Phong toả tài sản để Thi hành án – Điều “Chủ nợ” cần biết!

Chị D gọi ông bà Hậu Hồng là cậu mợ (ruột). D làm nghề cầm cố vs cho vay lãi nặng. 17 lần D vay bà H với tổng tiền là 500 tr, chưa kể lãi. Mỗi lần như vậy, bà H chỉ ghi vào sổ của mình mà không có chữ ký của D. Đến khi làm ăn bết bát, D không trả được lãi nữa và đánh bài bây. Vợ chồng bà Hồng đòi nợ nhưng D không trả vì vin vào cớ không có giấy tờ, bằng chứng gì. Đến khi bà H làm quyết liệt thì D nói chỉ vay có 500.000 đ. Và D còn nói rằng vì Nhung (con gái bà H) vay của D 600tr. Khi nào Nhung trả thì D mới có tiền trả cho cậu mợ.
Lập tức bà Hồng gọi Nhung về ” 3 mặt 1 nhời” và bố trí ghi âm. Trong buổi đối chất ấy, D đã thừa nhận vay số tiền là 500 tr nhưng vẫn khẳng định khi nào Nhung trả 600tr kia thì mới có tiền thanh toán cho bà Hồng. Tại buổi làm việc đó Nhung đã phủ nhận yk của D và D cũng không đưa ra được bằng chứng nào.
Có được băng ghi âm, vợ chồng bà Hồng kiện D để đòi nợ. Qua 2 lần xét xử, D chỉ khai nhận vay nợ 500 ngàn. Nhưng trước chứng cứ không thể chối cãi, TA đã buộc D phải trả cậu mợ số tiền 500 triệu.
Sau khi bản án phúc thẩm có hiệu lực, vợ chồng bà Hồng làm đơn yêu cầu thì hành án (THA). 3 tháng sau, Chi cục THA huyện BV ra quyết định đình chỉ THA vì Dung không có điều kiện để THA. Trước đó, trong quá trình giải quyết vụ án, vì không có người tư vấn nên bà Hồng không yêu cầu TA phong tỏa tài khoản, kê biên hoặc cấm D dịch chuyển, tẩu tán tài sản. Vì thế, trước khi bản án có hiệu lực, D đã kịp “sang tên” chiếc ô tô của mình cho em chồng (lại lách luật). Ngoài ra, D khai nhà ở nhờ bố mẹ; vợ chồng D có ngôi nhà sàn dưới chân núi Ba Vì thì chỉ đứng tên chồng còn đất lại là đất của rừng quốc gia. Cho nên Chi cục THA bó tay mặc dù ngày nào D cũng cưỡi ô tô nghễu nghện qua trước mặt vợ chồng và các con ông Hậu, kèm theo những lời chọc ghẹo, thách thức hết sức nhức nhối.
Nghe đồn gđ D có đất ở quê N, chồng D. Chúng tôi đã đi xác minh và đó là sự thật. Tuy nhiên, mảnh đất đứng tên cả hai người vs giá trị cũng không cao. Vì thế, vợ chồng bà Hồng rất nản, không muốn làm theo con đường LS tư vấn. Chúng tôi đã phân tích là: dù ít cũng phải làm vì nó thể hiện sức mạnh của chính nghĩa, của công lý. Nếu chưa đòi được đủ 500 tr thì khi nào D có tài sản lại tiếp tục yêu cầu THA. Đừng để họ lách luật mà mình bó tay chịu thua rồi bức trí nhờ lực lượng XH đen (như bà Hồng từng thốt lên) thì rất là nguy hiểm, lợi bất cập hại, bởi XH đen (cách nói lóng để chỉ những phần tử bất hảo chuyên đâm thuê, chém mướn và đòi nợ thuê) là con dao 2 lưỡi – người dùng rất dễ đứt tay!
Bài học rút ra là:
– Vay mượn hoặc giao dịch bất luận tài sản gì, đối tượng là ai cũng cần có hợp đồng bằng văn bản, có công chứng, chứng thực càng tốt; chí ít là giấy biên nhận (các cụ từng nói: “giải rút không tin cạp quần”. Câu này tuy thô nhưng chuẩn);
– Nếu không có chứng cứ như trên thì phải bằng mọi cách ghi âm, ghi hình để lấy bằng được chứng cứ khẳng định việc giao dịch, mua bán, vay mượn (như vụ án này);
– Khi đã khởi kiện cần yêu cầu cơ quan TA áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để ngăn chặn việc bị đơn tẩu tán tài sản nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ;
– Việc cung cấp thông tin về tài sản của bị đơn cho cq THA là trách nhiệm và nghĩa vụ của người được THA. Cho nên các bạn phải chủ động những công việc cụ thể nhằm
tìm ra tài sản cố tình giấu giếm và báo cho cơ quan THA để thi hành, tránh bài học đáng tiếc như trên;
– Trong mọi mối quan hệ pháp luật khi phát sinh tranh chấp đều cần sự tư vấn, trợ giúp của Luật sư. Đừng để “nước đến chân mới nhảy” thì… “hứ hự sự đã rồi”!
– Cần kiên nhẫn nhờ PL giải quyết, không nên manh động, nôn nóng mượn tay luật rừng, hậu quả sẽ khôn lường.
Một vụ án nhỏ nhưng cho ta nhiều bài học lớn. Hy vọng mọi người tham khảo bài này để đúc rút kinh nghiệm, đừng lấy bản thân làm bản nháp cho người khác!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *