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế nên các tệ nạn, trong đó có tệ nạn “cờ bạc” phát triển nhanh chóng. Một bộ phận người dân lâm vào tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm hoặc việc làm không ổn định, trở thành các con bạc, mong muốn đổi đời qua vận đỏ đen. Những vấn đề mới nảy sinh như bất bình đẳng và phân hoá giàu nghèo, sức mạnh đồng tiền lấn át các giá trị xã hội tốt đẹp, sự xuống cấp của đạo đức, văn hoá, lối sống thực dụng, truỵ lạc, gia đình buông lỏng giáo dục, ít quan tâm tới sinh hoạt, học hành của con cái, một số bậc phụ huynh bị cuốn hút vào các hoạt động kinh tế thị trường… Đó là những nguyên nhân xã hội cơ bản làm trầm trọng thêm các tệ nạn nói chung và “cờ bạc” nói riêng, gây mất trật tự, trị an, an toàn xã hội ; đặt ra yêu cầu cấp thiết đấu tranh phòng chống loại tội phạm này, trong đó việc ban hành, nghiên cứu và áp dụng đúng đắn, có hiệu quả các qui định của pháp luật đóng vai trò hết sức quan trọng.
Trong hệ thống pháp luật nước ta, khi mà mức độ, tính chất nguy hiểm đối với xã hội của các hành vi chưa đáng kể, hành vi “tổ chức đánh bạc”, “đánh bạc” và các hành vi hỗ trợ khác được qui định là các vi phạm hành chính và bị xử phạt theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. Nhưng, các hành vi trên nếu đạt tới mức độ và tính chất nguy hiểm cho xã hội cao hơn sẽ bị coi là tội phạm và người phạm tội phải chịu hình phạt được qui định trong BLHS. Thực tiễn tội phạm về “cờ bạc” cho thấy, “đánh bạc” và “tổ chức đánh bạc” là hai hành vi phổ biến nhất, thường đi kèm với nhau. Tuy vậy, trong các công trình nghiên cứu về luật hình sự, hành vi “tổ chức đánh bạc” thường không được đề cập nhiều. Theo đó, các tác giả tập trung vào phân tích hành vi “đánh bạc”, phân biệt với các tội phạm khác, những vướng mắc về một số tình tiết định khung tăng nặng khi xét xử. Cùng với sự gia tăng ngày một lớn về quy mô, số lượng và tính nghiêm trọng, phức tạp của các vụ án “tổ chức đánh bạc” thì, trong hoạt động tố tụng đối với loại tội phạm này, vẫn đang tồn tại những vướng mắc hoặc chưa thống nhất về cách hiểu và áp dụng pháp luật. Thực tiễn đó đặt ra yêu cầu cần nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống các quy định của pháp luật hình sự về tội phạm “tổ chức đánh bạc”. Đây cũng là lý do chúng tôi chọn đề tài “Tổ chức đánh bạc, những vấn đề lý luận và thực tiễn”.
- Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Với yêu cầu của chiến lược cải cách tư pháp và hoạt động phòng chống tội phạm nói chung, tội phạm “tổ chức đánh bạc” nói riêng, mục đích của chuyên đề là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn của tội phạm này, đề từ đó thống nhất về nhận thức và góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật về tội “tổ chức đánh bạc”.
Để đạt được mục đích đó chuyên đề tập trung nghiên cứu làm rõ một số nội dung chủ yếu sau:
– Khái niệm, dấu hiệu pháp lý của tội phạm “tổ chức đánh bạc”.
– Phân biệt tội “tổ chức đánh bạc” với một số tội phạm khác.
– Trách nhiệm hình sự của người phạm tội “tổ chức đánh bạc”.
– Thực tiễn xét xử, những vướng mắc và kiến nghị
- Phạm vi nghiên cứu
Chuyên đề được nghiên cứu dưới góc độ qui định của luật hình sự, phạm vi nghiên cứu là các qui định của BLHS về tội “tổ chức đánh bạc” trong đó tập trung nghiên cứu làm rõ khái niệm, dấu hiệu pháp lý của tội phạm, phân biệt tội “tổ chức đánh bạc” với một số tội phạm khác, vấn đề trách nhiệm hình sự của người phạm tội. Đồng thời chuyên đề cũng nêu lên một vài điểm mà theo chúng tôi chưa thực sự phù hợp trong các văn bản qui phạm pháp luật qui định về tội phạm này, những vướng mắc trong thực tiễn xét xử, từ đó đề xuất một số kiến nghị với mong muốn làm hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật hình sự nước ta.
- Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, chúng tôi sử dụng các phương pháp lịch sử, phân tích, tổng hợp, so sánh kết hợp với thực tiễn giải quyết án để nghiên cứu đề tài.
Hy vọng rằng chuyên đề sẽ góp một phần làm sáng tỏ và nâng cao nhận thức lý luận về xét xử tội phạm “tổ chức đánh bạc” trong toàn ngành.
CHƯƠNG I
KHÁI NIỆM, DẤU HIỆU PHÁP LÝ TỘI “TỔ CHỨC ĐÁNH BẠC”
1.1. Qui định về các tội phạm “cờ bạc” trong lịch sử hình sự nước ta
Trong mục này chúng tôi đi vào tìm hiểu qui định pháp luật hình sự của nước ta về các tội phạm “cờ bạc” (tập trung vào “hành vi tổ chức đánh bạc”) qua các thời kỳ lịch sử từ sau 1945 (các dấu hiệu pháp lý của tội “tổ chức đánh bạc”, phân biệt tội “tổ chức đánh bạc” với tội “đánh bạc”, “gá bạc”), để từ đó có được một cách nhìn hệ thống về sự phát triển của pháp luật và nhận thức về tội “tổ chức đánh bạc”.
1.1.1. Qui định của pháp luật hình sự Việt Nam trước BLHS 1985
“Cờ bạc” là một hiện tượng xuất hiện rất sớm trong xã hội loài người nói chung và ở xã hội Việt Nam nói riêng. Dưới chế độ phong kiến Việt Nam, vấn đề “cờ bạc” đã được đề cập đến trong các Bộ luật lớn như Quốc triều hình luật triều Lê, Luật Gia Long triều Nguyễn ở góc độ giữ gìn trật tự nho giáo phong kiến. Tuy nhiên, đến chế độ cũ, các tệ nạn “cờ bạc” như đánh chắn, tổ tôm, cua cá, ba cây, xóc đĩa, đỏ đen, tam cúc,… đã xảy ra phổ biến ở cả các vùng, các khu vực nông thôn và thành thị, các sòng bạc được cấp giấy phép hoạt động công khai để thu lợi nhuận cho chính quyền.
Cách mạng Tháng 8/1945 đưa nước ta trở lại vị thế một quốc gia độc lập, có chủ quyền, ghi danh trên bản đồ thế giới. Tuy vậy, không lâu sau, thực dân Pháp trở mặt, quyết tâm biến nước ta trở lại kiếp nô lệ buộc toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta phải bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ. Không chỉ tấn công quân sự, âm mưu nham hiểm của thực dân Pháp và bọn tay sai còn muốn lợi dụng “cờ bạc”để phá hoại, đầu độc, bóc lột tiền của, làm cho dân ta xao lãng nhiệm vụ cách mạng. Trong hoàn cảnh đặc biệt đó, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà sử dụng luật hình sự như một công cụ sắc bén và hiệu quả để ngăn chặn các phần tử phản động thực hiện các mục tiêu nói trên. Văn bản pháp luật hình sự đầu tiên qui định về các tội “cờ bạc” – Sắc lệnh số 168/SL ngày 14/4/1948 – đã thể hiện đường lối xử lý cứng rắn, thái độ nghiêm khắc của Nhà nước ta đối với các tội phạm này.
Theo Sắc lệnh số 168/SL, các hành vi “cờ bạc” được cụ thể dưới các dạng sau:
* Hành vi đánh bạc bao gồm “tất cả các trò chơi cờ bạc, dù là có tính chất may rủi hay là có thể dùng trí khôn để tính nước, mà được thua bằng tiền” (Điều 1). Ngoài ra “những cuộc đánh đố nhau bằng tiền, những cuộc xổ số bằng tiền hay bằng đồ mà không có nhà chức trách có thẩm quyền cho phép trước” cũng bị xử lý như tội “đánh bạc” (đoạn 2)
* Hành vi tổ chức đánh bạc: tổ chức một cuộc đánh bài, đánh bạc, một trò chơi đã được nêu trên không phụ thuộc vào địa điểm thực hiện hành vi (Điều 2).
* Hành vi của người chủ nhà vì tình cảm cho đánh bài, đánh bạc trong nhà mình không phụ thuộc vào việc có thu lợi hay không.
* Hành vi của những người giúp người khác tổ chức những cuộc chơi nói trên, những người quản trị, người lấy hồ, người làm cái, những người làm công khác giúp trực tiếp vào cuộc chơi, hành vi bày bán, tàng trữ, lưu hành các khí cụ chuyên dùng để đánh bạc.
Có thể nhận thấy qua qui định của Sắc lệnh, phạm vi chủ thể có thể bị xử lý về các tội phạm này rất rộng , không chỉ bao gồm những người có hành vi “đánh bạc”, “tổ chức đánh bạc” hay “gá bạc”, mà bao gồm cả những người đồng phạm khác. Đây là thái độ nghiêm khắc cần thiết trong hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ. Tuy vậy, bên cạnh đó cũng phải thấy rằng kĩ thuật lập pháp chưa cao là một nhược điểm của Sắc lệnh. Các dấu hiệu cơ bản cấu thành nhóm tội phạm về “cờ bạc” chưa được mô tả rõ mà mới chỉ dừng lại ở mức liệt kê, chưa giải thích thế nào là hành vi tổ chức (trong “tổ chức đánh bạc”).
Sau khi được ban hành, Sắc lệnh trở thành cơ sở pháp lý quan trọng cho công cuộc đấu tranh phòng chống tệ nạn “cờ bạc”. Mặc dù vậy, sau ngày miền Bắc được giải phóng, đặc biệt khi công cuộc cải tạo XHCN đã căn bản được hoàn thành, xã hội có những biến đổi sâu sắc, vấn đề ngăn chặn bàn tay của địch và những phần tử bóc lột, sử dụng vấn nạn “cờ bạc” để chống phá không còn được đặt ra nữa. Do vậy, Sắc lệnh 168/SL không còn thực sự phù hợp.
Nhằm khắc phục tình trạng này, nhà nước đã ban hành một số văn bản hướng dẫn theo hướng hoàn thiện các qui định về tội phạm “cờ bạc” trong hoàn cảnh mới. Đó là:
Thông tư 301/VHH-HS ra ngày 14/01/1957 có xu hướng thu hẹp phạm vi các đối tượng bị xử lý hình sự. Theo đó, chỉ các đối tượng “tổ chức đánh bạc” hoặc “gá bạc”, những “con bạc” chuyên sống bằng nghề “cờ bạc” hoặc đã được cảnh cáo rồi mà vẫn tiếp tục chơi, coi thường pháp luật mới bị truy tố.
Tiếp theo đó, ngày 08/01/1968, Toà án nhân dân Tối cao đưa ra Bản tổng kết số 9/NCPL chỉ ra giới hạn giữa những hành vi cần thiết phải xử lý về hình sự và những hành vi không cần thiết phải xử lý về hình sự. Một trong những nội dung của bản báo cáo nêu ra khái niệm sơ lược về các hành vi “cờ bạc” như sau: Hành vi “đánh bạc” là hành vi chơi có được thua bằng tiền mặt hay không dùng tiền mặt nhưng thanh toán với nhau bằng tiền; hành vi “tổ chức, chứa gá cờ bạc” là gây ra vụ đánh bạc, lôi cuốn người khác vào vòng phạm pháp để vụ lợi. Từ đó, Báo cáo chỉ ra ranh giới giữa cần thiết và không cần thiết xử lý hình sự: Đối với hành vi “đánh bạc”, phải có động cơ, mục đích sát phạt nhau, có được thua đáng kể hay tương đối đáng kể thì mới cần thiết xử lý về mặt hình sự, vì khi đó tính chất hành vi ăn bám, bóc lột lẫn nhau, trái với chế độ xã hội chủ nghĩa mới rõ nét và tính chất nguy hiểm cho xã hội mới đáng chú ý. Đối với các hành vi “tổ chức, chứa gá cờ bạc” nhưng không thuộc những trường hợp có động cơ trục lợi, thu hồ, chia hồ, không nguy hiểm đáng kể cho xã hội, cũng không cần thiết phải xử lý về mặt hình sự. Đây là những trường hợp chủ nhà vì nể nang tình cảm bạn bè, bà con mà một vài lần cho người khác “đánh bạc” hoặc “tổ chức đánh bạc” trong nhà mình nhưng chỉ là để tạo cơ hội cùng tham gia, thoả mãn máu cờ bạc của bản thân, (trường hợp này chỉ xử lý về hành vi “đánh bạc”, còn hành vi “tổ chức, chứa gá” chỉ để đánh giá lượng hình). Ngoài ra, văn bản này cũng qui định chỉ xử lý vi cảnh đối với những hành vi “cờ bạc” mang tính nhỏ nhặt.
Tuy nội hàm chưa thể bao quát hết các “dạng thức” của “đánh bạc”, “tổ chức đánh bạc” và “gá bạc”, nhưng một điểm tiến bộ quan trọng là các khái niệm được đưa ra ở đây đã chuyển từ việc chỉ liệt kê các hình thức biểu hiện của hành vi sang mô tả các hành vi một cách khái quát (mặc dù “tổ chức đánh bạc”, “gá bạc” mới dừng ở mức độ mô tả rất chung chung).
Trong cùng giai đoạn, ở miền Nam, Hội đồng Chính phủ cách mạng lâm thời ban hành Sắc luật số 03-SL/76 ngày 15/3/1976, qui định các tội phạm và hình phạt. Mặc dù vào thời điểm này, miền Nam đã hoàn toàn giải phóng, trật tự cách mạng đã được thiết lập, tình hình trị an xã hội đã có những chuyển biến bước đầu tốt, nhưng vẫn còn khá phức tạp. Nhiều loại tội phạm, bao gồm cả tội phạm về “cờ bạc” vẫn xảy ra nhiều, gây khó khăn cho công tác quản lý xã hội. Do vậy, Sắc lệnh này cũng thể hiện thái độ nghiêm khắc của Nhà nước đối với tội phạm nói chung và tội phạm trong nhóm “cờ bạc” nói riêng.
Qua nghiên cứu Sắc lệnh 168/SL, Sắc luật 03-SL/76 và các văn bản hướng dẫn xử lý các tội “cờ bạc” được áp dụng trước thời điểm khi BLHS 1985 được ban hành, có thể thấy:
- Ngay tại các thời kỳ này, Nhà nước ta đã xác định các hành vi “cờ bạc” là những hành vi có tính nguy hiểm đáng kể xâm hại tới trật tự an toàn xã hội Đồng thời quá trình lập pháp đã có những tiến bộ nổi bật, tuy còn rất sơ đẳng nhưng đã nêu ra những khái niệm về các tội “cờ bạc”, xác định rõ phạm vi những trường hợp, những đối tượng bị xử lý về hình sự.
- Do phần lớn được ban hành trong chiến tranh, cũng là giai đoạn đầu trong lịch sử lập pháp của nhà nước ta nên các văn bản qui phạm pháp luật này còn có nhiều hạn chế trong nội dung, kĩ thuật xây dựng và ban hành. Điều này thể hiện rõ ở việc khái niệm về tội phạm chủ yếu mang tính liệt kê, chưa phân định rõ giữa các hành vi trong nhóm “cờ bạc”, nội dung qui định còn rất sơ lược. Hình thành nên từ kết quả của hoạt động pháp điển, BLHS 1985 là đạo luật hình sự đầu tiên của nước ta, trong đó qui định tất cả các vấn đề về tội phạm và hình phạt, nó thay thế cho toàn bộ các văn bản pháp luật đã áp dụng trước đó. Theo đó, các tội về “cờ bạc” được nhà làm luật “bó gọn” chỉ trong một Điều luật duy nhất (Điều 200 ): 2. Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ, đến một năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Phạm tội trong trường hợp tái phạm nguy hiểm thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.” Một điểm đáng chú ý, mặc dù xác định ba tội danh “đánh bạc”, “tổ chức đánh bạc” và “gá bạc” nhưng BLHS 1985 lại đặt chúng trong một điều luật duy nhất. Cách qui định này khiến cho Điều 200, bên cạnh việc thể hiện được những tiến bộ về kĩ thuật lập pháp, nhưng cũng bộc lộ những hạn chế cần khắc phục. Bởi lẽ, tuy Điều luật đã phân định rõ rệt tội “đánh bạc” với “tổ chức đánh bạc” và “gá bạc” khi qui định chúng ở hai khung hình phạt khác nhau với từng chế tài cụ thể riêng biệt nhưng, các dấu hiệu cấu thành tội “đánh bạc” gần như không có điểm chung với các dấu hiệu cấu thành tội “tổ chức đánh bạc” và “gá bạc”. Do vậy, việc qui định ba tội này trong cùng một Điều luật chưa đảm bảo được tính khoa học, chưa thể hiện sự phân hoá cao về trách nhiệm hình sự. Với những bước tiến trong kĩ thuật lập pháp về các tội “cờ bạc”, BLHS 1985 đã góp phần quan trọng vào công tác đấu tranh phòng chống với các loại tội phạm này trong suốt gần 15 năm có hiệu lực thi hành. Mặc dù vậy, những qui định đó do cách qui định quá khái quát, gọn nhẹ, đã chưa thể hiện hết được các nội dung cần thiết, tạo nên vướng mắc cho các chủ thể áp dụng pháp luật. Đây chính là những điểm chưa hợp lý và được nhà làm luật bổ sung, sửa đổi theo hướng hoàn thiện hơn ở BLHS 1999. BLHS 1999 qui định các tội phạm về “cờ bạc” trong hai điều luật:“1. Người nào đánh bạc dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật có giá trị lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi qui định tại Điều này và Điều 249 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.a) Có tính chất chuyên nghiệp;c) Tái phạm nguy hiểm.Điều 249:2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:b) Thu lợi bất chính lớn, rất lớn hoặc đặc biệt lớn;3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”Đến BLHS 1999 được sửa đổi năm 2009 các tội phạm này một lần nữa được qui định chặt chẽ, cụ thể và dễ hiểu hơn. Khoản 1 Điều 248 thêm “trái phép” vào cụm từ “đánh bạc dưới bất kỳ hình thức nào” và định lượng cụ thể “quy mô lớn” là “từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng”, đồng thời bỏ đi dấu hiệu “đã bị xử phạt hành chính…”. Khoản 2 Điều này cũng định lượng cụ thể “có giá trị lớn hoặc đặc biệt lớn” thành “có giá trị từ năm mươi triệu đồng trở lên”:2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:b) Tiền hoặc hiện vật dùng đề đánh bạc có giá trị từ năm mươi triệu đồng trờ lên; Khoản 1 Điều 249 thêm cụm từ “trái phép” vào sau cụm từ “tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc”: Kết hợp với các kết luận đã rút ra khi tìm hiểu tội “tổ chức đánh bạc” thông qua nhóm các tội về “cờ bạc” trong các giai đoạn lịch sử lập pháp hình sự của Nhà nước ta, có thể đưa ra khái niệm về tội phạm này như sau: 1.2. Dấu hiệu pháp lý tội “tổ chức đánh bạc” Trong thực tế, hành vi phạm tội của một loại tội phạm cụ thể với các trường hợp khác nhau luôn có những điểm khác nhau ở bốn yếu tố cấu thành tội phạm. Tuy vậy, trong tất cả các trường hợp đó, chúng đều có những nội dung biểu hiện giống nhau mang tính đặc trưng và quyết định đến tính nguy hiểm của loại tội phạm cụ thể này. Bằng cách khái quát hoá các nội dung biểu hiện giống nhau của bốn yếu tố đối với mỗi loại tội phạm thành các dấu hiệu đặc trưng, nhà làm luật đã thực hiện việc mô tả tội phạm và ghi nhận sự mô tả đó trong cấu thành tội phạm về loại tội tương ứng. Hay nói cách khác, cấu thành tội phạm là hình thức phản ánh tội phạm trong luật qua các dấu hiệu thuộc bốn yếu tố có tính chất đặc trưng, thể hiện được đầy đủ nội dung chính trị – xã hội của tội phạm. Dưới đây, chúng tôi đi vào nghiên cứu những dấu hiệu đặc trưng này (dấu hiệu pháp lý) của tội “tổ chức đánh bạc” ở lần lượt từng yếu tố cấu thành.Con người khi thực hiện bất kỳ một hoạt động nào cũng luôn hướng tới một hay nhiều khách thể nhất định. Tuy vậy, khách thể đó luôn nằm bên ngoài và tồn tại độc lập với ý thức của chính chủ thể thực hiện hoạt động. Hành vi phạm tội nhằm tới khách thể là các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ, nhưng, khác với những hoạt động bình thường của con người, chủ thể tội phạm thực hiện hành vi phạm tội không phải để cải biến mà gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại cho những quan hệ này. Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, dưới đây chúng tôi chỉ xem xét tới khách thể của tội phạm (dưới đây viết tắt là khách thể). Phân tích cụ thể hơn, trật tự xã hội bao gồm hai bộ phận: các thiết chế cấu thành và quan hệ giữa các thiết chế này (thứ bậc, sự tác động qua lại giữa các thiết chế). Trạng thái ổn định của xã hội có được dựa trên sự ổn định của các thiết chế xét cả về mặt biểu hiện vật chất của nó và cả việc phải đặt chúng trong sự ổn định của các mối quan hệ . Tuy vậy, xét cho cùng, việc đảm bảo không bị tổn hại vật chất của các thiết chế cũng nhằm tới việc giữ cho chúng có thể hoạt động bình thường, đảm bảo thực hiện được những chức năng cần thiết; hay nói cách khác, chính là hướng đến sự ổn định các mối quan hệ, bộ phận thứ hai chúng tôi nói ở trên. Trong khoa học pháp lý và dưới góc độ nghiên cứu, khách thể trực tiếp của một loại tội phạm cụ thể, ta cần xem xét trật tự xã hội ở khía cạnh là một quan hệ cụ thể được luật hình sự bảo vệ, bị hành vi phạm tội xâm hại. Khi đó, khái niệm trật tự xã hội cần được chú trọng hơn về những mối quan hệ giữa các thiết chế. Điều đó có nghĩa, ở đây, ta sẽ xem xét khái niệm này trong một phạm vi hẹp hơn so với cách hiểu chung. Theo đó, trật tự xã hội với tư cách là khách thể trực tiếp bị tội phạm “tổ chức đánh bạc” xâm hại đến, là những qui tắc bắt buộc phải tuân theo để bảo vệ lợi ích chung của xã hội, thể hiện toàn bộ những yêu cầu cơ bản của xã hội về các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội,… Đối với một số quan hệ xã hội nhất định, hành vi tác động chỉ có thể xâm hại chúng thông qua việc làm biến đổi tình trạng bình thường của con người, chủ thể quan hệ xã hội đó (quan hệ nhân thân đối với các tội phạm qui định tại chương XII BLHS 1999) hoặc lại nhằm làm biến đổi tình trạng bình thường của những đối tượng vật chất (đối với các tội phạm xâm phạm quan hệ sở hữu). Với tội phạm “tổ chức đánh bạc” việc xâm hại được thực hiện thông qua phương thức thứ ba: tác động làm biến dạng xử sự của chủ thể (tác động tới hoạt động bình thường của con người, nội dung của quan hệ xã hội): Hành vi tổ chức đánh bạc cản trở hoạt động bình thường này của chủ thể. Người phạm tội bằng hành vi của mình đã làm “biến dạng” xử sự của một chủ thể khác (chủ thể bị tác động). Theo đó, chủ thể bị tác động đã không lựa chọn xử sự đúng đắn, đáp ứng yêu cầu của xã hội đáng ra họ sẽ lựa chọn, mà lựa chọn hình thức xử sự trái với những yêu cầu này. Khi đó, những qui tắc bắt buộc phải tuân theo để bảo vệ lợi ích chung của xã hội không còn được đảm bảo, trật tự xã hội bị xâm phạm. Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan gồm hành vi nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả và các dấu hiệu khác như: Thủ đoạn, phương tiện, thời gian, địa điểm, hoàn cảnh phạm tội… các biểu hiện này cấu thành nên một chỉnh thể chung, được gọi là mặt khách quan của tội phạm. Nghiên cứu mặt khách quan có ý nghĩa quan trọng trong việc phân biệt từng tội phạm cụ thể trên cơ sở các dấu hiệu cơ bản và điển hình nhất được quy định trong luật với tư cách là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm.Trong khoa học pháp lý hình sự, hành vi được hiểu là các biểu hiện của con người ra bên ngoài thế giới khách quan nhằm đạt được những mục đích có chủ định và mong muốn.+ Loại thứ nhất: Các biểu hiện mà mặt thực tế của nó được ý thức và ý chí của chủ thể kiểm soát và điều khiển, đây là hành vi được xem xét trong luật hình sự, là cơ sở để từ đó xem xét tới vấn đề lỗi, xác định trách nhiệm hình sự đối với cá nhân chủ thể.Hành vi khách quan của tội “tổ chức đánh bạc” là hành vi chủ mưu, rủ rê, lôi kéo, kích động người khác tham gia đánh bạc (dùng tiền hay các lợi ích vật chất khác để giải quyết việc được thua trong các trò chơi). Các hành vi này đều có tính tích cực, chủ động cao do vậy đòi hỏi bắt buộc chủ thể thực hiện phải luôn ý thức được và dùng ý chí kiểm soát, điều khiển mặt thực tế của hành vi. Cụ thể: Hành vi lôi kéo: là hành vi dùng mọi phương cách để làm cho người khác nghe theo, tin theo các lý lẽ đưa ra, từ đó mà tham gia đánh bạc. Nếu đi sâu về mặt ngữ nghĩa tiếng Việt, hai hành vi rủ rê và lôi kéo tất yếu tồn tại các điểm khác biệt. Trong hai hành vi này, rủ rê phần nào thể hiện tính chủ động cao hơn của người phạm tội so với lôi kéo. Tuy vậy, đặt chúng trong mục đích mô tả hành vi khách quan của cấu thành tội “tổ chức đánh bạc” thì việc phân biệt chúng chỉ mang một ý nghĩa tương đối. Điều này phù hợp với thực tế là muốn xác định rạch ròi một hành vi là rủ rê hay lôi kéo trong nhiều trường hợp rất khó. Bên cạnh đó mức độ nguy hiểm của hai dạng hành vi là khá tương đồng, do đó nhà làm luật đã không thực hiện việc phân hoá trách nhiệm hình sự cho tới từng hành vi này, và vì vậy các biểu hiện có các dấu hiệu được mô tả như trên được xếp vào hành vi rủ rê, lôi kéo mà không cần chỉ cụ thể nó thuộc loại nào (rủ rê hay lôi kéo). Cần phân biệt ở mức độ nhất định giữa hành vi rủ rê, lôi kéo và hành vi kích động tuy rằng trong Điều 249, nhà làm luật không mô tả cụ thể tách biệt ra các dạng hành vi này. ở rủ rê, lôi kéo, người phạm tội là tác giả tinh thần của hành vi đánh bạc mà chủ thể bị tác động thực hiện. Trước khi bị rủ rê, lôi kéo, chủ thể bị tác động không có ý định tham gia đánh bạc, người phạm tội là người đưa ra ý định đó và sử dụng các phương cách, lý lẽ nhằm thuyết phục đối tượng tham gia. ở kích động, chủ thể bị tác động có thể có hoặc không có ý định tham gia, nghĩa là người phạm tội có thể là tác giả tinh thần của hành vi “đánh bạc” hoặc cũng có thể chỉ đóng vai trò thúc đẩy đối tượng quyết định tham gia vụ đánh bạc. Tuy cùng tác động tới yếu tố tâm lý tinh thần song ở rủ rê, lôi kéo người phạm tội nhằm đến lí trí chủ thể muốn tác động, bằng cách sử dụng các lý lẽ thuyết phục làm cho người này tin rằng đó là xử sự phù hợp, còn với kích động, yếu tố mà người phạm tội hướng tới nhằm đạt được mục đích là cảm xúc của đối tượng bị tác động. Hành vi thường gặp thứ tư là chủ mưu: Theo cách giải nghĩa của giáo sư Nguyễn Lân trong Từ điển Từ và ngữ Tiếng Việt: chủ là cốt yếu, mưu là mưu kế, chủ mưu có nghĩa là hành vi của kẻ đóng vai trò chính sắp đặt mưu kế từ trước nhằm thực hiện một hành vi không tốt. Xuất phát từ nghĩa gốc thông dụng của từ này, trong khoa học luật hình sự, chủ mưu được hiểu là hành vi của người phạm tội đề ra âm mưu, cách thức hoạt động, thực hiện (và do đó mà người này đóng vai trò chính yếu) trong vụ phạm pháp mà cụ thể ở đây là vụ đánh bạc. Theo bản án số 150/2006/HSPT của Toà án nhân dân Tỉnh PT ngày 14/04/2006: Trong vụ án này Đỗ Tiến N đóng vai trò kẻ chủ mưu, không chỉ tổ chức cho các đối tượng tham gia đánh bạc thường xuyên, thu tiền hồ của các chủ gà tham gia, mà còn thực hiện hành vi kinh doanh “dịch vụ kèm theo”, vừa tạo thuận tiện cho các con bạc tham gia, vừa thu lợi thêm cho cá nhân. Hành vi của N một mặt là yếu tố chính yếu tạo nên vụ đánh bạc, mặt khác cũng thể hiện mục đích, thái độ muốn thu lại lợi nhuận tối đa qua việc tổ chức sới bạc. Các hành vi đó đã gây mất trật tự an ninh địa bàn, sử dụng sai mục đích đất phòng chống thiên tai, lôi cuốn một lượng không nhỏ người dân tham gia cùng với tiền bạc, của cải, lôi kéo các đối tượng khác cùng thực hiện hành vi phạm pháp (tổ chức đánh bạc), gây nguy hại cho xã hội. Do vậy trách nhiệm hình sự với N sẽ cao hơn so với các trường hợp tổ chức đánh bạc khác.Ngoài hành vi khách quan, mặt khách quan còn bao gồm các yếu tố như hậu quả, hoàn cảnh và thời gian phạm tội, thủ đoạn phạm tội,… Tuy vậy, đối với tội “tổ chức đánh bạc”, các dấu hiệu trên đều không mang tính bắt buộc trong cấu thành cơ bản (cấu thành tội phạm của tội “tổ chức đánh bạc” là cấu thành hình thức, không đòi hỏi dấu hiệu hậu quả khi định tội, yếu tố này và các yếu tố khác còn lại trong mặt khách quan chỉ mang ý nghĩa làm tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi định khung, quyết định hình phạt). Các qui định vốn sinh ra từ thực tiễn, tuy có khả năng vượt trước, mang tính dự báo nhưng nhất thiết phải được thực tiễn kiểm chứng, phải quay trở lại phục vụ cho thực tiễn. Do vậy, khi nghiên cứu về tội “tổ chức đánh bạc”, chúng tôi thấy cần thiết phải xuất phát và đối chiếu các qui định của luật với thực tiễn diễn biến loại tội phạm này trong cuộc sống. Trên thực tế, chúng đã và đang diễn ra với các biểu hiện của mặt khách quan hết sức đa dạng, phức tạp: “Tổ chức đánh bạc” bằng xóc đĩa: đây là hình thức tổ chức đánh bạc cổ điển tập trung ở một số con bạc lớn tuổi, đối tượng đánh bạc chuyên nghiệp. Những sới bạc tổ chức theo hình thức này hoạt động có tổ chức chặt chẽ, mang tính chất chuyên nghiệp, địa điểm kín đáo, thường có những đối tượng bảo vệ, cảnh giới, số lượng người tham gia thường đông, tài sản dùng để đánh bạc rất lớn. Hình thức này trên thực tế luôn thể hiện được tính tổ chức cao của các đối tượng. “Tổ chức đánh bạc” thông qu việc lợi dụng kết quả xổ số kiến thiết (lô đề): loại hình thức này diễn ra trên diện rộng, số lượng tham gia đông đảo, hoạt động tinh vi, thậm chí xảo quyệt, có nhiều thủ đoạn để che giấu các cơ quan chức năng. ở hình thức đánh bạc bằng số đề, đối tượng tổ chức lợi dụng hai số cuối của giải đặc biệt xổ số kiến thiết mở thưởng hàng ngày để trả gấp 70 đến 75 lần giá trị con số mua trúng. Hình thức này thu hút được đông đảo các đối tượng tham gia, diễn biến phức tạp trên phạm vi khắp cả nước. – Về thời gian, địa điểm xảy ra các vụ tổ chức đánh bạc: Đối với đối tượng nhàn rỗi về thời gian, không có công ăn việc làm hoặc các đối tượng có nhiều tiền do hành vi phạm tội khác như buôn lậu, mua bán trái phép chất ma tuý, tham nhũng công quỹ của nhà nước,… chúng có thể thức thâu đêm suốt sáng để đánh bạc, có thể ngồi trên chiếu bạc từ ngày này sang ngày khác. Đối với đối tượng đánh bạc chuyên nghiệp thì thời gian không giới hạn, miễn là có thời cơ, gặp dịp hoặc có sự bố trí là chúng thực hiện ngay. Các đối tượng “tổ chức đánh bạc” dưới hình thức cá cược bóng đá thì hoạt động phổ biến khi có các giải bóng đá diễn ra, đặc biệt là các giải bóng đá của những quốc gia có nền bóng đá phát triển như ngoại hạng Anh, vô địch quốc gia Tây Ban Nha, cúp C1, giải bóng đá thế giới,… – Về thủ đoạn tổ chức: Sau khi chuẩn bị các điều kiện cần thiết, các đối tượng chuyên nghiệp bố trí người canh gác, bảo vệ, lôi kéo, dụ dỗ các đối tượng khác tham gia đánh bạc. Một số đối tượng chủ yếu dùng các thủ đoạn gian dối, có tổ chức chuẩn bị kĩ lưỡng trước khi đánh bạc như đặt camera, điện thoại di động,…để thông tin ám tín hiệu giữa các đối tượng cùng hội, trong quá trình đánh bạc, có đối tượng còn sử dụng các loại bát đĩa riêng để dễ dàng quan sát, lừa bịp trong khi đánh bạc (đây là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, không phải “đánh bạc” hay “tổ chức đánh bạc” mà chúng tôi sẽ phân biệt ở chương sau). 1.2.3. Chủ thể của tội phạm * Chỉ người từ đủ 16 tuổi trở lên mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “tổ chức đánh bạc” theo khoản 1 điều 249 BLHS. Vì khoản 1 điều này là tội phạm nghiêm trọng, mà căn cứ quy định tại điều 12 BLHS thì người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạn rất nghiêm trọng do cố ý và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Những người này tuy đã đáp ứng được điều kiện về độ tuổi theo qui định của luật hình sự nhưng cũng chỉ bị xem xét trách nhiệm hình sự nếu họ có năng lực trách nhiệm hình sự. Nghĩa là họ phải có khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi đồng thời cũng có khả năng điều khiển được hành vi phù hợp với đòi hỏi của xã hội tại thời điểm họ thực hiện hành vi đó. Hành vi “tổ chức” luôn đòi hỏi người thực hiện nó nhận thức và kiểm soát ở mức độ cao hành vi của mình. Không những người tổ chức nhận thức được rõ tính nguy hại cho xã hội của hành vi mình thực hiện biểu hiện ở thái độ và hành vi che giấu mà để lôi kéo, tổ chức cho các đối tượng đánh bạc họ còn phải sử dụng các phương cách từ tác động bằng lời lẽ thuyết phục, đánh vào lòng tham, máu cờ bạc đến việc chuẩn bị địa điểm, dụng cụ, các điều kiện thuận lợi để thúc đẩy đối tượng tham gia. Điều này chỉ có thể thực hiện được khi người “tổ chức đánh bạc” phải kiểm soát được hành vi thực tế của mình. Thực tiễn tố tụng về tội danh này cũng chứng minh rằng chưa có trường hợp mà một người không nhận thức được hoặc ý chí không có khả năng kiểm soát hành vi của mình mà lại thực hiện hành vi “tổ chức đánh bạc”. Về giới tính, đối tượng “tổ chức đánh bạc” chủ yếu là nam giới. Tuy nhiên trong những năm gần đây tỷ lệ nữ phạm tội này đang có xu hướng gia tăng. Các đối tượng này thường tổ chức cầm đồ, cho vay nặng lãi, thậm chí cả các “dịch vụ kèm theo” cho các con bạc. Về thành phần, đối tượng phạm tội “tổ chức đánh bạc” rất phức tạp, từ những đối tượng không nghề nghiệp đến các đối tượng giữ các chức vụ cao trong các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội. Số đối tượng không nghề nghiệp, việc làm thiếu ổn định hoặc làm nghề lao động tự do tương đối cao, bởi họ không bị ràng buộc về thời gian cũng như không bị tác động bởi sự quản lý của tổ chức, cá nhân hay tổ chức xã hội nào. Mặt khác, trong đó nhiều đối tượng từng có tiền án, tiền sự về các tội “cờ bạc” và thường là những đối tượng “đánh bạc”, “tổ chức đánh bạc” chuyên nghiệp với kinh nghiệm, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt để hoạt động và che giấu tội phạm. Mặt chủ quan của tội phạm được hiểu là đặc điểm tâm lý bên trong của cách xử sự có tính chất tội phạm xâm hại đến khách thể được luật hình sự bảo vệ, nó chính là thái độ tâm lý của chủ thể được thể hiện dưới dạng cố ý hoặc vô ý đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm. Người phạm tội “tổ chức đánh bạc” thực hiện hành vi phạm tội của mình do cố ý (lỗi cố ý trực tiếp), tức là nhận thức rõ hành vi thực hiện là nguy hiểm cho xã hội và bị pháp luật cấm, thấy trước hậu quả của hành vi tổ chức đánh bạc nhưng vẫn thực hiện và vẫn mong muốn hậu quả đó xẩy ra. Động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội cố ý được gọi là động cơ phạm tội. Trong các vụ án “tổ chức đánh bạc”, điều thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi thường là các lợi ích vật chất có được thông qua việc tổ chức cho các con bạc sát phạt nhau (trường hợp xuất phát từ nhu cầu thoả mãn “máu cờ bạc”, tổ chức để bản thân được tham gia không xét xử về tội “tổ chức đánh bạc”, vấn đề này sẽ được chúng tôi đề cập tới ở chương sau). Động cơ này không có ý nghĩa quyết định đến tính chất nguy hiểm của tội phạm, do đó không được qui định là dấu hiệu đặc trưng trong cấu thành của tội tổ chức đánh bạc. Tuy vậy, nó vẫn có thể làm thay đổi mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và có ý nghĩa trong quyết định hình phạt. Ở đây, cần phân biệt giữa mục đích phạm tội và hậu quả của tội “tổ chức đánh bạc”. Mục đích của chủ thể khi thực hiện hành vi phạm tội và hậu quả của tội đều là hành vi đánh bạc của những người được chủ thể tác động tới. Tuy vậy, mục đích được người phạm tội đặt ra trước khi thực hiện hành vi, còn hậu quả chỉ có thể xuất hiện và tồn tại một khi hành vi đã hoặc đang được diễn ra trên thực tế. Mục đích thuộc về mặt chủ quan, tồn tại bên trong ý thức của con người, còn hậu quả thuộc về mặt khách quan, tồn tại bên ngoài và độc lập với ý thức chủ thể, tuy rằng nó chính là kết quả của việc hiện thực hoá mục đích phạm tội ra bên ngoài thông qua hành vi tổ chức đánh bạc. Do là ý định đặt ra để nhằm tới thực hiện trên thực tế nên mục đích trong nhiều trường hợp không hoàn toàn trùng khớp với hậu quả xảy ra trên thực tế (không thực hiện được đầy đủ, sự việc thực tế diễn ra vượt quá mong muốn ban đầu). Chúng ta có thể xem xét một trường hợp sau để chứng minh cho các phân tích trên: Ở đây, qua việc Trần Nam H bố trí cho T canh gác đã thể hiện rằng H nhận thức rõ sự nguy hại và tính trái pháp luật của hành vi mà mình thực hiện, nhận thức rõ hậu quả là vụ “đánh bạc” xảy ra sẽ gây ảnh hưởng tới trật tự trị an, nên đã có ý thức bố trí địa điểm kín đáo, có canh gác nhằm che giấu hành vi và nếu bị phát hiện sẽ tiêu huỷ vật chứng để chối tội (H thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp). Động cơ của H khi thực hiện hành vi là thu lợi bất chính từ việc “tổ chức đánh bạc”, mục đích cụ thể là hướng tới việc tạo lập nên vụ “đánh bạc” của các đối tượng. Có thể thấy ở đây, mục đích đặt ra không hoàn toàn trùng khớp với hậu quả xảy ra trên thực tế. Hậu quả các con bạc tham gia nhiều hơn dự kiến đã vượt quá mục đích đặt ra ban đầu của H. Nó làm gia tăng tính nguy hiểm của hành vi và mang lại hậu quả pháp lý trách nhiệm hình sự cao hơn cho người phạm tội (H). Thứ nhất: “Tổ chức đánh bạc với quy mô lớn”. Trong cỏch qui định cấu thành tội phạm của luật hỡnh sự Việt Nam, quy mụ của hành vi cú thể được thể hiện bằng một định lượng cụ thể (trong một số tội phạm về sở hữu: dấu hiệu 2.000.000 đồng) hoặc được thể hiện một cỏch khỏi quỏt. Với cấu thành tội tổ chức đỏnh bạc cỏch thứ hai được sử dụng: cụm từ “quy mụ lớn”. Việc điều luật khụng định ra một số lượng cụ thể như vậy đũi hỏi phải cú sự giải thớch, hướng dẫn cụ thể trong cỏc văn bản dưới luật.* Tổ chức đỏnh bạc trong cựng một lỳc cho từ mười người đỏnh bạc trở lờn hoặc cho từ hai chiếu bạc trở lờn.* Tổng số tiền hoặc hiện vật dựng để đỏnh bạc trong cựng một lỳc cú giỏ trị từ mười triệu đồng trở lờn.* Tiền hoặc hiện vật dùng để đánh bạc thu giữ được trực tiếp tại chiếu bạc.* Tiền hoặc hiện vật thu giữ ở những nơi khác mà có đủ căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng để đánh bạc. Bùi Quang Hưng đã có hành vi “tổ chức đánh bạc” dưới hình thức cá độ bóng đá. Hưng đóng vai trò nhận tiền đặt cược của các con bạc chuyển cho Hiếu, sau đó Hiếu đưa vào mạng cá độ bóng đá quốc tế. Đến tháng 9/2005 Hiếu cho Hưng mạng cá độ bóng đá 789 Y.net với Username MVT 28003, password 333, hướng dẫn Hưng cách truy cập mạng Internet vào trang đặt cá độ bóng đá đặt độ, tiền cược để Hưng nhận tiền độ của các con bạc ngay tại nhà rồi chuyển cho Hiếu. Từ tháng 9/2005 đến tháng 12/2005 Hưng nhiều lần nhận độ tiền đặt cược của Bùi Tiến Dũng, Hoa, Tiến, Bắc với số tiền từ 1.5000 USD đến 100.000 USD/lần, rồi chuyển cho Hiếu. Thứ hai: đã bị xử phạt hành chính về hành vi “đánh bạc”, “tổ chức đánh bạc” hoặc “gá bạc”. Khi hành vi “tổ chức đánh bạc” thoả mãn dấu hiệu này, thì mặc dù không được thực hiện với “quy mô lớn” nó vẫn có thể được coi là tội phạm và bị xử lý theo pháp luật hình sự mà không còn được coi là vi phạm hành chính, xử lý theo pháp luật hành chính. Khoảng 15 giờ ngày 26/9/2005 tại khu vực bãi đất trống bờ sông, Công an thành phố VT phát hiện bắt quả tang một chiếu bạc dưới hình thức sóc đĩa được thua bằng tiền gồm 9 đối tượng, trong đó Nghiêm Đình H là đối tượng đã có hành vi tụ tập, tổ chức đánh bạc. Bản thân H vào ngày 11/04/2005 đã bị Công an phường Vân Cơ xử phạt hành chính về hành vi đánh bạc. Như vậy, cho tới ngày 26/4/2005 khoảng thời gian là chưa đủ để H được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính. Do đó, hành vi sau của H mang tính chất “tái phạm” về nhóm các hành vi “cờ bạc”. Tuy đã bị răn đe và giáo dục bởi chế tài hành chính mới trong một khoảng thời gian ngắn trước đó nhưng H vẫn lặp lại việc thực hiện “hành vi cờ bạc”, mà cụ thể ở đây là hành vi tổ chức đánh bạc. Hành vi tổ chức đánh bạc tuy không phản ánh tính tái phạm bản thân nó nhưng vẫn thể hiện tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội cao hơn so với hành vi đánh bạc mà H đã thực hiện trước đó: sau khi chấp hành chế tài hành chính cũ H đã không chỉ thực hiện lại mà còn thực hiện hành vi mới có tính nguy hại cao hơn cho xã hội. Tương ứng với việc tính chất và mức độ nguy hiểm được nâng lên do yếu tố “tái phạm” và như vậy chế tài hành chính trước đó cũng thể hiện tính không hiệu quả, mục đích răn đe, giáo dục chủ thể không đạt được, hành vi mới của H được xác định là hành vi phạm tội, H phải chịu trách nhiệm hình sự về tội danh “tổ chức đánh bạc”. Như vậy, một người đã bị kết án nhưng chưa được xoá án tích sẽ bị xử lý nghiêm khắc hơn so với người chưa có tiền án nếu cùng thực hiện một hành vi như nhau. Hành vi “tổ chức đánh bạc” do người đã bị kết án về một trong các tội “cờ bạc” có tính nguy hiểm cao hơn hẳn so với cùng hành vi đó nhưng người phạm tội chưa có tiền án, hoặc có nhưng về các tội ngoài “cờ bạc”. Do vậy mà khi thoả mãn dấu hiệu này, hành vi “tổ chức đánh bạc” được coi là tội phạm. Như vậy, dấu hiệu pháp lí tội “tổ chức đánh bạc” xét trong bốn yếu tố hợp thành của tội phạm, có thể khái quát: Tổ chức đánh bạc là loại tội phạm xâm phạm trực tiếp tới trật tự xã hội, do người có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi luật định (từ 16 tuổi trở lên đối với hành vi được qui định tại khoản một, từ 14 tuổi trở lên đối với hành vi qui định tại khoản hai) thực hiện việc thông qua các hành vi như: kích động, rủ rê, lôi kéo … hay chủ mưu với lỗi cố ý trực tiếp.
- Hồi 20h ngày 15/4/2005, tổ công tác đội cảnh sát về điều tra trật tự xã hội công an thành phố VT kiểm tra nơi cất giấu chiếc xe máy vi phạm hành chính của Hà Văn D thì phát hiện một số phương tiện liên quan đến việc tổ chức đánh bạc. Qua điều tra xác định được: tại địa chỉ tổ 68 phường VC, thành phố VT, Hà Văn D đã mua máy fax, máy tính, máy soi tiền để phục vụ cho việc tổ chức đánh bạc dưới hình thức lô đề. Bản thân P đã có một tiền án do bị Toà án nhân dân thành phố VT xử 16 tháng về tù về tội “tổ chức đánh bạc” nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 24 tháng (theo bản án số 35/2004/HSST ngày 23/01/2004 của Toà án nhân dân Thành phố VT). Như vậy cho tới ngày 15/4/2005, thời điểm D bị lực lượng công an bắt giữ về hành vi tổ chức đánh bạc mới, D vẫn còn đang trong thời hạn thử thách. Tình tiết thực tế này ứng với dấu hiệu chủ thể đã bị kết án và chưa được xoá án tích. ở đây không những D chưa được xoá án tích mà còn chưa chấp hành xong thời hạn thử thách của án treo đã tuyên về cùng tội danh “tổ chức đánh bạc”. Mặc dù đã bị xét xử về hành vi “tổ chức đánh bạc”, vẫn đang trong thời hạn thử thách – thời gian được giáo dục cải tạo, D tiếp tục phạm lại tội cũ. Tính tái phạm trong hoạt động “tổ chức đánh bạc” đã làm tăng đáng kể tính nguy hiểm cho hành vi thực hiện sau. Đặc biệt ở đây, khi hành vi trước đó đã được xét xử với tội danh “tổ chức đánh bạc”, hành vi lặp lại thể hiện tính nguy hiểm cho xã hội cao hơn, đương nhiên phải được xét xử theo cùng tội danh (hành vi mới phải là tội phạm).
- Thứ ba: đã bị kết án về các tội “đánh bạc”, “tổ chức đánh bạc” hoặc “gá bạc” nhưng chưa được xoá án tích mà còn vi phạm. BLHS chương IX qui định một người đã bị kết án, sau khi đã chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, nếu đã qua thời hạn theo qui định mà không phạm tội mới thì được xoá án tích, tức là coi như chưa bị kết án.
- Mặc dù Điều 249 BLHS không qui định cụ thể thế nào là đã bị xử phạt hành chính song cần hiểu rằng chỉ được áp dụng dấu hiệu này khi nó chưa bị xoá bỏ, người thực hiện hành vi “tổ chức đánh bạc” vẫn còn “tiền sự” về các hành vi “cờ bạc”. Theo Điều 10 Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính nếu quá một năm, kể từ ngày thi hành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày hết hiệu lực thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm thì được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính (cần chú ý ở đây, thời điểm dùng làm mốc tính thời hạn được tính là ngày thi hành xong hoặc là ngày hết hiệu lực thi hành quyết định xử phạt, mà không phải là ngày ra quyết định đó và chấp hành xong quyết định được hiểu là đã chấp hành xong hình thức xử phạt chính và các hình thức xử phạt bổ sung, các biện pháp khác nếu có).
- Trong vụ án này, hai đối tượng Nguyễn Trung Hiếu và Bùi Quang Hưng đã có hành vi “tổ chức đánh bạc” với quy mô lớn (số tiền mỗi lần đặt cược có thể lên tới 100.000 USD), thủ đoạn tinh vi bằng cách sử dụng mạng Internet, có mật khẩu riêng để đảm bảo bí mật và phục vụ tốt nhất cho hành vi “đánh bạc”. Các hành vi này thể hiện tính nguy hại cao cho xã hội: giá trị tiền “đánh bạc” lớn, phần nhiều có nguồn gốc từ công quỹ Nhà nước, phương thức tổ chức tinh vi hiện đại nhằm tạo thuận lợi nhất cho việc tham gia cá cược và che giấu hành vi phạm tội.
- Điển hình về dấu hiệu “quy mô lớn” có thể dẫn chứng bản án số 2553/2007/HSST ngày 01,02,…8/7/2008 của Toà án nhân dân Thành phố Hà Nội xét xử Bùi Tiến Dũng và đồng bọn:
- * Tiền hoặc hiện vật thu giữ được trong người con bạc mà có căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng để đánh bạc.
- Trong đó, tiền hoặc hiện vật dùng để đánh bạc gồm:
- * Cú tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đỏnh bạc, cú lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đỏnh bạc, khi đỏnh bạc cú sự phõn cụng người canh gỏc, người phục vụ, cú sắp đặt lối thoỏt khi bị võy bắt, sử dụng phương tiện như ụ tụ, xe mỏy, xe đạp, điện thoại,…để trợ giỳp cho việc đỏnh bạc.
- Theo Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 của Hội đồng thẩm phỏn Toà ỏn nhân dân Tối cao hướng dẫn ỏp dụng một số qui định của BLHS, tổ chức đỏnh bạc được coi là “với quy mụ lớn” khi:
- Tuy vậy, khụng phải mọi hành vi tổ chức đỏnh bạc đều được coi là tội phạm. Chỉ những hành vi thoả món một trong ba điều kiện Điều 249 qui định mới cú thể mang lại hậu quả phỏp lý trỏch nhiệm hỡnh sự cho người thực hiện nú:
- Khoảng 21h30 ngày 25/12/2006, cơ quan cảnh sát điều tra thành phố VT phát hiện bắt quả tang Trần Nam H đang tổ chức đánh bạc dưới hình thức xóc đĩa tại tầng hầm nhà mình. Kết quả điều tra cho thấy H đã tổ chức cho các đối tượng đánh bạc từ ngày 17 cho tới ngày 25/12/2006 thì bị phát hiện. H khai ban đầu chỉ có ý định tổ chức cho một số đối tượng trong cùng khu dân cư tham gia, sau đó có một số đối tượng ở các khu xung quanh đến chơi. Ngay từ ban đầu H đã bố trí cho cháu mình là Trần Mạnh T làm nhiệm vụ canh gác ngoài cổng, khi có công an sẽ báo động để các đối tượng phi tang vật chứng nhằm chối tội.
- Người phạm tội khi rủ rê, lôi kéo, chủ mưu hay kích động các đối tượng khác luôn luôn nhằm tới mục đích để hành vi “đánh bạc” được diễn ra trên thực tế. Mục đích này mang tính quyết định đối với tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi. Những hành vi rủ rê, lôi kéo, kích động người khác mà không nhằm vào mục đích này thì không thể hiện tính nguy hại cho trật tự xã hội. Vì vậy, nhà làm luật không qui định dấu hiệu này trong cấu thành tội phạm của loại tội này. Hơn njữa, chúng tôi thấy rằng, không thể tồn tại trên thực tế một hành vi “tổ chức đánh bạc” mà người phạm tội lại không hướng tới việc các xác lập hành vi đánh bạc của các đối tượng được tác động. Nếu không có mục đích này thì hành vi chủ thể thực hiện sẽ không còn là hành vi “tổ chức đánh bạc”. Nói cách khác, sở dĩ điều luật không qui định mục đích phạm tội là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành cơ bản của tội “tổ chức đánh bạc” vì nó đã được phản ánh bên trong dấu hiệu hành vi khách quan của tội này và chính là một yếu tố góp phần định hình nên hành vi phạm tội. Vì vậy, có thể thấy mục đích xác lập hành vi “đánh bạc” của “người khác” nằm trong dấu hiệu định tội danh, còn hậu quả sẽ mang ý nghĩa gia tăng hay giảm bớt tính nguy hiểm của hành vi: gia tăng trong trường hợp hậu quả vượt quá mục đích ban đầu (hậu quả nghiêm trọng thể hiện tính nguy hiểm cao của hành vi) và giảm bớt khi hậu quả xảy ra không được như mong muốn của người phạm tội (hậu quả ít nghiêm trọng thể hiện tính nguy hiểm thấp hơn của hành vi). Tất nhiên, trong trường hợp thứ hai, tuy sự việc phạm tội không được diễn ra hoàn toàn theo ý muốn của chủ thể, Hội đồng xét xử sẽ xem xét mục đích của người phạm tội, qua đó đánh giá quyết tâm phạm tội để lượng hình cho phù hợp.
- Mục đích phạm tội là kết quả trong ý thức chủ quan mà chủ thể đặt ra phải đạt được khi thực hiện hành vi phạm tội. Chủ thể trong tội phạm “tổ chức đánh bạc” khi thực hiện hành vi chủ mưu, rủ rê, lôi kéo hay kích động đều hướng tới kết quả xác lập được hành vi “đánh bạc” của “người khác” trên thực tế.
- Bên cạnh dấu hiệu lỗi, mặt chủ quan của tội phạm còn bao gồm dấu hiệu động cơ và mục đích phạm tội.
- Về lý luận, mặt chủ quan là mặt bên trong của tội phạm, nên bằng các giác quan người ta không nhận thức được mà phải thông qua một quá trình nhận thức theo phương pháp biện chứng, nghĩa là phải thông qua các hành vi phạm tội mà người đó thực hiện và các yếu tố khác có liên quan. Trong thực tiễn xét xử, việc xác định mặt chủ quan của tội phạm này là không dễ dàng, bởi lẽ người phạm tội luôn có ý thức che giấu bằng hình thức này hay hình thức khác nhằm tạo ra các bằng chứng có lợi nhất cho mình để tránh sự trừng phạt của pháp luật hoặc để được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự do hành vi phạm tội của mình gây ra.
- 1.2.4. Mặt chủ quan của tội phạm
- Về độ tuổi, đối tượng “tổ chức đánh bạc” tập trung ở độ tuổi trưởng thành, song phần lớn là ở độ tuổi thanh niên và trung niên.
- Ngoài các yếu tố trên, chủ thể của tội phạm biểu hiện trong thực tế thông qua các đặc điểm nhân thân của người phạm tội như giới tính, độ tuổi,…
- * Người từ đủ 14 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội “tổ chức đánh bạc” thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 249 BLHS, vì khoản 2 Điều 249 BLHS có mức hình phạt cao nhất đến 10 năm tù ( Thuộc trường hợp tội phạm rất nghiêm trọng)
- Chủ thể của tội “tổ chức đánh bạc” cũng như chủ thể của các tội phạm nói chung, phải đảm bảo các điều kiện cần và đủ như: độ tuổi, năng lực trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 12 và Điều 13 của BLHS. Tuy nhiên, do đặc điểm của loại tội phạm này mà những người sau đây mới có thể là chủ thể của tội “tổ chức đánh bạc”:
- Để đảm bảo bí mật, các đối tượng tổ chức chuyên nghiệp thường đề ra những qui định rất chặt chẽ, kiểm soát việc đi lại, quan hệ của các đối tượng, không cho người lạ vào địa điểm đánh bạc, dùng các tín hiệu báo động khi xuất hiện người lạ hoặc cơ quan chức năng. Khi bị phát hiện bắt quả tang chúng tìm mọi cách xoá bỏ, tiêu huỷ các dụng cụ, phương tiện có liên quan đến hành vi “tổ chức đánh bạc”, “đánh bạc” nhằm chối tội, dùng đội quân bảo vệ chống lại, dùng tiền mua chuộc các nhà chức trách hoặc chuẩn bị các lý do, thống nhất lời khai để khai báo,…
- Trong giai đoạn chuẩn bị, các đối tượng tìm và lựa chọn địa điểm đảm bảo vừa thuận lợi cho hoạt động phạm tội, vừa đảm bảo bí mật, kín đáo, tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng và quần chúng nhân dân. Các đối tượng chuyên nghiệp thường sửa chữa nơi ở trở nên kiên cố, có tường bao, dây thép gai, cửa sắt, chó dữ bảo vệ. Nhiều đối tượng còn làm các thủ tục kinh doanh ngành nghề hợp pháp để tạo vỏ bọc che giấu, nhưng thực chất bên trong là các sòng bạc chuyên nghiệp, hoạt động phục vụ các con bạc thâu đêm suốt sáng. Bọn chúng còn chuẩn bị các phương tiện kĩ thuật hiện đại phục vụ cho việc đánh bạc như ô tô, camera, bộ đàm, máy fax, internet,…
- +Về địa điểm, cũng hết sức đa dạng, có thể tại nơi ở trọ, khách sạn, nhà nghỉ, công sở, các quán café, internet hoặc cũng có thể ở các khu vực công cộng, vui chơi giải trí,… Đối với các đối tượng chuyên nghiệp, chúng luôn thay đổi địa điểm, Đối tượng tổ chức ở các vị trí cố định thì thường có sự bảo vệ, canh gác rất chặt chẽ, xây tường cao, rào dây thép gai, nuôi chó dữ,… nhằm lẩn tránh lực lượng công an.
- Một số đối tượng “tổ chức đánh bạc” phạm tội theo quy luật riêng vào những thời điểm nhất định, trong những dịp lễ tết, ma chay, cưới xin,… hoặc vào những thời điểm trước giờ quay mở thưởng giải xổ số kiến thiết.
- + Thời gian diễn ra tội phạm này rất đa dạng, phần lớn dựa vào hình thức đánh bạc, đối tượng tham gia đánh bạc, cụ thể như sau:
- “Tổ chức đánh bạc” dưới dạng cá độ bóng đá: là hình thức tổ chức cho các con bạc chuyển giao tiền, các tài sản có giá trị khác theo thoả thuận dựa vào tỉ số bàn thắng, bàn thua, thẻ vàng, thẻ đỏ, cầu thủ ghi bàn đầu tiên, đội bị phạt 11m,… Đối tượng tổ chức thường dựa vào các trận bóng đá ở giải trong nước, các giải bóng đá quốc tế (cúp C1, World cup,…). Hoạt động cá cược bóng đá thường được tổ chức chặt chẽ, có người tổ chức, người môi giới, đối tượng cá độ thường rất đông, tiền cá độ rất lớn, có trận lên tới hàng tỷ đồng. Hình thức này cũng rất đa dạng, có thể cá trực tiếp với chủ hoặc thông qua vệ tinh “môi giới”, qua điện thoại nhắn tin, máy fax, internet hoặc ký hiệu quy ước riêng để truy cập vào máy vi tính, sổ sách,…
- “Tổ chức đánh bạc” bằng hình thức chơi ba cây, tá lả, chắn cạ, tổ tôm, đỏ đen,… Hình thức này hoạt động mang tính công khai, trắng trợn ở những địa bàn tập trung đông dân cư, những nơi công cộng, trên các phương tiện giao thông, trong các cơ quan xí nghiệp, ở các vùng nông thôn. Hình thức này số lượng người tham gia không nhiều, tài sản dùng để đánh bạc không lớn nhưng diễn ra ở khắp nơi, thành phần đánh bạc đa dạng, đủ các loại từ cán bộ, công nhân viên chức đến những người có công ăn việc làm, từ người già đến lứa tuổi thanh thiếu niên. Đặc điểm đặc trưng của loại hình này là tính nhanh gọn, cơ động của sới bạc, khả năng linh hoạt về địa điểm, có thể tổ chức ở bất kì vị trí nào của vụ đánh bạc.
- – Về hình thức “tổ chức đánh bạc”:
- b. Những biểu hiện về mặt khách quan của tội phạm
- Như đã phân tích trên, các dạng hành vi của tổ chức đánh bạc bao gồm rủ rê, lôi kéo, kích động, chủ mưu đều đòi hỏi tính chủ động và tích cực cao của chủ thể. Do vậy, đối với loại tội phạm này, hành vi khách quan chỉ được thực hiện ở dạng hành động mà không thể có dạng không hành động như ở hành vi khách quan của một số tội phạm khác.
- Khoảng 12h30 ngày 5/02/2005 công an phường Bạch Hạc phát hiện bắt quả tang đối với Đỗ Tiến N đang tổ chức đánh bạc dưới hình thức cá cược chọi gà. Từ ngày 5/12/2004 N đã sử dụng mảnh đất lưu không trồng tre bảo vệ đê gần nhà để mở sới cá cược gà chọi vào các ngày thứ bảy, chủ nhật hàng tuần. Để phục vụ cho việc tổ chức đánh bạc, N đã thuê Đỗ Minh C trông giữ xe máy của những người đến xem và cá cược, thu 3.000đ một xe, trả công cho C 100.000đ một ngày và thuê Nguyễn Văn S và một phụ nữ không biết tên tuổi địa chỉ, ở chợ lao động nấu ăn phục vụ cho người đến xem và cá cược thu 8.000đ một suất. Ngoài ra N còn thu 20.000đ đối với các chủ gà nếu không cá cược, thu của chủ gà thắng cược 30.000đ.
- Chủ mưu thể hiện mức độ nguy hiểm cao của hành vi phạm tội: vụ đánh bạc đã được người phạm tội lên kế hoạch thực hiện từ trước, do đó, nó thường diễn ra với quy mô lớn hơn mức bình thường, có sự sắp đặt chu đáo cho các con bạc sát phạt nhau (chuẩn bị địa điểm thuận lợi, các công cụ phương tiện cho việc đánh bạc, bố trí canh gác, lối tẩu thoát khi công an đến,…). Xét về tính chất nguy hiểm cho xã hội, sự chủ động, tích cực của chủ thể thực hiện, hành vi chủ mưu có mức độ cao hơn hẳn so với rủ rê, lôi kéo hay kích động người khác tham gia đánh bạc. Tuy không được phân hoá rõ trong qui định của Điều 249 BLHS 1999, nhưng hành vi chủ mưu trên thực tế sẽ mang lại hậu quả là trách nhiệm hình sự cao hơn cho người phạm tội.
- Tuy tồn tại các điểm khác biệt như trên nhưng cả ba hành vi này đều có điểm chung là phải hướng tới một hoặc nhiều chủ thể xác định và nhằm mục đích làm người đó thực hiện hành vi, tham gia vào vụ đánh bạc cụ thể. Các hành vi hô hào, kêu gọi mà không hướng tới những chủ thể xác định hoặc tuy hướng tới các chủ thể xác định nhưng lại không nhằm đưa các chủ thể đó vào một hành vi hoặc vụ đánh bạc cụ thể (trường hợp truyền bá, gieo rắc các tư tưởng xấu cho một hoặc một số người khiến họ đi vào con đường cờ bạc) thì không thể coi là hành vi tổ chức đánh bạc.
- Hành vi kích động: là hành vi tác động tới tinh thần, khêu gợi các cảm xúc mạnh mẽ của đối tượng hướng tới nhằm làm cho người khác tham gia vào vụ đánh bạc. Trong thực tế, cảm xúc mạnh mẽ nói đến ở đây thường là lòng tham, ngoài ra riêng đối với các đối tượng tham gia nhiều lần (các con bạc chuyên nghiệp) có thể là máu cờ bạc.
- Hành vi rủ rê: là hành vi tác động đến tâm lý một chủ thể khác, bằng lời lẽ chỉ ra các lý do, lợi ích nhằm thuyết phục người đó tham gia đánh bạc. Trên thực tế, kẻ rủ rê thường hướng vào lòng tham của đối tượng muốn tác động, chỉ ra các lợi ích vật chất mà người này có thể đạt được. Ví dụ như trong hình thức đánh bạc bằng lô đề, người đánh sẽ lấy được số tiền gấp bốn mươi hoặc bảy mươi lần so với số tiền bỏ ra, việc không phải lao động mà có thể thu về số tiền lớn hơn nhiều lần số tiền ban đầu khiến người bị rủ rê dễ dàng bị dao động tâm lý và sẵn sàng tham gia.
- + Loại thứ hai: Các biểu hiện mà mặt thực tế của nó không được ý thức kiểm soát hoặc tuy được ý thức kiểm soát nhưng không phải là kết quả hoạt động ý chí, đây chỉ là được coi là hành vi theo nghĩa thông dụng trong cuộc sống, không được xem xét là hành vi trong khoa học pháp lý hình sự, và do đó không đề cập tiếp tới vấn đề trách nhiệm hình sự của chủ thể. Các biểu hiện loại này có thể lấy dẫn chứng như các phản xạ không điều kiện, phản ứng trong tình trạng choáng hoặc xúc động quá mạnh,… (các biểu hiện không có chủ định), hay các biểu hiện trong tình trạng mất khả năng kiểm tra, điều khiển mặt thực tế do rối loạn ý thức,…
- Xem xét biểu hiện của con người ra bên ngoài, cần thiết phải đặt biểu hiện đó trong mối quan hệ với ý thức và ý chí của chủ thể. Có hai loại biểu hiện:
- a. Các hình thức hành vi khách quan của tội phạm
- 1.2.2. Mặt khách quan của tội phạm.
- Đảng và Nhà nước đã và đang lãnh đạo nhân dân ta thực hiện công cuộc chuyển đổi nền kinh tế, cùng với đó là nhiệm vụ xây dựng nếp sống mới,văn minh, tiến bộ xã hội. Xã hội yêu cầu mỗi công dân phải góp phần mình vào công cuộc đó, để đảm bảo lợi ích chung của cộng đồng, bao gồm cả lợi ích bản thân công dân. Vì vậy, không thực hiện các hành vi trái phép dù ở bất kỳ hình thức nào nhằm tới sự được thua bằng tiền hay hiện vật chính là một hoạt động bình thường của chủ thể đặt trong những đòi hỏi của xã hội nước ta. Hành vi không thực hiện ở đây đảm bảo của cải xã hội thực hiện được mục đích tự thân của nó, là phục vụ đời sống người dân, tái tạo sức lao động, hoặc quay đầu tư trở lại quá trình sản xuất, qua đó đem lại giá trị thặng dư mới, thúc đẩy xã hội phát triển.
- Sự gây thiệt hại cho khách thể dù ở hình thức cụ thể nào cũng luôn luôn diễn ra trên cơ sở hành vi phạm tội làm biến đổi tình trạng của các đối tượng tác động – các bộ phận cấu thành của quan hệ xã hội, là chủ thể, khách thể hoặc nội dung của quan hệ xã hội đó.
- Tóm lại, trật tự xã hội theo cách hiểu chung nhất là trạng thái mà ở đó xã hội được đảm bảo ổn định tình trạng bình thường của cả các thiết chế cơ bản của xã hội và những mối quan hệ giữa chúng.
- Hành vi phạm tội “tổ chức đánh bạc” trực tiếp xâm phạm đến trật tự xã hội. Theo từ điển Từ và ngữ tiếng Việt của giáo sư Nguyễn Lân, trật là thứ tự, thứ bậc, tự là bậc trên dưới, trật tự có nghĩa là thứ bậc trên dưới hoặc trước sau, tình trạng ổn định của một sự vật, hiện tượng nào đó. Xã hội là một tập thể người cùng sống với nhau, cùng gắn bó với nhau trong quan hệ sản xuất và các quan hệ khác. Vì vậy trật tự xã hội được hiểu là trạng thái ổn định của xã hội, trạng thái mà quan hệ sản xuất và các quan hệ cơ bản khác của xã hội được đảm bảo. Đối với nước ta, đó là cơ chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các quan hệ đạo đức, văn hoá, chính trị,… mà Đảng và Nhà nước đang lãnh đạo nhân dân giữ gìn và xây dựng. Cơ chế thị trường, mở cửa nền kinh tế tất yếu đem theo những mặt trái của nó. Do vậy, ở đây ta cần hết sức lưu ý tới cụm từ “định hướng xã hội chủ nghĩa”. Điều này có nghĩa, trật tự xã hội xét riêng với công cuộc đổi mới của nước ta phải là phát triển theo hướng, theo mục tiêu đã được vạch ra, chống lại các điểm tiêu cực do cơ chế mới mang lại.
- 1.2.1. Khách thể của tội phạm
- Tội phạm, xét về bản chất chính trị xã hội và bản chất pháp lý, đó là hiện tượng được đặc trưng bởi tính nguy hiểm cho xã hội, tính có lỗi và tính trái pháp luật hình sự; xét về cấu trúc thì được hợp thành từ bốn yếu tố: chủ thể, mặt khách quan, mặt chủ quan và khách thể. Sự thống nhất của bốn yếu tố này là hình thức cấu trúc, thể hiện nội dung chính trị xã hội của tội phạm. Nếu về mặt nội dung chính trị xã hội, hành vi có mức độ nguy hiểm khác nhau thì về mặt hình thức cấu trúc, bốn yếu tố hợp thành cũng có nội dung biểu hiện khác nhau. Chính sự khác nhau này quyết định tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi.
- Tổ chức đánh bạc là hành vi chủ mưu, lôi kéo, rủ rê người khác tham gia đánh bạc ở một mức độ nguy hiểm nhất định, được qui định tại Điều 249 BLHS 1999, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý, xâm phạm đến trật tự công cộng của xã hội.
- “Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép với quy mô lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi qui định tại Điều này và Điều 248 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị….”
- …”
- …
- “1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng đã bị kết án về tội này hoặc tội qui định tại Điều 249 của Bộ luật này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
- Qui định của BLHS 1999 thể hiện được sự tiến bộ vượt trội so với các thời kỳ trước ở điểm: Bộ luật đã phân hoá các tội phạm về “cờ bạc” ra hai điều luật với các hình phạt không trùng khớp (tội “đánh bạc” có thêm hình phạt cải tạo không giam giữ) và với các khung hình phạt khác nhau nếu nhìn cùng vào một hình phạt được qui định ở cả hai điều luật (hình phạt tù và phạt tiền ở hai điều luật đều có các khung khác nhau).
- c) Tái phạm nguy hiểm.
- a) Có tính chất chuyên nghiệp;
- “1.Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc với quy mô lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi qui định tại Điều này và Điều 248 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bi phạt tiền từ mười triệu đồng đến ba trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.
- 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.”
- b) Tiền hoặc hiện vật dùng đề đánh bạc có giá trị rất lớn hoặc đặc biệt lớn;
- 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
- Điều 248:
- 1.1.3 Qui định trong BLHS 1999 và sửa đổi năm 2009
- Một hạn chế khác là các qui định về cả ba tội đều không chỉ rõ ranh giới giữa các hành vi “cờ bạc” là tội phạm và các hành vi “cờ bạc” là vi phạm hành chính. Mặc dù qui định của Điều 200 phải được đặt trong tương quan với những qui định chung về tội phạm, cụ thể là trên tinh thần của khoản 3 Điều 8 BLHS 1985: Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác. Nhưng những người áp dụng pháp luật có thể có quan điểm khác nhau khi xác định ranh giới giữa nguy hiểm đáng kể và nguy hiểm không đáng kể đối với các hành vi “cờ bạc”, và các văn bản hướng dẫn áp dụng luật hình sự trong suốt giai đoạn BLHS 1985 có hiệu lực cũng không đề cập đến nội dung này.
- Qua Điều 200 cũng như sự ra đời của Phần chung BLHS 1985 bao gồm các qui định về tội phạm và hình phạt, chúng ta có thể nhận thấy bước tiến vượt bậc trong kĩ thuật lập pháp ở các tội về “cờ bạc” nói riêng hay pháp luật hình sự nước ta nói chung. Kế thừa quan điểm nhận thức về tính nguy hiểm cho xã hội của các hành vi “cờ bạc” nhưng nhà làm luật đã xác định rõ các tội phạm trong nhóm này bao gồm: “đánh bạc”, “tổ chức đánh bạc” và “gá bạc”, điều mà ở trước đó mới chỉ được dừng lại ở việc liệt kê mức độ chi tiết các hành vi phạm tội. Hành vi “đánh bạc”, “tổ chức đánh bạc” và “gá bạc” được qui định một cách ngắn gọn, khoa học là điểm tiến bộ, khác biệt cơ bản của Điều 200 so với cách liệt kê khá dài dòng về từng dạng hành vi cụ thể và phải đưa hành vi của các người đồng phạm khác vào Điều luật trong các văn bản giai đoạn trước.
- “1.Người nào đánh bạc dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
- 1.1.2. Qui định trong BLHS 1985
CHƯƠNG II
PHÂN BIỆT TỘI “TỔ CHỨC ĐÁNH BẠC”
VỚI MỘT SỐ TỘI PHẠM KHÁC
Trong lý luận và trên thực tiễn công tác tố tụng đã và hiện đang tồn tại những nhầm lẫn giữa tội “tổ chức đánh bạc” và một số tội phạm có các dấu hiệu pháp lý tương tự. Các nhầm lẫn thường gặp là giữa tội “tổ chức đánh bạc” với các tội “cờ bạc” khác (“đánh bạc” và “gá bạc”), tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” hoặc với trường hợp “tổ chức đua xe trái phép có tổ chức cá cược”. Để có cái nhìn toàn diện, cặn kẽ và hạn chế mức thấp nhất sự khác nhau trong nhận thức áp dụng pháp luật, chúng tôi tập trung nghiên cứu phân biệt giữa “tổ chức đánh bạc” với các tội danh nêu trên.
2.1. Tội “tổ chức đánh bạc” với tội “đánh bạc”
Đây là hai loại tội phạm diễn ra phổ biến trên thực tế, thường đi kèm với nhau. Trong một vụ án cụ thể, thông thường sẽ có một vài đối tượng đóng vai trò khởi xướng, chủ mưu bị xét xử về tội “tổ chức đánh bạc”, các đối tượng khác tham gia có thể bị xử lý hành chính hoặc xét xử về tội “đánh bạc”. Điều này xuất phát từ đặc điểm hậu quả của hành vi khách quan trong tội “tổ chức đánh bạc” chính là hành vi “đánh bạc” của các chủ thể khác được diễn ra trên thực tế. Để có thể phân biệt được hành vi của một chủ thể sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm nào trong hai tội này, cần thấy được những điểm khác nhau cơ bản trong mặt khách quan của chúng.
Hành vi “đánh bạc” được hiểu là hành vi của các con bạc giải quyết việc được thua trong các trò chơi bằng những lợi ích vật chất xác định, hành vi “tổ chức đánh bạc” là hành vi của chủ thể nhằm rủ rê, lôi kéo các chủ thể khác thực hiện hành vi “đánh bạc”. Như vậy, trong một vụ án “tổ chức đánh bạc”, hành vi “tổ chức đánh bạc” xuất hiện trước, hành vi “đánh bạc” của các đối tượng tham gia mang tính chất là hành vi phát sinh sau đó và có thể, chúng là kết quả được hình thành, tạo nên do hành vi tổ chức: trong trường hợp rủ rê, lôi kéo thì hành vi “đánh bạc” là kết quả trực tiếp của hành vi “tổ chức đánh bạc”, trong trường hợp chủ mưu, bố trí, tạo sòng bạc thì hành vi “tổ chức đánh bạc” chỉ đóng vai trò tạo điều kiện, hoàn cảnh cho hành vi “đánh bạc” diễn ra.
Một điểm cần đặc biệt chú ý, là không phải mọi hành vi “tổ chức đánh bạc” của người phạm tội sẽ đều bị xét xử với tội danh “tổ chức đánh bạc”, người phạm tội sẽ bị xét xử về tội “đánh bạc” trong một số trường hợp:
Trường hợp thứ nhất là khi người có hành vi “tổ chức đánh bạc” nhưng không thoả mãn cả hai dấu hiệu được nói tới trong cấu thành cơ bản (“quy mô lớn” và “đã bị …”) nhưng tổng số tiền hoặc hiện vật dùng để đánh bạc có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới mười triệu đồng thì phải chịu trách nhiệm hình sự với vai trò đồng phạm về tội “đánh bạc” (căn cứ Nghị quyết 02/2003/HĐTP và BLHS 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009).
Trường hợp thứ hai là người phạm tội thực hiện hành vi “tổ chức đánh bạc” chỉ nhằm cùng tham gia, thoả mãn “máu cờ bạc” của bản thân. Khi đó, họ cũng chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự theo tội danh “đánh bạc” (căn cứ Nghị quyết 02/2003/HĐTP).
Sở dĩ có điều này là do, “tổ chức đánh bạc” xét về thực chất chính là hành vi đồng phạm (tổ chức, xúi giục, giúp sức) đánh bạc. Nhưng do tính chất nguy hiểm cao của hành vi, nên để thực hiện mục đích phân hoá trách nhiệm hình sự nhà làm luật đã qui định chúng thành một tội danh riêng và đặt trong một Điều luật khác, kế tiếp sau Điều luật về tội danh “đánh bạc” (trước đó tội danh này và tội danh “đánh bạc” được qui định chung trong Điều 200 BLHS 1985). Trong hai trường hợp trên, yếu tố quy mô không lớn hoặc mục đích chỉ nhằm thoả mãn nhu cầu được đánh bạc của cá nhân đã làm giảm đáng kể tính gây nguy hại cho xã hội của hành vi tổ chức đánh bạc. Do đó mà chúng sẽ không còn tương xứng về tính chất nguy hiểm cho xã hội nếu được xếp vào tội danh “tổ chức đánh bạc”, việc qui định chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự họ với vai trò đồng phạm về tội đánh bạc là phù hợp với tính chất của hành vi.
Tuy vậy, cũng không thể nhầm lẫn giữa “đồng phạm tổ chức đánh bạc” có số tiền không lớn với hành vi “tổ chức đánh bạc” nhưng do qui mô nhỏ (số tiền dưới mười triệu đồng) mà được xếp vào “đồng phạm đánh bạc”.
Ngày 16/12/2005, Toà án nhân dân quận Ba Đình, Hà Nội xét xử vụ án Nguyễn Thị Th và một số đối tượng tổ chức đánh bạc dưới hình thức lô đề. Theo điều tra của công an, do không có việc làm, từ đầu tháng 2/2005 Nguyễn Thị Th đứng ra ghi lô đề cho khách chơi tại nhà. Từ tháng 3/2005, Trương Quý C, Trương Mạnh T ghi số lô đề, Th trực tiếp trả tiền cho người ghi thuê từ 10% đến 20% tổng số tiền đề và 0,5% tổng số tiền ghi lô mà khách chơi.
Định tội danh với các bị cáo, cấp sơ thẩm căn cứ vào số tiền các bị cáo ghi được trên bảng lô đề xử Nguyễn Thị Th phạm tội “tổ chức đánh bạc” (số tiền là 18,000,000đ), Trương Quý C (số tiền 1,154,000đ), Trương Mạnh T (số tiền 3,511,000đ) tội “đánh bạc” (do số tiền dưới mười triệu đồng).
Chúng tôi cho rằng Hội đồng xét xử sơ thẩm đã định tội danh sai đối với hành vi phạm tội của hai bị cáo Trương Quý C và Trương Mạnh T. Toà sơ thẩm căn cứ vào số tiền hai bị cáo đã ghi để nhỏ hơn 10 triệu đồng để cho rằng hai bị cáo không phạm tội “tổ chức đánh bạc” là chưa đánh giá đùng bản chất hành vi phạm tội của hai bị cáo này. Hành vi của C và T không phải các hành vi độc lập mà về bản chất hành vi ghi thuê lô đề cho Th để hưởng phần trăm của hai bị cáo là hành vi đồng phạm với vai trò người giúp sức. Do vậy tội danh của C và T phụ thuộc vào tội danh của Th. Trong vụ án này, hành vi của Th cấu thành tội “tổ chức đánh bạc” do số tiền ghi đề lớn hơn mười triệu đồng, thoả mãn dấu hiệu về quy mô hành vi khách quan nên hai bị cáo C và T phải được xử là đồng phạm tổ chức đánh bạc mà không phải với tội danh “đánh bạc” theo căn cứ vào số tiền như bản án sơ thẩm đã tuyên.
Qua phân tích và thực tiễn xét xử vụ án trên có thể thấy rằng chỉ hành vi “tổ chức đánh bạc” mới có thể được xếp vào một trong hai tội danh “đánh bạc” hoặc “tổ chức đánh bạc” khi căn cứ vào số tiền, hiện vật dùng để đánh bạc, với hành vi đồng phạm cho hành vi tổ chức trên, không phụ thuộc vào giá trị tiền hay hiện vật người phạm tội sẽ bị xét xử đồng phạm với tội danh của người tổ chức.
2.2. Tội “tổ chức đánh bạc” với tội “gá bạc”
Trong hiện trạng các tội về “cờ bạc” mà BLHS nước ta qui định, tội “gá bạc” tuy thấp hơn hai tội danh còn lại về mức độ phổ biến, nhưng xét về lượng, số các vụ án “gá bạc” xét xử trên thực tế là không hề nhỏ. “Tổ chức đánh bạc” và “gá bạc” được đặt trong cùng một Điều luật, với các khung hình phạt cho từng điều khoản giống nhau, thể hiện tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội tương đồng của hai hành vi, nên việc phân biệt chúng là cần thiết, có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn.
Để phân biệt hai tội danh này, cần dựa trên các dấu hiệu:
Xét trong mặt khách quan, hành vi tổ chức là hành vi chủ mưu, rủ rê, lôi kéo, kích động người khác tham gia đánh bạc, chủ mưu vụ đánh bạc. Hành vi “gá bạc” là hành vi người phạm tội sử dụng (cho thuê hoặc cho mượn) địa điểm thuộc quyền quản lý của mình làm nơi đánh bạc nhằm thu lời. Do hành vi tổ chức thường bao gồm cả hành vi bố trí địa điểm, tương đồng với hành vi gá bạc nên trong một số vụ án cụ thể chủ thể tham gia tố tụng đôi khi đã nhầm lẫn khi xác định tội danh. Cần thấy rõ hành vi bố trí địa điểm chỉ là một trong nhiều hành vi khác của người phạm tội tổ chức như cung cấp các công cụ đánh bạc, tụ tập các đối tượng, lôi kéo người tham gia… trong khi đó “gá bạc” chỉ bao gồm hành vi cho sử dụng địa điểm để vụ đánh bạc diễn ra. Hành vi tổ chức thể hiện tính chủ động của chủ thể cao hơn hẳn so với hành vi chỉ cho sử dụng địa điểm đánh bạc để thu lời.
Xét trong mặt chủ quan có thể phân biệt được hai tội phạm này qua dấu hiệu động cơ phạm tội. Người phạm tội “gá bạc” luôn gắn việc cho người đánh bạc sử dụng địa điểm của mình với mục đích thu lời. Biểu hiện của việc thu lời thường là hành vi thu tiền hồ, tiền phế của các con bạc đến chơi, hoặc trong một số trường hợp cũng có thể thông qua các “dịch vụ đi kèm” như cho trông giữ phương tiện, bán đồ ăn uống, cho vay lãi, thậm chí là bán dâm để các đối tượng “giải đen”,… Đối với loại tội phạm này dấu hiệu động cơ vụ lợi là bắt buộc, những trường hợp có hành vi cho người khác sử dụng địa điểm để đánh bạc mà không nhằm thu lời (nể nang, quen biết mà cho đánh nhờ) thì không bị xử lý theo tội danh “gá bạc”. Còn đối với tội “tổ chức đánh bạc”, động cơ vụ lợi không phải dấu hiệu bắt buộc khi định tội.
Trên thực tế, các đối tượng khi tổ chức đánh bạc cũng đều nhằm tới mục đích thu được các lợi ích vật chất, chưa hề xảy ra trường hợp nào mà đối tượng thực hiện hành vi này chỉ nhằm để thoã mãn cảm giác được là người tổ chức, hay qua mặt được các cơ quan bảo vệ pháp luật. Nghĩa là trong thực tiễn thì động cơ vụ lợi thường có trong cả tội phạm “tổ chức đánh bạc” và “gá bạc”. Tuy nhiên, nếu như với tội phạm “tổ chức đánh bạc” động cơ này không mang nhiều ý nghĩa quyết định đến tính chất nguy hiểm của hành vi thì với tội phạm “gá bạc” nó lại làm thay đổi đáng kể tính nguy hại của hành vi “cho sử dụng địa điểm đánh bạc” theo chiều hướng làm tăng lên tính chất này. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc BLHS qui định hành vi “tổ chức đánh bạc” không bắt buộc phải có động cơ vụ lợi của người phạm tội, nhưng lại là bắt buộc đối với mọi hành vi “gá bạc”.
Theo bản án hình sự sơ thẩm số 72/2006/HSST ngày 2702/2006 của Toà án nhân dân thành phố VT: Khoảng 13h30 ngày 30/05/2005, công an phường Thọ Sơn bắt quả tang tại cửa hàng sửa chữa xe máy của Đoàn Minh T một số đối tượng đang chơi xóc đĩa. Theo lời khai của T: vào cuối tháng 5/2005, T đã 3 lần để các đối tượng đánh bạc không quen biết vào cửa hàng xe máy của T để chơi xóc đĩa. Dụng cụ đánh bạc T dùng để cung cấp gồm có bát đĩa, bài vị. T không thu tiền hồ, tiền phế, ai đánh bạc thắng thì cho T tiền. Đến lần thứ 4 ngày 30/5/2005 khi T để các đối tượng vào đánh bạc thì bị công an bắt giữ, riêng lần này T chưa nhận tiền thắng bạc của ai.
Kiểm sát viên tại phiên toà cho rằng T không phạm tội “tổ chức đánh bạc” mà phải được xét xử với tội danh “gá bạc”. Bởi lẽ T chỉ thực hiện hành vi cho sử dụng địa điểm để các đối tượng đánh bạc, bị cáo không có ý định và cũng không thực hiện việc tổ chức, lôi kéo các đối tượng khác tham gia đánh bạc. Trong vụ án, hành vi sử dụng địa điểm do mình quản lý là cửa hàng xe máy để cho các đối tượng khác đánh bạc của T đã rõ, tương đồng với hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội “gá bạc”. T thực hiện hành vi này với động cơ vụ lợi: do có được các lợi ích vật chất từ người thắng bạc mà cho sử dụng cửa hàng, hoàn toàn không phải do nể nang vì các đối tượng này T hoàn toàn không quen biết.
Hội đồng xét xử sơ thẩm Toà án nhân dân thành phố VT tuyên Đoàn Minh T phạm tội “tổ chức đánh bạc”, theo chúng tôi quyết định này là hoàn toàn chính xác, đúng tội danh. Trong vụ án trên, ngoài hành vi cho sử dụng địa điểm, T còn thực hiện hành vi cung cấp các công cụ phục vụ cho việc đánh bạc (các bát đĩa, bài vị). Như vậy có thể thấy ở đây hành vi cho sử dụng địa điểm chỉ là một bộ phận nằm trong các hành vi khác tổ chức cuộc đánh bạc của T. Hành vi này không đứng riêng rẽ, độc lập mà cùng với hành vi cung cấp công cụ đánh bạc để tạo thành hành vi “tổ chức đánh bạc”. Do vậy, nếu chỉ xét độc lập hành vi cho sử dụng địa điểm sẽ không đánh giá được đúng tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mà cần coi chúng là một trong các hoạt động cấu thành nên hành vi tổ chức đánh bạc. Mặt khác người phạm tội khi tổ chức cho người khác đánh bạc vẫn có thể có động cơ vụ lợi. Dấu hiệu này chỉ mang ý nghĩa không bắt buộc với người phạm tội “tổ chức đánh bạc” nhưng nó vẫn có thể có và trên thực tế người phạm tội cũng thường có động cơ này. Do vậy việc T có động cơ vụ lợi khi thực hiện hành vi không có ý nghĩa xác định T phạm vào tội nào: gá bạc hay tổ chức đánh bạc.
2.3. Tội “tổ chức đánh bạc” với tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”
Trên thực tế, các vi phạm hành chính và tội phạm “cờ bạc” là hiện tượng diễn ra phổ biến, có sức thu hút không nhỏ đối với nhiều bộ phận dân cư. Lợi dụng sự ham mê này, đã diễn ra thực trạng một số đối tượng lợi dụng cờ bạc, sử dụng các mánh khoé, thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của các đối tượng tham gia. Người tham gia có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự về hành vi “đánh bạc”, riêng đối với hành vi của đối tượng dùng thủ đoạn gian dối, tuỳ trường hợp cụ thể mà có thể cấu thành tội “tổ chức đánh bạc” hoặc “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Chúng ta xem xét một vụ án cụ thể như sau:
Khoảng 14h ngày 03/03/2006, một tổ công tác Đội Cảnh sát hình sự công an thành phố VT bất ngờ kiểm tra nhà của Nguyễn Văn T bắt quả tang 18 con bạc đang sát phạt nhau bằng hình thức xóc đĩa, thu trên chiếu bạc 17.510.000đ và nhiều tài sản, tư trang khác. Khi kiểm tra phòng bên cạnh chiếu bạc, các chiến sĩ công an phát hiện 02 màn hình, 02 ổ rung và 03 bàn phím báo rung cùng nhiều thiết bị điện tử khác phục vụ cho việc điều chỉnh kết quả đánh bạc.
Trên thực tế tồn tại hai quan điểm giải quyết vụ án này. Quan điểm thứ nhất cho rằng T phạm tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” do tên này đã có hành vi dùng thủ đoạn gian dối, khiến các đối tượng tham gia tưởng giả thành thật, từ đó chiếm đoạt tài sản của họ. Quan điểm thứ hai xếp hành vi của T vào tội “tổ chức đánh bạc” do T có các hành vi sắp xếp địa điểm, cung cấp các phương tiện, công cụ cho các đối tượng khác đánh bạc (tương đồng với dạng hành vi chủ mưu). Mặt khác, T không thể phạm tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, bởi lẽ hành vi lừa đảo phải nhằm chiếm đoạt tài sản hợp pháp của cá nhân. Trong khi đó những người tham gia đánh bạc đã có hành vi vi phạm pháp luật, tài sản họ đưa vào sới bạc không thể được coi là tài sản hợp pháp, cùng với đó chuyện gian dối trong cờ bạc là đương nhiên.
Để làm rõ T phạm tội gì cần đi vào tìm hiểu những điểm khác biệt giữa hai loại tội phạm cụ thể này:
Về khách thể, tội “tổ chức đánh bạc” xâm phạm tới trật tự xã hội (tác động thông qua việc làm biến đổi xử sự bình thường của con người), tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xâm phạm tới quyền sở hữu tài sản (tác động thông qua việc làm thay đổi tình trạng bình thường của tài sản: chiếm đoạt tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của cá nhân).
Về mặt khách quan, tội “tổ chức đánh bạc” thể hiện ở hành vi chủ mưu (sắp đặt địa điểm, cung cấp công cụ đánh bạc,…), rủ rê, lôi kéo, kích động các đối tượng khác tham gia đánh bạc. Tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” thể hiện ở hành vi dùng thủ đoạn gian dối làm cho người có tài sản tưởng giả thành thật nên tự nguyện giao tài sản cho người có hành vi gian dối. Nói cách khác, hành vi khách quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản bao gồm hai hành vi: hành vi gian dối và hành vi chiếm đoạt tài sản. Hành vi gian dối là điều kiện, tiền đề để thực hiện hành vi chiếm đoạt, và ngược lại chiếm đoạt là kết quả của hành vi gian dối.
Từ những khác biệt này, theo chúng tôi trong vụ án trên hành vi của T cấu thành tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Căn cứ để khẳng định điều này là việc T đã có hành vi gian dối, thể hiện qua việc sắp đặt trước các dụng cụ điện tử để điều chỉnh kết quả đánh bạc. Hành vi đó nhằm tới việc chiếm đoạt tài sản của các đối tượng tham gia đánh bạc, việc tổ chức đánh bạc ở đây là được xem là thủ đoạn để thực hiện mục đích chiếm đoạt tài sản của T.
Bên cạnh đó, theo hướng dẫn áp dụng một số qui định của BLHS của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, “đánh bạc” được hiểu là nhiều người tham gia thực hiện hành vi dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật. Cần phải hiểu “đánh bạc” là quá trình những người tham gia chơi bạc với nhau trên cơ sở sòng phẳng, sát phạt lẫn nhau để giành phần thắng, hành vi gian dối có thể có ở đây, nhưng thời điểm nó phát sinh phải nằm trong quá trình các con bạc đã thực hiện trên thực tế hành vi “đánh bạc”. Các đối tượng khởi đầu tham gia đều với động cơ sát phạt nhau thu lợi, nhưng trong quá trình chơi, để đạt được mục đích giành phần thắng, kiếm lời và kiếm lời cao nhất nên sử dụng thủ đoạn gian lận. Hành vi gian dối ở đây tuy thể hiện sự không sòng phẳng giữa các con bạc song nó mới chỉ dừng lại ở phạm vi một thủ đoạn để giải quyết việc được thua trên chiếu bạc, chưa thể coi là hành vi gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác. Trong khi đó ở vụ án này T đã có sự chuẩn bị chu đáo từ trước bằng cách bố trí các thiết bị điện tử nhằm tạo ra khả năng kiểm soát kết quả thắng thua trên chiếu bạc. Đây là hành vi gian dối thể hiện qua việc T có mục đích che giấu các con bạc, khiến các đối tượng này tưởng giả thành thật, dẫn đến hậu quả bị chiếm đoạt tài sản vì lầm tưởng thua bạc. Hành vi của T như vậy đã thoả mãn đầy đủ các dấu hiệu về hành vi khách quan của tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Một điểm khác, đương nhiên pháp luật không bảo vệ các tài sản phục vụ cho việc thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, tuy vậy nếu tài sản các đối tượng tham gia chơi đưa vào đánh bạc có nguồn gốc hợp pháp thuộc về họ, thì khi xem xét về hành vi gian dối của T cần nhìn nhận rằng T đã có ý thức chính hướng đến việc “cuốn hút” các tài sản đang tồn tại ở dạng sở hữu hợp pháp của các đối tượng vào chiếu bạc để chiếm đoạt, mà không đặt cao mục đích hưởng lợi qua việc tổ chức cho các đối tượng này chơi bạc. Như vậy hành vi của T xét đến cùng chính là hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản hợp pháp của cá nhân. Còn đối với các con bạc, việc tham gia đánh bạc là hoàn toàn dựa trên ý chí tự nguyện, do đó đối với các đối tượng này, họ là người có lỗi khi chuyển các tài sản từ dạng hợp pháp, được pháp luật bảo vệ sang dạng tài sản phục vụ cho hành vi vi phạm, không được pháp luật bảo vệ. Vì lý do này mà quyền sở hữu đối với các tài sản đó sẽ không được phục hồi.
Từ các phân tích theo chúng tôi T đã phạm tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
2.4. Tội “tổ chức đánh bạc” với trường hợp “tổ chức đua xe có tổ chức cá cược”
Ngoài các tội phạm dễ nhầm lẫn chúng ta đã phân biệt ở trên, trong khi nghiên cứu về tội “tổ chức đánh bạc” cũng cần chú ý tới trường hợp người phạm tội có hành vi “tổ chức đua xe trái phép” đồng thời “tổ chức cá cược”. Thực chất hành vi cá cược ở đây là một hình thức đánh bạc nhưng là hình thức đánh bạc bằng đua xe, đánh cược ăn tiền (hoặc các tài sản khác) về việc thắng thua của những chiếc xe đua. Chỉ trong trường hợp khi người tổ chức đua xe mà tổ chức cá cược về việc thắng thua về cuộc đua mà mình tổ chức thì mới thuộc trường hợp “tổ chức đua xe trái phép có tổ chức cá cược” qui định tại khoản 2 Điều 206. Các trường hợp khác, người đứng ra tổ chức cá cược nhưng không phải là người tổ chức “đua xe trái phép” thì hành vi “tổ chức cá cược” ở đây được xếp vào hành vi “tổ chức đánh bạc” qui định tại Điều 249.
Theo bản án số 08/2006/HSST ngày 05+06/01/2006 của Toà án nhân dân Thành phố HN:
Đêm ngày 31/12/2004 rạng sáng ngày 01/01/2005 là ngày Tết dương lịch, một số đối tượng đã tổ chức đua xe trái phép tại vườn hoa Đào Duy Anh, quận ĐĐ, HN (một đoàn đua từ 15 đến 20 mô tô các loại). Trong quá trình đua, sau khi Nguyễn Mạnh C thách đố Lý Văn T “thích thì lên “hồ” đua ăn tiền”. Hai đối tượng này sau đó về thống nhất với các đối tượng khác và cả bọn cùng kéo lên hồ Thiền Quang đua ăn tiền. Tại đây các đối tượng này chia thành hai nhóm: nhóm Trung Tự cử Nguyễn Duy P, nhóm Chợ Khâm Thiên cử Nguyễn Mạnh C tham gia đua, giải thưởng là 5 triệu đồng. Nhóm Trung Tự đặt trước 2 triệu đồng và một điện thoại di động Nokia 6230 trị giá 3 triệu đồng, nhóm Ngõ Chợ Khâm Thiên lấy xe máy Wave của Nguyễn Hữu Đ đặt trước gọi là cốp tiền trả. Đến vòng đua thứ năm (vòng đua cuối) do cua gấp P ngã xe bất tỉnh nên C về đích và thắng cuộc. Sau đó các đối tượng của nhóm Ngõ Chợ Khâm Thiên đã nhận trước 2,5 triệu đồng của nhóm Trung Tự.
Trong vụ án này T và C đã có hành vi tổ chức cá cược, tiền và hiện vật được đưa vào đánh bạc là xe máy Wave của đối tượng Nguyễn Hữu Đ, 01 điện thoại Nokia 6230 và 2 triệu đồng tiền mặt, hình thức đánh bạc là đua xe, đối tượng đua của nhóm nào về đích trước thì nhóm đó thắng và được nhận 5 triệu đồng từ nhóm kia (nhóm thua cuộc). Đây là một hình thức của việc giải quyết được thua bằng tiền và hiện vật. Hành vi của T và C thoả mãn đầy đủ các dấu hiệu của tội “tổ chức đánh bạc”. Tuy vậy như đã nhắc tới ở trên, hành vi của hai đối tượng này được xét xử theo điểm b khoản 2 Điều 206 (tội “tổ chức đua xe trái phép” và thuộc “trường hợp có tổ chức cá cược”) mà không phải Điều 249 về tội danh “tổ chức đánh bạc”. Hành vi “tổ chức đua xe trái phép có tổ chức cá cược” có đủ các dấu hiệu của tội “tổ chức đánh bạc” nhưng được xếp vào cấu thành tăng nặng tội “tổ chức đua xe trái phép” là hoàn toàn hợp lý, một mặt vẫn đảm bảo phản ánh được đầy đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mặt khác nó cũng là cơ sở pháp lý để các chủ thể tiến hành tố tụng có được sự thống nhất trong xét xử, giải quyết án “tổ chức đánh bạc” và “tổ chức đua xe trái phép”.
CHƯƠNG III
TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐỐI VỚI NGƯỜI PHẠM TỘI
“TỔ CHỨC ĐÁNH BẠC”
Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có đầy đủ dấu hiệu của tội phạm thì phải chịu trách nhiệm hình sự. Hay nói cách khác người phạm tội sẽ phải chịu những hậu quả pháp lý bất lợi về hành vi phạm tội đã thực hiện. Hình phạt và các biện pháp tư pháp chính là biểu hiện cụ thể của trách nhiệm hình sự. Người phạm tội “tổ chức đánh bạc” đương nhiên cũng phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi này.
3.1.Hình phạt đối với người phạm tội “tổ chức đánh bạc”
3.1.1 Hình phạt chính
Hình phạt chính là hình phạt được tuyên độc lập và mỗi tội phạm chỉ bị tuyên một hình phạt chính. Trong luật hình sự Việt Nam các hình phạt chính bao gồm: Cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, trục xuất, tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình. Điều 249 qui định người phạm tội “tổ chức đánh bạc” có thể phải chịu hình phạt chính là tù có thời hạn hoặc phạt tiền.
3.1.1.1 Hình phạt áp dụng đối với người phạm tội “tổ chức đánh bạc” theo khoản 1 Điều 249 BLHS
Người nào “tổ chức đánh bạc” hoặc “gá bạc” với quy mô lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại điều này và Điều 248 của bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến ba trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.(đây là tội phạm nghiêm trọng và là cấu thành cơ bản của tội “tổ chức đánh bạc”).
Cũng như đối với các tội phạm khác, khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội theo khoản 1 của điều này, Toà án phải căn cứ vào các quy định của quyết định hình phạt được quy định tại chương VII BLHS từ Điều 45 đến Điều 54. Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 46 BLHS, không có tình tiết tăng nặng (hoặc có tình tiết tăng nặng, nhưng ít hơn tình tiết giảm nhẹ) quy định tại Điều 48 BLHS thì có thể áp dụng hình phạt tiền hoặc áp dụng hình phạt tù dưới mức thấp nhất trong khung hình phạt (dưới một năm tù) nhưng không được thấp hơn 3 tháng. Nếu có đủ điều kiện quy định tại Điều 60 BLHS thì có thể cho hưởng án treo hoặc chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Song vì loại tội này là tội nghiêm trọng hơn nữa hành vi tổ chức đánh bạc bản thân nó đã mang tính nghiêm trọng và trong tình hình hiện nay khi mà loại tội phạm này đang có chiều hướng gia tăng và hết sức phức tạp thì vấn đề chuyển sang loại hình phạt khác nhẹ hơn phải hết sức thận trọng.
Tuy vậy, cấu thành cơ bản của tội “tổ chức đánh bạc” có khung hình phạt thấp nhất (xét trong tương quan với toàn bộ các khung hình phạt của tội “tổ chức đánh bạc”), do cấu thành này chỉ phản ánh những dấu hiệu tối thiểu của các yếu tố khách quan, chủ quan, vừa đủ để xác định một hành vi là tội phạm. Hành vi của người phạm tội khi chỉ có các dấu hiệu tối thiểu đó được xét xử theo khoản 1 nên Toà án hoàn toàn có thể lựa chọn áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính độc lập hoặc có kèm các hình phạt bổ sung mang tính hỗ trợ.
Có hai căn cứ chính đề nhà làm luật qui định áp dụng hình phạt tiền đối với tội phạm “tổ chức đánh bạc”:
Thứ nhất, hình phạt tiền được hiểu là hậu quả pháp lý bất lợi mà theo đó người phạm tội sẽ bị tước đi một khoản tiền nhất định trong những trường hợp pháp luật qui định để sung công quỹ nhà nước, hình phạt tiền do vậy mang tính chất là chế tài kinh tế với mục đích “đánh” vào cơ sở kinh tế của người phạm tội.
Thực tế loại tội phạm này, đối tượng tổ chức có thể huy động một lượng tiền, tài sản đến rất lớn dùng để thuê địa điểm, mua sắm các trang thiết bị phục vụ đánh bạc, thuê người canh gác,…. Ở hình thức lô đề, các chủ đề luôn nắm trong tay lượng vốn đủ lớn cộng với các khoản thu từ người chơi để trả cho người chơi trúng. Trong hình thức cá độ bóng đá điển hình có vụ án các đối tượng nhận tiền cá độ lên tới 100.000USD một lần. Điều này chứng tỏ tổng giá trị tiền, tài sản người phạm tội sử dụng để tổ chức được những đường dây cá độ như vậy là rất lớn. Hoặc đối với các sòng bạc bất hợp pháp do một số đối tượng nước ngoài tổ chức tại Việt Nam, khách vào chơi phải đổi tiền mặt ra các vật được sòng qui định, mặt khác các đối tượng tổ chức luôn sẵn sàng cung ứng cho các con bạc những khoản vay lớn tại chỗ để tiếp tục ăn thua trên chiếu bạc. Thực tiễn xét xử cho thấy phần đa các vụ việc phạm tội “tổ chức đánh bạc” người phạm tội đều phải có điều kiện kinh tế thuận lợi. Do đặc điểm này của tội phạm “tổ chức đánh bạc” nên việc áp dụng hình phạt tiền có tác dụng làm triệt tiêu điều kiện tái phạm của người phạm tội hoặc làm hạn chế điều kiện kinh tế phát sinh tội phạm, ngăn ngừa việc lặp lại hành vi phạm tội.
Thứ hai, các đối tượng khi thực hiện hành vi “tổ chức đánh bạc” đều hướng tới việc thu về các lợi ích vật chất. Động cơ vụ lợi này tuy không là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành cơ bản của tội phạm, nhưng thực tế nó luôn đóng vai trò thúc đẩy người phạm tội thực hiện tội phạm. Có thể thấy rõ điều này: với hình thức lô đề, điều mà các chủ đề hướng tới chính là lời lãi sẽ thu được sau khi nhận tiền của người chơi và trả một phần tiền cho những người trúng. Với hình thức cá độ bóng đá, tổ chức sòng bạc, các đối tượng tổ chức thường tìm mọi cách mở rộng quy mô, tinh vi hoá thủ đoạn phạm tội, che giấu, thu hút được nhiều nhất giá trị tiền và tài sản vào sới bạc nhằm thu lợi tối đa. Do vậy hình phạt tiền ngoài tác dụng “đánh” vào yếu tố kinh tế để ngăn ngừa tái phạm còn có ý nghĩa hạn chế, xoá bỏ ý định phạm tội của chủ thể bằng việc buộc chủ thể phải so sánh giữa chế tài kinh tế có thể phải gánh chịu với nguồn lợi thu được nếu phạm tội. Hình phạt tiền ở mức độ răn đe cao buộc chủ thể phải cân nhắc giữa hậu quả và lợi ích từ phạm tội nên sẽ hạn chế phần nào quyết tâm thực hiện ý định phạm tội mới.
Như vậy, hình phạt tiền được nhà làm luật qui định trong Điều 249 nhằm tác động tới cơ sở kinh tế của người phạm tội, xoá bỏ hoặc hạn chế các điều kiện về kinh tế để người này không thể phạm tội tiếp. Từ thực tiễn, tội phạm “tổ chức đánh bạc” đa số đều được người phạm tội sử dụng tiền, tài sản làm phương tiện hoạt động với động cơ vụ lợi, hình phạt tiền ở đây cũng nhằm tới mục đích xoá bỏ đi phương tiện hoạt động, hạn chế hoặc xoá bỏ được ý thức thu lợi nhuận từ việc “tổ chức đánh bạc” (ý nghĩa giáo dục của hình phạt) của người phạm tội.
3.1.1.2 Hình phạt áp dụng đối với người phạm tội thuộc khoản 2 Điều 249
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm:
* Có tính chất chuyên nghiệp
Đây là tình tiết phản ánh hành vi phạm tội có tính chất nghiêm trọng hơn so với hành vi phạm tội trong trường hợp thông thường. Được coi là phạm tội có tính chất chuyên nghiệp khi bị cáo đã cố ý phạm tội từ năm lần trở lên về cùng một tội phạm và lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống, lấy kết quả từ phạm tội làm nguồn thu nhập chính . Đối với “chủ thể thông thường”, ý định phạm tội hoặc không có sẵn hoặc ý định đó tồn tại một cách không rõ ràng trong ý thức, họ chỉ thực hiện hành vi phạm tội khi có thời cơ thuận lợi hoặc do ý thức bất chợt. Điều này xảy ra ngược lại với những đối tượng phạm tội chuyên nghiệp, do đã thực hiện tội phạm một cách có hệ thống nên các đối tượng này luôn rành rẽ các phương cách, thủ đoạn thực hiện, có ý thức tinh vi hoá phương cách và thủ đoạn nhằm lẩn tránh lực lượng công an, thu về được lợi ích cao nhất. Các đối tượng tổ chức đánh bạc chuyên nghiệp luôn lựa chọn các địa điểm kín đáo, có bố trí canh gác: nếu mở các chiếu bạc nhỏ tại nhà, địa điểm nhỏ thường xây sẵn tường cao, rào thép gai, chó dữ để đối phó các lực lượng chức năng khi bị phát hiện; với các sòng bạc lớn thì sắp xếp cả một đội quân bảo vệ, các hệ thống an ninh hiện đại như camera theo dõi, chuông báo động,… Do lấy lợi ích từ phạm tội làm nguồn thu nhập chính, cùng với việc đã nhiều lần phạm tội nên các đối tượng này luôn thường trực ý thức phạm tội. Bọn chúng không phạm tội theo thời cơ bất chợt, do ý thức bột phát mà thường thực hiện với suy nghĩ, tính toán chặt chẽ từ trước, đã có chuẩn bị chu đáo các điều kiện phạm tội. Hành vi phạm tội thuộc vào trường hợp này gây thiệt hại nghiêm trọng cho trật tự xã hội, thể hiện ý thức phạm tội cố hữu của chủ thể, do vậy mà thể hiện tính nguy hiểm cho xã hội cao hơn thông thường.
* Thu lợi bất chính lớn, rất lớn hoặc đặc biệt lớn
Căn cứ theo Nghị quyết số 02/2003/NQ/HĐTP ngày 17/4/2003 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số qui định của BLHS, thì: Thu lợi bất chính từ năm triệu đồng đến dưới mười lăm triệu đồng là lớn, từ mười lăm triệu đồng đến dưới bốn lăm triệu đồng là rất lớn, từ bốn mươi lăm triệu đồng trở lên là đặc biệt lớn. Như đã phân tích ở trên, tội phạm “tổ chức đánh bạc” trên thực tế hầu hết đều được người phạm tội thực hiện do động cơ vụ lợi thúc đẩy. Tuy nhiên, đây không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm, điều này xuất phát từ nguyên nhân nó không quyết định tới tính nguy hiểm của hành vi phạm tội. Khác với dấu hiệu động cơ vụ lợi, tình tiết thu lợi bất chính lớn, rất lớn hoặc đặc biệt lớn tuy phần nào là sự hiện thực hoá của động cơ này, nhưng điều khác biệt căn bản ở đây là tình tiết này thể hiện việc trên thực tế quan hệ xã hội đã bị gây thiệt hại, người phạm tội đã thu về được một khoản lợi ích vật chất nhất định. Khoản lợi ích vật chất này là kết quả của hành vi phạm tội. Do vậy, khi khoản lợi ích vật chất ở vào một độ lớn nhất định thì nó thể hiện tính nghiêm trọng cao của hành vi phạm tội. Theo đó, hành vi phạm tội đã biến một lượng của cải không nhỏ của xã hội trở thành nguồn thu lợi bất chính, bị pháp luật cấm. Tình tiết thu lợi bất chính lớn, rất lớn hoặc đặc biệt lớn do vậy đã làm tăng đáng kể tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội “tổ chức đánh bạc”. Một điều cũng cần chú ý ở đây, tuy xếp chung các mức thu lợi trong cùng một khung hình phạt nhưng nhà làm luật đã phân chia chúng ra ba mức là “lớn”, “rất lớn” và “đặc biệt lớn”. Theo đó hành vi “tổ chức đánh bạc” thu lợi bất chính ở mức cao hơn đương nhiên sẽ thể hiện mức độ nguy hiểm cao hơn, tương ứng với việc người phạm tội sẽ phải gánh chịu trách nhiệm hình sự và hình phạt cao hơn. Điều này có nghĩa là nhà làm luật đã phân hoá trách nhiệm hình sự ngay trong một khoản của Điều luật về một tội phạm cụ thể với một khung hình phạt duy nhất, đây chính là điểm phù hợp của Điều luật, định hướng xét xử cho Toà án trong thực tiễn, hạn chế được tình trạng không nhất quán trong áp dụng pháp luật
* Tái phạm nguy hiểm
Tình tiết này phản ánh đặc điểm nhân thân người phạm tội ảnh hưởng đến tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi. Người phạm tội là người có năng lực trách nhiệm hình sự, đã đạt độ tuổi luật định, là người có lí trí và ý chí nên để có thể đạt được mục đích của hình phạt nhất thiết phải xem xét tới các đặc điểm, đặc tính riêng biệt của người phạm tội.
Theo khoản 2 Điều 49 BLHS 1999 được coi là “tái phạm nguy hiểm” khi thuộc vào một trong hai trường hợp: Đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý hoặc đã tái phạm, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý. Tuy vậy BLHS 1999 qui định với tội “tổ chức đánh bạc”, người phạm tội có thể phải gánh chịu mức hình phạt cao nhất đến mười năm tù, do đó không thể xảy ra trường hợp chủ thể phạm tội “tổ chức đánh bạc” được xếp vào loại tội đặc biệt nghiêm trọng. Theo qui định tại Khoản 1 Điều 49 BLHS thì “tái phạm” và “tái phạm nguy hiểm” đều thể hiện tính lặp lại của hành vi phạm tội có thể cùng hoặc khác loại nhưng ở các mức độ nguy hiểm khác nhau. Chủ thể trước đó đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị kết án và đã được cải tạo, nhưng khi được đặt trong một hoàn cảnh mới, người này vẫn tiếp tục thể hiện sự phủ định các đòi hỏi của xã hội: Phủ định khách quan qua hành vi phạm tội mới và phủ định chủ quan qua thái độ cố ý của bản thân đối với hành vi này. Như vậy có thể thấy rằng hình phạt trước đó mà người phạm tội đã chấp hành đã không đạt được mục đích trừng trị, răn đe, cải tạo. Đặc biệt đối với người “tái phạm nguy hiểm” theo điểm b khoản 2 Điều 49 (đã tái phạm, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý) thì không chỉ một mà có thể hai hoặc nhiều hơn hai hình phạt đã được áp dụng đều không đạt được mục đích giáo dục cải tạo người phạm tội. Khi thuộc vào trường hợp “tái phạm nguy hiểm”, người phạm tội có thể đã phải chấp hành nhiều hình phạt ở các lần phạm tội trước đó, thậm chí có thể phải chấp hành một hoặc nhiều hình phạt tù có thời hạn, nghĩa là người phạm tội đã bị cách li khỏi xã hội một hay nhiều lần nhưng vẫn tiếp tục phạm tội. Điều này thể hiện nhân thân người phạm tội đặc biệt xấu, bản chất tội phạm rất rõ ràng, ý thức phạm tội là cố hữu. Do đó nên trách nhiệm hình sự, hình phạt mà người phạm tội gánh chịu phải cao hơn các trách nhiệm hình sự và các hình phạt trước đó.
Bên cạnh các tình tiết tăng nặng trên, trong các vụ án “tổ chức đánh bạc”, Toà án cũng thường áp dụng một số tình tiết giảm nhẹ thuộc hoặc không thuộc Điều 46 như “phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng”, “người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải”,… Các tình tiết này phản ánh sự giảm bớt về tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi so với trường hợp thông thường, do đó mà hình phạt người phạm tội phải gánh chịu sẽ dịch chuyển dần về giới hạn tối thiểu của khung hình phạt tuỳ theo số lượng và nội dung của các tình tiết giảm nhẹ được áp dụng.
3.1.2 Hình phạt bổ sung
Tại khoản 3 Điều 249 nhà làm luật qui định người phạm tội có thể bị Toà án buộc chấp hành thêm một hoặc hai hình phạt bổ sung: “phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng” hay “tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”. Có nghĩa là hai hình phạt này hoặc có thể được tuyên đồng thời với một bị cáo về một hành vi phạm tội “tổ chức đánh bạc” hoặc chỉ tuyên một trong hai, hoặc không tuyên. Do đặc điểm của hai loại hình phạt bổ sung này và việc chúng được nhà làm luật xếp vào một điều khoản tuỳ nghi nên việc áp dụng đồng thời, áp dụng một trong hai hay không áp dụng phải căn cứ vào tính chất mức độ của hành vi phạm tội cũng như tình hình thực tế (tiền, tài sản thuộc quyền sở hữu của người phạm tội,…).
* Khi áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung cần chú ý một số điểm sau:
Thứ nhất, hình phạt tiền chỉ được áp dụng là hình phạt bổ sung khi nó đã không được áp dụng là hình phạt chính với cùng một tội phạm “tổ chức đánh bạc” trong cùng lần xét xử.
Thứ hai, phạt tiền là hình phạt bổ sung không được áp dụng với người chưa thành niên phạm tội (chỉ được áp dụng với người từ 18 tuổi trở lên – Điều 69 BLHS 1999). Qui định này một mặt thể hiện tính nhân đạo đối với người chưa thành niên, mặt khác vẫn đảm bảo được mục đích của hình phạt (hình phạt bổ sung có mối liên hệ tương hỗ với hình phạt chính, bổ trợ thực hiện hiệu quả ý nghĩa của hình phạt). Nó xuất phát từ đặc điểm người chưa thành niên là người chưa phát triển đầy đủ cả về thể chất và tinh thần, nhân cách của họ mới đang trong quá trình hình thành và hoàn thiện.
* Tịch thu tài sản được hiểu là hình phạt mà người bị kết án bị tước đi một phần tài sản thuộc sở hữu cá nhân. Cũng giống với phạt tiền là hình phạt bổ sung, tịch thu tài sản không được áp dụng đối với người chưa thành niên với cùng lý do. Hình phạt này cũng nhằm tới việc tác động vào cơ sở kinh tế người phạm tội. Việc tước đi một phần hay toàn bộ tài sản của người phạm tội cũng hướng đến mục đích xoá bỏ phương tiện hoạt động, động cơ vụ lợi của người phạm tội. Mặc dù có rất nhiều điểm tương đồng nhưng hai hình phạt này đều được nhà làm luật qui định là chế tài lựa chọn trong cùng một loại tội phạm. Điều này là hoàn toàn hợp lí do trên thực tế, phạt tiền sẽ không thể áp dụng trong những trường hợp mà tài sản của người bị kết án không tồn tại ở dạng tiền tệ. Trong những trường hợp này đương nhiên áp dụng hình phạt hợp lý nhất là tịch thu tài sản, một mặt vẫn đảm bảo mục đích của hình phạt, mặt khác hình phạt sẽ mang tính khả thi cao.
3.2. Biện pháp tư pháp
Biện pháp tư pháp là các biện pháp hình sự được BLHS qui định, do các cơ quan tư pháp áp dụng đối với người có hành vi nguy hiểm cho xã hội, có tác dụng hỗ trợ hoặc thay thế hình phạt.
Trong hầu hết các vụ án về “tổ chức đánh bạc” trên thực tế, biện pháp tư pháp thường được Toà án áp dụng là “tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm”. Các đối tượng khi thực hiện hành vi “tổ chức đánh bạc” phần lớn đều nhằm vào mục đích thu lời bất chính. Người phạm tội thường sử dụng một lượng tiền lớn để tổ chức, trang bị các công cụ, phương tiện phục vụ cho hoạt động phạm tội. Đối với hình thức lô đề, các đối tượng luôn nắm giữ một lượng tiền đủ lớn gồm vốn ban đầu, tiền ghi lô đề của người chơi sẵn sàng trả thưởng cho người trúng, phần chênh lệch là lợi nhuận, các phương tiện phục vụ cho hoạt động này là máy fax, điện thoại, máy tính,… Đối với hình thức cá cược bóng đá, bọn tội phạm tuy thường chỉ sử dụng phương tiện một dàn máy vi tính hay liên lạc nhận độ qua điện thoại nhưng số tiền đặt cược trong mỗi lần thường rất lớn, lợi nhuận thu về có thể lên tới hàng tỷ đồng đối với mỗi trận đấu,… Đây là các phương tiện, nguồn lợi bất chính, tài sản phục vụ cho hoạt động phạm tội sẽ bị tịch thu nhằm xoá bỏ các điều kiện phạm tội của người bị kết án.
Có thể thấy tội phạm “tổ chức đánh bạc” và các tội phạm về “cờ bạc” khác đều có liên quan chặt chẽ đến các lợi ích vật chất, tiền bạc, tài sản: động cơ vụ lợi, phương tiện thanh toán, hậu quả tội phạm,… Do vậy đối với các loại tội phạm này nhà làm luật đã hết sức chú ý đến các chế tài có thuộc tính vật chất, hướng đến loại bỏ các điều kiện phạm tội, ngăn ngừa tội phạm về mặt vật chất cũng như về mặt tâm lí hưởng lợi từ tội phạm. Tinh thần này cũng được các Toà án áp dụng nhất quán trong công tác xét xử thể hiện qua việc tất cả các vụ án “tổ chức đánh bạc” đều có áp dụng một hay hơn một các chế tài kinh tế đó.
Ngoài ra, đối với những hành vi tổ chức đánh bạc xét về các yếu tố hành vi khách quan, độ tuổi,… đều thoả mãn nhưng chủ thể đã thực hiện nó trong khi mắc các bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của bản thân, Toà án sẽ áp dụng biện pháp tư pháp “bắt buộc chữa bệnh” đối với người này. Trên thực tế, trường hợp này hầu như không bắt gặp.
3.3. Một số tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự thường được áp dụng đối với người phạm tội “tổ chức đánh bạc” được qui định trong BLHS
Một hành vi nguy hiểm cho xã hội sau khi đã thoả mãn các dấu hiệu trong cấu thành tội phạm sẽ được Toà án xem xét có hay không có các tình tiết tăng nặng định khung, để từ đó đặt hành vi phạm tội vào tương ứng với một khung hình phạt mà Điều luật đã qui định. Hội đồng xét xử căn cứ vào các tình tiết tăng nặng (qui định tại Điều 48 BLHS 1999), giảm nhẹ (qui định tại Điều 46 BLHS 1999 và các tình tiết khác không qui định trong luật) ấn định một mức hình phạt cụ thể cho bị cáo. Về nguyên tắc chung, hình phạt áp dụng đối với người phạm tội “tổ chức đánh bạc” phải thuộc khung xét xử Điều 249 qui định, tuy nhiên với một số trường hợp đặc biệt Điều 47 BLHS 1999 cho phép Hội đồng xét xử có thể quyết định một mức hình phạt thấp hơn mức hình phạt tối thiểu của khung.
Tình tiết tăng nặng thường được áp dụng đối với người phạm tội “tổ chức đánh bạc” gồm: “Phạm tội nhiều lần”, “tái phạm”, “phạm tội có tổ chức”.
Phạm tội nhiều lần được hiểu là người phạm tội thực hiện nhiều hành vi phạm tội cùng loại và tất cả các lần phạm tội trước đó đều chưa bị xét xử. Có thể thấy rằng các đối tượng “tổ chức đánh bạc” thường hình thành ý định thực hiện tội phạm nhiều lần, liên tục nhằm thu về một cách đều đặn các khoản lợi nhuận phi pháp. Có thể minh chứng điều này qua thực trạng diễn biến tội phạm “tổ chức đánh bạc” dưới hình thức lô đề: Các chủ đề thường thuê một số đối tượng khác ghi thuê. Các đối tượng này có nhiệm vụ ghi đề, lô cho khách chơi, chuyển tiền về cho chủ đề và được hưởng phần trăm tính trên số tiền ghi được trong ngày. Tội phạm “tổ chức đánh bạc” dưới dạng này được các đối tượng thực hiện liên tục trong tất cả các ngày trong năm, dựa trên kết quả xổ số mở thưởng hàng ngày. Hình thức đánh bạc này đặc biệt cuốn hút được số lượng người tham gia đông, do vậy số tiền đánh bạc ở từng ngày gần như luôn luôn thoả mãn được dấu hiệu về quy mô của hành vi khách quan. Nghĩa là, trong hầu hết các trường hợp, ở mỗi lần thực hiện, hành vi của các chủ đề đều cấu thành tội “tổ chức đánh bạc”. Số lần phạm tội này trên thực tế sẽ được các chủ đề thực hiện liên tục cho tới khi bị cơ quan chức năng phát hiện và bắt giữ. Ở đây, người phạm tội không chỉ lặp lại về hành vi phạm tội, mà các hành vi này đều cùng loại, điều đó thể hiện người này có ý thức phạm tội cao và bản chất phạm tội là rõ ràng. “Phạm tội nhiều lần” phản ánh tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội cao hơn trường hợp phạm tội một lần, số lần phạm tội càng nhiều thì tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội càng cao.
“Tái phạm” là trường hợp đã bị kết án, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý hoặc phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do vô ý. Đây là trường hợp người phạm tội đã được giáo dục cải tạo nhưng sau đó vẫn tiếp tục phạm tội, thể hiện tính nguy hiểm cao hơn trường hợp phạm tội nhiều lần. Trong “phạm tội nhiều lần”, người phạm tội thực hiện tội phạm lặp lại khi chưa được giáo dục cải tạo, do vậy có tính nguy hiểm cho xã hội thấp hơn. Có thể thấy ở đây, cả “phạm tội nhiều lần”, “tái phạm”, “tái phạm nguy hiểm” đều phản ánh tính lặp lại hành vi phạm tội của chủ thể. Khi hành vi phạm tội không thuộc vào một trong hai tình tiết định khung tăng nặng là “thu lợi bất chính lớn, rất lớn, đặc biệt lớn” và “có tính chất chuyên nghiệp”, chúng ta có thể xếp theo thứ tự tăng dần về mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội “tổ chức đánh bạc” ở vào ba trường hợp lặp lại đó như sau: Hành vi phạm tội “tổ chức đánh bạc” thuộc vào trường hợp “phạm tội nhiều lần” có mức nguy hiểm thấp nhất, trường hợp “tái phạm” có mức nguy hiểm cao hơn. Trường hợp “tái phạm nguy hiểm” là trường hợp có mức độ nguy hiểm cao nhất, người phạm tội sẽ bị áp dụng tình tiết định khung tăng nặng với mức phạt hình tù từ ba đến mười năm tù. Như vậy, với hai tình tiết “phạm tội nhiều lần” và “tái phạm” thấp hơn về mức độ nguy hiểm, người phạm tội sẽ chỉ bị xét xử theo khoản 1 Điều 249 với chế tài là phạt tiền hoặc tù có thời hạn, khung hình phạt tù từ một đến năm năm, bởi lẽ hai tình tiết này tuy đã làm tăng lên mức độ nguy hiểm của hành vi “tổ chức đánh bạc”, nhưng vẫn được nhà làm luật đánh giá là chưa tới mức cần thiết phải chuyển lên khung hình phạt có tính chất nghiêm khắc hơn.
Một điều cần lưu ý, do tội phạm “tổ chức đánh bạc” luôn luôn được thực hiện với lỗi cố ý, nên, một người đã phạm tội “đánh bạc”, “tổ chức đánh bạc” hoặc “gá bạc”, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội “tổ chức đánh bạc” thì thuộc vào trường hợp “tái phạm”. Tuy vậy nếu dấu hiệu này đã được xét tới là một dấu hiệu định tội thì sẽ không được áp dụng là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội (khoản 2 Điều 48 BLHS 1999). Điều này nhằm tránh hiện tượng tính nguy hiểm của hành vi phạm tội bị đẩy lên vượt quá so thực tế khách quan do việc chủ thể tiến hành tố tụng xem xét hai lần cùng một tình tiết.
Trong thực tiễn xét xử các vụ án “tổ chức đánh bạc” những năm gần đây, số lượng các vụ án trong đó bọn tội phạm hoạt động có sự cấu kết chặt chẽ, có sự phân công vai trò, trách nhiệm của từng đối tượng,… đang có chiều hướng gia tăng. Điển hình cho trường hợp này là một số sòng bạc do các đối tượng nước ngoài tổ chức đã bị các cơ quan chức năng phát hiện và triệt tiêu. Các đối tượng chủ mưu đã xây dựng sòng bạc lớn, nguỵ trang bên ngoài dưới dạng một khách sạn, có phân công rạch ròi bộ phận bảo vệ, bộ phận nhân viên phục vụ đánh bạc, quản lý qua camera,… thể hiện tính tổ chức chặt chẽ cao trong hoạt động phạm tội. Phương thức hoạt động này thể hiện tính nguy hại rất cao cho xã hội, tất yếu đòi hỏi áp dụng một mức hình phạt nghiêm khắc mới có thể trừng trị, răn đe và giáo dục các đối tượng này, ngăn chặn tội phạm mới.
CHƯƠNG IV
THỰC TIỄN XÉT XỬ, NHỮNG VƯỚNG MẮC VÀ KIẾN NGHỊ
BLHS qua nhiều lần sửa đổi (1999, 2009) thể hiện sự tiến bộ, theo kịp với yêu cầu đấu tranh chống tội phạm nói chung và tội phạm “tổ chức đánh bạc” nói riêng. Tuy vậy với đặc điểm các vụ án về tội phạm này đang có xu hướng gia tăng mạnh về số lượng và mức độ phức tạp nên trong thực tiễn xét xử vẫn còn tồn tại những vướng mắc, các quan điểm chưa thống nhất về cách hiểu và áp dụng pháp luật mà chúng tôi xin đề cập sau đây.
4.1 Những vướng mắc trong thực tiễn xét xử
4.1.1 Tổ chức trong “tổ chức đánh bạc” và “đồng phạm có tổ chức”
Một vấn đề gặp phải trong thực tiễn là đôi khi những người tiến hành tố tụng có sự nhầm lần giữa khái niệm “đồng phạm có tổ chức” hay “phạm tội có tổ chức” với tư cách là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự hoặc tình tiết tăng nặng định khung hình phạt với dấu hiệu “tổ chức” trong tội “tổ chức đánh bạc”. Theo chúng tôi đây là hai khái niệm hoàn toàn khác biệt.
“Phạm tội có tổ chức” hay “đồng phạm có tổ chức” là trường hợp nhiều người cùng cố ý thực hiện tội phạm mà giữa họ có sự cấu kết chặt chẽ (khoản 3 Điều 17 BLHS). Về hình thức ghi nhận trong luật, dấu hiệu này được qui định là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự tại điểm a khoản 1 Điều 48 và là tình tiết định khung tăng nặng trong một số loại tội, khác với “tổ chức” trong “tổ chức đánh bạc” là dấu hiệu định tội trong cấu thành cơ bản của tội danh. Nói tới “phạm tội có tổ chức” là nói tới số nhiều người, giữa họ có sự cấu kết chặt chẽ trong thực hiện hành vi phạm tội: có thể là phân công thực hiện các hành vi, phân công người thực hiện, người canh gác, người chuẩn bị công cụ, phương tiện phạm tội,… Còn nói tới “tổ chức đánh bạc” thì có thể là nhiều người “tổ chức đánh bạc” hoặc cũng có thể chỉ một người có hành vi “tổ chức đánh bạc” (một người đứng ra tổ chức chiếu bạc). “Tổ chức” trong “đồng phạm có tổ chức” phản ánh phương thức thực hiện hành vi phạm tội, nghĩa là hành vi phạm tội có thể được thực hiện theo hoặc không theo phương thức này. Trong khi đó, “tổ chức” trong cấu thành cơ bản tội “tổ chức đánh bạc” là chỉ tới bản thân hành vi tổ chức: chủ mưu, rủ rê, lôi kéo kích động. Và do vậy sẽ có trường hợp tội “tổ chức đánh bạc” được thực hiện bằng phương thức “đồng phạm có tổ chức”. Khi đó dấu hiệu “có tổ chức” được thể hiện ở cả đặc điểm bắt buộc của hành vi khách quan và phương thức thực hiện của hành vi khách quan đó. Có thể minh chứng bằng vụ án sau:
Tháng 8/2008, Nguyễn Mạnh H bị bắt quả tang khi đang tổ chức sới bạc cho hơn 30 con bạc tới chơi, thu tại chỗ 125 triệu đồng cùng nhiều dụng cụ, phương tiện dùng để đánh bạc. Với hành vi này, H bị tuyên phạt ba năm tù giam nhưng chưa thi hành án. Trong thời gian chờ thi hành án, H tiếp tục tổ chức sới bạc cho các con bạc đến chơi nhưng với quy mô lớn hơn và hình thức tổ chức cũng tinh vi hơn. Cụ thể, H tuyển thêm 3 đối tượng là L, N và Q cùng M (vợ H), phân công mỗi người này đảm nhiệm một khâu từ tìm thuê địa điểm, trông giữ phương tiện của các con bạc đến việc cảnh giới, canh gác. H chọn những nhà dân ở sâu trong ngõ, thuê làm địa điểm mở sới và liên tục thay đổi địa điểm, phân công cho L tuyển người tổ chức từ 2 đến 3 trạm gác từ đầu ngõ vào sới, phân công Q cắt cử người đứng quanh khu vực trụ sở Công an, cổng UBND xã, làm nhiệm vụ cảnh giới, cứ 30 phút lại dùng điện thoại di động báo cáo tình hình cho năm bị cáo cầm đầu biết để đối phó.
Với những hành vi trên năm bị cáo bị Toà án nhân dân huyện T xét xử về tội danh “tổ chức đánh bạc” nhưng không áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội có tổ chức”. Theo chúng tôi, Hội đồng xét xử đã tuyên đúng tội danh nhưng là thiếu sót khi không áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội có tổ chức”. Nguyên nhân của thiếu sót này là do Hội đồng xét xử đã nhầm lẫn giữa “phạm tội có tổ chức” với dấu hiệu “tổ chức” trong “tổ chức đánh bạc”, dẫn đến việc cho rằng tình tiết đó đã nằm trong cấu thành tội phạm “tổ chức đánh bạc” nên không áp dụng lại. Có thể thấy cùng là hành vi “tổ chức đánh bạc” nhưng hành vi mà các bị cáo thực hiện có sự cấu kết chặt chẽ, thống nhất cao về ý định, việc thực hiện tội phạm, tinh vi hoá hoạt động nhằm che giấu các cơ quan chức năng thể hiện tính nguy hiểm cao vượt quá so với một tội phạm “tổ chức đánh bạc” thông thường. Như vậy không áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội có tổ chức” một mặt là thiếu sót trong áp dụng phát luật, mặt khác sẽ khiến hình phạt được quyết định khó có thể tương xứng với tính nguy hiểm thực tế của hành vi.
4.1.2 Về khái niệm “tiền và hiện vật”
Tại Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 của Hội đồng thẩm phán Toà án Tối cao hướng dẫn áp dụng một số qui định của BLHS, “tổ chức đánh bạc” được coi là “với quy mô lớn” khi:
“….
* Tổng số tiền hoặc hiện vật dùng để đánh bạc trong cùng một lúc có giá trị từ mười triệu đồng trở lên.”
Trong đó, tiền hoặc hiện vật dùng để đánh bạc gồm:
“* Tiền hoặc hiện vật dùng để đánh bạc thu giữ được trực tiếp tại chiếu bạc.
* Tiền hoặc hiện vật thu giữ được trong người con bạc mà có căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng để đánh bạc.
* Tiền hoặc hiện vật thu giữ ở những nơi khác mà có đủ căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng để đánh bạc.”
Khái niệm “tiền và hiện vật” này dù trên thực tế đã được áp dụng là căn cứ để các chủ thể tiến hành tố tụng áp dụng pháp luật tuy nhiên qua thực tiễn xét xử cho thấy nội hàm của khái niệm chưa thể bao quát được hết phạm vi các phương tiện thanh toán các đối tượng đánh bạc sử dụng. Nó dẫn đến thực trạng tồn tại sự không đồng nhất giữa qui định trong luật và áp dụng của các cơ quan tiến hành tố tụng.
Tiền và hiện vật được hiểu theo nghĩa thông thường chỉ bao gồm tiền và các vật dụng như đồng hồ đeo tay, dây chuyền, xe máy, xe ô tô,… Tuy vậy trong thực tiễn điều tra, truy tố và xét xử của các cơ quan tiến hành tố tụng đã chứng minh giấy tờ có giá hay quyền tài sản,… đều đã được sử dụng làm phương tiện thanh toán giữa các đối tượng khi tham gia đánh bạc. Do mâu thuẫn này mà có quan điểm cho rằng “tiền và hiện vật” phải được hiểu bao gồm cả các loại tài sản như giấy tờ có giá, quyền tài sản,…
Chúng tôi không đồng tình với quan điểm này bởi lẽ: Thứ nhất không thể xếp giấy tờ có giá, quyền tài sản vào một dạng của tiền tệ. Giấy tờ có giá tuy chứng minh quyền sở hữu của chủ thể đối với một giá trị tiền tệ nhất định nhưng không thể đồng nhất với tiền tệ. Người sở hữu không trực tiếp nắm lượng tiền đó mà phải thông qua giấy tờ có giá chứng minh quyền sở hữu và chỉ có thể chuyển thành tiền mặt khi những có điều kiện nhất định được xác lập trên thực tế. Thứ hai, nếu đặt hai loại tài sản này vào một dạng của hiện vật cũng không phù hợp. Nhắc đến giấy tờ có giá và quyền tài sản với tư cách là hiện vật nghĩa là chỉ nhắc đến những “tờ giấy” mà trong đó ghi nội dung chứng minh quyền sở hữu hoặc một trong các quyền năng thuộc quyền sở hữu (quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt) đối với khoản tiền hoặc tài sản đó. Đặc biệt với quyền tài sản có trường hợp tài sản chưa tồn tại trên thực tế mà sẽ xuất hiện trong tương lai thì không thể coi đó là một hiện vật. Việc các đối tượng sử dụng trên chiếu bạc “những tờ giấy” thực chất là giải quyết được thua bằng quyền sở hữu một khoản tiền tệ và những quyền nhất định đối với tài sản.
Thực tiễn xét xử tội phạm “tổ chức đánh bạc” Hội đồng xét xử khi nghị án đều dựa trên tổng giá trị các tài sản người phạm tội “đánh bạc” để định tội hoặc xếp khung mà không chỉ giới hạn trong tổng giá trị “tiền và hiện vật”. Theo chúng tôi, cách giải quyết này là hoàn toàn hợp lý, từ đó mới có thể xác định được đúng tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi, là căn cứ để định tội danh và quyết định hình phạt. Mặc dù vậy xét trên các nguyên tắc áp dụng luật điều này trái với hướng dẫn theo Nghị quyết, không đảm bảo nguyên tắc pháp chế trong pháp luật hình sự. Do vậy, theo chúng tôi cần thiết sửa đổi cụm từ “tiền và hiện vật” thành “tiền, hiện vật và các tài sản khác”. Qui định như vậy một mặt có thể đáp ứng yêu cầu bao quát hết các phương tiện thanh toán trên thực tế trong đó nhấn mạnh vào “tiền và hiện vật” là các phương tiện đang được các đối tượng sử dụng phổ biến tại thời điểm hiện tại, mặt khác cũng thể hiện được tính dự báo của Điều luật khi trong thời gian tới các sản phẩm của nền kinh tế hiện đại như tiền trên tài khoản, tín dụng,… có xu hướng được gia tăng sử dụng trong việc giải quyết được thua giữa các đối tượng tham gia đánh bạc.
4.1.3 Về dấu hiệu “đã bị xử phạt hành chính về các hành vi đánh bạc, tổ chức đánh bạc hay gá bạc … mà còn vi phạm”
Hành vi tổ chức đánh bạc khi thoả mãn dấu hiệu “đã bị xử phạt hành chính về các hành vi đánh bạc, tổ chức đánh bạc hay gá bạc… mà còn vi phạm” hoặc có “quy mô lớn” sẽ thể hiện tính nguy hiểm cao cho xã hội, chủ thể thực hiện có năng lực trách nhiệm hình sự phải chịu hình phạt. Dấu hiệu này chính là lằn ranh để xác định một hành vi “tổ chức đánh bạc” là vi phạm hành chính hay tội phạm. Vấn đề đặt ra trong thực tiễn xét xử về loại tội phạm này: Liệu trong mọi trường hợp, khi một người đã bị xử phạt hành chính về hành vi “cờ bạc”, chưa được xoá bỏ tiền sự đó, lại tiếp tục vi phạm có đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Xoay quanh nó có hai quan điểm:
Quan điểm thứ nhất cho rằng: Theo đúng qui định của Điểu 249 BLHS, bất kỳ người nào khi đã bị xử phạt hành chính về hành vi “tổ chức đánh bạc”, “gá bạc” hay “đánh bạc”, khi chưa được xoá tiền sự trong nhóm các hành vi “cờ bạc” trên mà tiếp tục có hành vi “tổ chức đánh bạc” đều phải bị xử lý hình sự. Bởi lẽ, người này đã bị xử phạt hành chính trong một thời gian gần (chưa được xoá tiền sự) lại tiếp tục vi phạm. Điều đó chứng tỏ chế tài hành chính đã được áp dụng nhưng chưa đủ sức răn đe, giáo dục nên hành vi vi phạm mới phải được coi là tội phạm và chủ thể phải chịu hình phạt với chế tài nghiêm khắc hơn.
Quan điểm thứ hai cho rằng: Tuy Điều 249 có qui định dấu hiệu “đã bị xử phạt hành chính về …” là một tình tiết định tội đối với người phạm tội “tổ chức đánh bạc” nhưng trong thực tiễn tiến hành tố tụng thấy rằng không phải trong tất cả các trường hợp hành vi mới (hành vi “tổ chức đánh bạc”) của chủ thể đều phản ánh tính nguy hiểm cao cho xã hội đến mức người đó cần phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà có trường hợp cần truy cứu trách nhiệm hình sự, có trường hợp chỉ nên tiếp tục xử lý hành chính. Để xác định được trường hợp nào phải xử lý hình sự, trường hợp nào không, cần xem xét đến tính chất và mức độ nguy hiểm của cả vi phạm đã bị xử lý và vi phạm mới. Trong trường hợp cả hai lần đều có tính chất nhỏ nhặt thì chỉ nên tiếp tục xử lý hành chính, coi đó là trường hợp “tái phạm hành chính”. Trong trường hợp cả hai lần vi phạm hoặc vi phạm mới có tính chất và mức độ nguy hiểm cao thì mới cần phải truy cứu trách nhiệm hình sự.
Chúng tôi đồng tình với quan điểm thứ hai bởi lẽ, một hành vi vi phạm pháp luật chỉ được coi là tội phạm khi nó phản ánh tính nguy hiểm cao cho xã hội. Những hành vi vi phạm chưa đến mức xử lý hình sự được xếp vào các vi phạm hành chính và người thực hiện chịu các chế tài hành chính. Theo sự tăng dần của tính chất nguy hiểm cho xã hội có thể xếp các hành vi vi phạm như sau: hành vi vi phạm hành chính lần đầu, “tái phạm hành chính”, sau đó là tội phạm và “tái phạm”, “tái phạm nguy hiểm”. Như vậy một người đã có hành vi vi phạm hành chính lần đầu về “cờ bạc” khi thực hiện hành vi vi phạm mới thì tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi mới có thể được đẩy lên đến mức tương ứng với “tái phạm hành chính” hoặc tội phạm. Khi cả hai hành vi được coi là những vi phạm hành chính ở mức độ nghiêm trọng trong sự xem xét độc lập chúng hoặc hành vi sau thể hiện sự lặp lại phản ánh bản chất phạm tội cố hữu, tính nguy hiểm cao hơn hẳn hành vi cũ thì hành vi mới có thể được coi là tội phạm. Còn khi mà hành vi cũ không có tính nguy hại cao, hành vi mới chỉ thể hiện tính lặp lại nhỏ nhặt thì nó sẽ không phản ánh tính nguy hiểm cao cho xã hội đến mức phải xử lý hình sự. Trường hợp này hành vi mới chỉ nên được coi là “tái phạm hành chính” với hậu quả pháp lý bất lợi cho người vi phạm là bị buộc chấp hành chế tài hành chính nghiêm khắc hơn. Để có được sự thống nhất và áp dụng phù hợp với tinh thần của Điều luật cũng như với thực tiễn, theo chúng tôi cần có sự hướng dẫn và giải thích cụ thể trong các văn bản pháp luật.
4.1.4 Liên từ “và” trong cụm từ “đã bị xử phạt hành chính về hành vi qui định tại Điều này và Điều 248”
Theo chúng tôi liên từ “và” ở đây không thể hiện được chính xác nội dung nhà làm luật muốn phản ánh trong cấu thành tội phạm. Thực chất Điều luật muốn thể hiện dấu hiệu chủ thể đã thực hiện một trong các hành vi “tổ chức đánh bạc”, “gá bạc” hay “đánh bạc”, nhưng với việc sử dụng liên từ “và” nên cụm từ này mang nghĩa là chủ thể của tội phạm “tổ chức đánh bạc” phải đã thực hiện đầy đủ cả ba hành vi đó. Do nguyên nhân này mà dù trong thực tiễn xét xử, các Toà án vẫn áp dụng theo cách hiểu đúng thì về bản chất là hợp lý, phù hợp với ý chí thực của nhà lập pháp, nhưng về hình thức lại trái với biểu hiện chính thức của luật (về nội dung hành vi có tính nguy hiểm cho xã hội cao, cần xử lý hình sự nhưng về hình thức nó lại không thoả mãn tính trái pháp luật hình sự). Do vậy, theo chúng tôi, cần thiết sửa đổi cụm từ “đã bị xử phạt hành chính về hành vi qui định tại Điều này và Điều 248” để tạo cách hiểu và áp dụng thống nhất, đúng với ý định của nhà làm luật.
4.1.5 Về hình phạt tiền
- Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính
Đối với hình phạt tiền, BLHS 1999 qui định mức phạt tiền theo hai cách: qui định mức phạt tiền cụ thể với việc đưa ra khung phạt giới hạn mức tối thiểu và tối đa hoặc chỉ đưa ra giới hạn tối đa; qui định mức tiền bằng một số lần giá trị hàng phạm pháp hoặc số lợi bất chính. Đối với tội phạm “tổ chức đánh bạc” hình phạt tiền được qui định là từ mười triệu đồng đến ba trăm triệu đồng, nghĩa là Điều luật chỉ ra giới hạn tối thiểu và giới hạn tối đa của hình phạt này. Khoảng cách giữa giới hạn tối thiểu và tối đa trong cùng khung hình phạt như trên theo chúng tôi là quá rộng, dẫn đến việc mức phạt tiền đôi khi được áp dụng đối với người phạm tội tuỳ tiện, không tương xứng với tính chất mức độ của các hành vi phạm tội tương đồng. Thực tiễn xét xử còn tồn tại hai trường hợp: Trường hợp thứ nhất: các hành vi “tổ chức đánh bạc” có tính chất và mức độ nguy hiểm tương đồng nhau cùng được truy tố và xét xử theo khoản 1, đồng thời các yếu tố về nhân thân, tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng như nhau nhưng các bị cáo bị xử phạt các mức tiền hết sức chênh lệch nhau. Trường hợp thứ hai: Các hành vi tuy thực chất có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không tương đồng nhưng hai hành vi đều bị truy tố, xét xử theo khoản 1 với chung khung phạt tiền duy nhất (do hành vi nguy hiểm hơn không có tình tiết tăng nặng để đẩy khung), mức phạt tiền tuyên với hai bị cáo lại gần như không chênh lệch. Như vậy, với cả hai trường hợp luôn có ít nhất một hành vi phạm tội không được tuyên mức án tương đồng, hoặc cao hơn hoặc thấp hơn so với tính nguy hiểm của hành vi. Điều này làm giảm cả ý nghĩa trừng phạt và tác dụng răn đe, giáo dục của hình phạt tiền.
Vì vậy, theo chúng tôi cần thiết hoặc rút ngắn sự cách biệt giữa hai giới hạn tối đa hoặc tối thiểu (nhằm loại bỏ trường hợp thứ nhất) hoặc phân hoá chúng thành nhiều khung hình phạt khác nhau giống như đối với tù có thời hạn (nhằm loại bỏ trường hợp hai).
- Phạt tiền được áp dụng là hình phạt bổ sung
Khi được áp dụng là hình phạt bổ sung đối với tội phạm “tổ chức đánh bạc”, phạt tiền có giới hạn tối thiểu là năm triệu đồng và giới hạn tối đa là một trăm triệu đồng. Nghĩa là cũng chỉ có một khung phạt tiền duy nhất được áp dụng chung cho tất cả các hành vi “tổ chức đánh bạc” dù chúng được xét xử theo khoản 1 hay 2. Trong khi đó hành vi phạm tội “tổ chức đánh bạc” được xếp ở hai khoản này có tính chất và mức độ nguy hiểm rất khác nhau. Mặt khác, như đã phân tích ở trên, hình phạt tiền do đặc tính tác động vào yếu tố kinh tế của người phạm tội nhằm hạn chế, xoá bỏ phương tiện hoạt động, động cơ vụ lợi của họ được các Toà án áp dụng thường xuyên trong thực tiễn, dẫn đến việc áp dụng hình phạt này đôi khi tuỳ tiện, làm hạn chế ý nghĩa hỗ trợ của hình phạt bổ sung cho hình phạt chính trong tác dụng giáo dục, cải tạo người phạm tội và ngăn ngừa tội phạm mới.
Để khắc phục điều này, theo chúng tôi hình phạt tiền khi áp dụng là hình phạt bổ sung cũng cần được phân hoá ra các khung hình khác nhau tại các khoản của Điều luật. Như vậy sẽ đặt tương ứng được phạt tiền bổ sung với các khung hình phạt tù có thời hạn được áp dụng là hình phạt chính và đạt được mục đích tương hỗ của hình phạt bổ sung đối với hình phạt chính.
- Giới hạn tối đa của mức phạt tiền
Hình phạt tiền khi được áp dụng thì yêu cầu đặt ra là số tiền phạt và giá trị tài sản bị tịch thu đặt trong tương quan tổng thể các hình phạt áp dụng với người phạm tội phải đạt tác dụng hạn chế hoặc xoá bỏ động cơ vụ lợi của họ, ngăn chặn việc phạm tội trở lại. Điều này có thể hình dung một cách dễ hiểu: khi xem xét hai lợi ích, lợi ích thu được từ việc “tổ chức đánh bạc” và lợi ích sẽ bị mất đi nếu chấp hành hình phạt, người phạm tội phải thấy rõ được rằng những lợi ích mất đi lớn hơn hẳn so với những gì mà họ có thể thu được từ phạm tội, nên sẽ có sự cân nhắc loại bỏ lựa chọn bất hợp pháp. Tất nhiên, việc cân nhắc lợi ích mà chúng tôi nói tới chỉ mang ý nghĩa tương đối, bởi quyết định phạm tội của chủ thể còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố phức tạp khác cả về chủ quan lẫn khách quan. Tuy vậy đây vẫn là một trong tổng thể các yêu cầu cần đạt được nhằm mang lại tác dụng giáo dục, cải tạo và ngăn ngừa chủ thể phạm tội, phạm tội lại.
Để đạt được mục đích trên theo chúng tôi các mức phạt tiền và tịch thu tài sản cần phải có được giới hạn tối đa đủ lớn. Nếu như đối với hình phạt tịch thu tài sản yêu cầu trên đã được thoả mãn, thì đối với phạt tiền, mức cao nhất của khung vẫn chưa đáp ứng được. Bởi lẽ, tình hình tội phạm “cờ bạc” trên thực tế diễn ra theo xu hướng tăng nhanh về quy mô vụ đánh bạc. Trong nhiều vụ án giá trị tiền, tài sản một lượt đánh bạc đã lên tới hàng tỷ đồng (chiếm phần nhiều ở hình thức cá cược bong đá). Trong khi đó mức cao nhất của khung phạt tiền nếu là hình phạt bổ sung là 100 triệu đồng, nếu là hình phạt chính mới chỉ là 300 triệu đồng. Đặt một phép so sánh nhỏ thì thấy rằng khoản tiền phạt tối đa mà người bị kết án phải chịu so với lợi ích có thể thu về từ việc “tổ chức đánh bạc” là quá chênh lệch. Nguyên nhân này khiến cho hình phạt tiền khó có thể đạt được mục đích giáo dục cải tạo đối với người phạm tội và làm hạn chế tác dụng ngăn ngừa điều kiện kinh tế phát sinh tội phạm “tổ chức đánh bạc”. Muốn hạn chế tội phạm “tổ chức đánh bạc” mới và ngăn ngừa việc phạm tội “tổ chức đánh bạc” trở lại thì hình phạt tiền phải có đủ “sức nặng” để buộc chủ thể phải cân nhắc hai lợi ích kể trên. Theo chúng tôi, chỉ khi có được một giới hạn tối đa mới đủ lớn thì việc áp dụng hình phạt tiền với tội phạm “tổ chức đánh bạc” mới có thể mang lại hiệu quả tối đa trong việc giáo dục, cải tạo người phạm tội, ngăn ngừa tội phạm mới.
4.1.6 Tù có thời hạn là hình phạt chính duy nhất đối với tội “tổ chức đánh bạc”?
Do xu hướng gia tăng về số lượng và tính chất nghiêm trọng của tội phạm “tổ chức đánh bạc” nên trong thực tiễn công tác tư pháp tồn tại quan điểm cho rằng cần thiết phải áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với mọi hành vi “tổ chức đánh bạc” mới thể hiện đước tính răn đe cao. Hình phạt tiền chỉ nên được áp dụng là hình phạt bổ sung mà không thể là hình phạt chính. Qui định nghiêm khắc như vậy mới có thể làm giảm đáng kể cả về số lượng, quy mô và tính nghiêm trọng của các vụ án “tổ chức đánh bạc”.
Chúng tôi không đồng tình với quan điểm này bởi lẽ: Người phạm tội khi thực hiện hành vi phạm tội đã phủ định lại những yêu cầu của xã hội. Trong khi hoàn toàn có thể lựa chọn những xử sự phù hợp với đòi hỏi của xã hội thì người phạm tội đã lựa chọn xử sự đi ngược lại với các đòi hỏi đó. Điều này có thể xuất phát từ nhận thức không đúng đắn về các đòi hỏi của xã hội, hoặc tuy rằng đã nhận thức được nhưng do động cơ vụ lợi thúc đẩy mà họ hình thành quyết tâm phạm tội. Vì thế trách nhiệm hình sự và hình phạt trong luật hình sự Việt Nam ngoài ý nghĩa trừng trị người phạm tội luôn đặt lên trước và cao hơn yêu cầu giáo dục, đưa người phạm tội trở lại cuộc sống bình thường.
Hình phạt tù có thời hạn bên cạnh ưu điểm về tính nghiêm khắc cũng vẫn có những điểm hạn chế khi áp dụng với người phạm tội “tổ chức đánh bạc”. Hình phạt này buộc người phạm tội phải được đưa vào một môi trường cách li với bên ngoài cũng đồng nghĩa với việc họ sẽ bị cách li với các ứng xử thường nhật của đời sống xã hội. Mặc dù các biện pháp giáo dục trong trại giam hướng tới việc giáo dục ý thức người phạm tội trở lại với các đòi hỏi xã hội mà họ đã không đáp ứng khi thực hiện hành vi phạm tội nhưng lại đánh mất đi phần lớn các điều kiện sống bình thường góp phần tạo nên các xử sự tuân theo tổng thể các đòi hỏi khác của xã hội. Vì thế chỉ nên áp dụng hình phạt tù có thời hạn khi hành vi của người phạm tội “tổ chức đánh bạc” đã ở tính chất và mức độ nguy hiểm cao nhằm cách li họ khỏi môi trường cũ có chứa các điều kiện thúc đẩy tội phạm. Từ những phân tích trên, theo chúng tôi qui định của Điều luật cho phép Hội đồng xét xử được lựa chọn giữa hai hình phạt chính là phạt tiền và phạt tù có thời hạn tại khoản 1 Điều 249 là hết sức đúng đắn, phù hợp với thực tiễn xét xử và yêu cầu, mục đích của hình phạt.
4.2 Một số kiến nghị
– Thứ nhất: Sửa điểm 6, điểm 7 Mục I Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 theo hướng mở rộng đối tượng vật chất dùng để đánh bạc. Cụ thể: Tại Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP sử dụng cụm từ “tiền và hiện vật“
Nay đề nghị sửa thành :
“tiền, hiện vật và các tài sản khác”.
– Thứ hai: Tại khoản 1 Điều 249 BLHS 1999, cụm từ
“đã bị xử phạt hành chính về hành vi qui định tại Điều này và Điều 248”
Nay đề nghị sửa là:
“đã bị xử phạt hành chính về một trong các hành vi qui định tại Điều này hoặc Điều 248”.
– Thứ ba: Rút ngắn sự cách biệt giữa hai giới hạn tối đa và tối thiểu của khung hình phạt tiền chính hoặc phân hoá chúng thành nhiều khung hình phạt khác nhau giống như đối với hình phạt tù có thời hạn.
– Thứ tư: Tăng mức phạt tiền tối đa áp dụng với tội phạm “tổ chức đánh bạc”.
KẾT LUẬN
‘‘Cờ bạc’’ là hiện tượng xuất hiện khá sớm trong lịch sử nước ta. Điều này được kiểm chứng qua các qui định của nhà làm luật thời phong kiến. Trong bộ Quốc triều hình luật 1483 có qui định “người nào tụ họp đánh bạc thì bị tội đánh ba trượng…, thưởng cho người cáo giác. Người đứng đầu hay tái phạm tội thì bị tội thêm một bậc. Người a tòng phạm tội giảm một bậc. Những tiền trong sòng bạc và những văn tự vay nợ mua bán vì đánh bạc đều sung công. Đánh bạc trong khi có quốc tang thì bị tội thêm một bậc.” Và sau đó cũng được qui định trong Hoàng Việt hình luật 1933. Ngay từ trong chế độ phong kiến, hành vi “tổ chức đánh bạc” đã được coi là hành vi nguy hiểm cho xã hội, người thực hiện hành vi phải gánh chịu các hình phạt tăng nặng so với hành vi “đánh bạc”, cho đến BLHS 1999 “tổ chức đánh bạc” với hai khung hình phạt qui định tại khoản 1 và 2, hai mức hình phạt cao nhất là năm và mười năm được xếp vào loại tội phạm nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng.
Tội phạm này xâm phạm trực tiếp tới trật tự xã hội, xử sự của người phạm tội không tuân theo các qui tắc bắt buộc đảm bảo lợi ích chung của cộng đồng. Đặt trong hoàn cảnh nước ta, chúng còn đi ngược lại với chủ trương xây dựng nếp sống văn minh, xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của Đảng và Nhà nước, rộng hơn chính là cản trở tiến bộ xã hội. Về hình thức pháp lý, hay nói cách khác là các dấu hiệu pháp lý nhận biết và định tội, cấu thành cơ bản của tội qui định dấu hiệu bắt buộc về hành vi khách quan, hành vi “tổ chức đánh bạc” được thể hiện dưới các dạng thức như chủ mưu, rủ rê, kích động, lôi kéo. Bên cạnh đó hành vi “tổ chức đánh bạc” cũng chỉ có thể được coi là tội phạm khi chủ thể phải là người có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi luật định (từ 14 tuổi trở lên đối với hành vi theo khoản 2, từ 16 tuổi trở lên đối với hành vi theo khoản 1) và có lỗi cố ý trực tiếp khi thực hiện hành vi.
“Tổ chức đánh bạc” là một trong ba tội phạm về “cờ bạc” được qui định trong BLHS 1999, hành vi phạm tội luôn gắn chặt với yếu tố tài sản và lợi ích vật chất. Đặc điểm này dẫn đến các chế tài được áp dụng với người phạm tội ngoài tù có thời hạn, các hình phạt còn lại và biện pháp tư pháp đều mang thuộc tính vật chất, hướng tới mục đích xoá bỏ các điều kiện vật chất của tội phạm và ngăn ngừa tội phạm mới xảy ra.
Xuất phát từ các dấu hiệu pháp lý định tội trong lý luận hình sự và từ công tác thực tiễn xét xử, chúng tôi đưa ra một số khác biệt cơ bản giữa cấu thành tội “tổ chức đánh bạc” và một số tội khác. Điều này, trước tiên nhằm làm rõ hơn các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội “tổ chức đánh bạc”, đồng thời giúp phân biệt, tránh nhầm lẫn với một số tội danh có dấu hiệu khá giống nhau trong công tác xét xử.
Qua các phân tích chi tiết về một số ưu điểm, tiến bộ cũng như những điểm hạn chế, chưa hoàn thiện trong các qui định của Bộ luật Hình sự về tội “tổ chức đánh bạc”, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị để cấp có thẩm quyền nghiên cứu xem xét. Với lượng kiến thức còn hạn hẹp, kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều, trong chuyên đề này, chúng tôi chỉ mong muốn góp một ý kiến nhỏ vào quá trình hoàn thiện BLHS nói chung và với tội phạm “tổ chức đánh bạc” nói riêng, để pháp luật hình sự của Nhà nước ta ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu đấu tranh, phòng chống tội phạm đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất những sai sót có thể xảy ra trong quá trình áp dụng pháp luật./.