Phần thứ năm thủ tục giải quyết việc dân sự chương xx quy định chung về thủ tục giải quyết việc dân sự

Điều 311. Phạm vi áp dụng (sửa đổi, bổ sung)
“Toà án áp dụng những quy định của Chương này, đồng thời áp dụng những quy định khác của Bộ luật này không trái với những quy định của Chương này để giải quyết những việc dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7 và 8 Điều 26, các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 7 Điều 28, khoản 1 và khoản 4 Điều 30, khoản 3 Điều 32 của Bộ luật này.
Việc dân sự là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức không có tranh chấp, nhưng có yêu cầu Toà án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý là căn cứ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của mình hoặc của cá nhân, cơ quan, tổ chức khác; yêu cầu Toà án công nhận cho mình quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.”
Đoạn 1 Điều 311 quy định “phạm vi áp dụng” thủ tục giải quyết việc dân sự được quy định tại Chương XX Bộ luật này (từ Điều 312 đến Điều 318). Theo đó, việc áp dụng thủ tục này được “khoanh vùng” trong giới hạn nhất định, nghĩa là, không phải mọi yêu cầu dân sự nào khi Toà án giải quyết cũng được áp dụng thủ tục quy định trong Chương này. Vậy nên, những việc dân sự không nằm trong giới hạn được Điều 311 quy định thì sẽ được giải quyết theo các thủ tục khác. Ví dụ: theo Điều 311 thì những yêu cầu dân sự quy định tại Khoản 5 của Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự không thuộc giới hạn áp dụng thủ tục giải quyết do Chương XX quy định mà được Toà án giải quyết theo thủ tục “công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài” được quy định riêng trong Phần thứ sáu.
Nội dung các Điều luật: 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật tố tụng dân sự quy định Toà án có thẩm quyền giải quyết đối với 22 loại việc dân sự Cụ thể, Điều 26 quy định Toà án có thẩm quyền giải quyết đối với 8 loại yêu cầu dân sự ; Điều 28 quy định Toà án có thẩm quyền giải quyết đối với 7 loại yêu cầu về hôn nhân và gia đình; Điều 30 quy định Toà án có thẩm quyền giải quyết đối với 4 loại yêu cầu về kinh doanh-thương mại và Điều 32 quy định Toà án có thẩm quyền giải quyết đối với 3 loại yêu cầu về lao động. Ngoài ra, còn có các yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh-thương mại, lao động khác mà pháp luật có quy định được các Điều 26, 28 , 30, 32 quy định mở.
Tuy nhiên, Điều 311 đã loại trừ 6/22 loại yêu cầu dân sự. Đó là các yêu cầu dân sự quy định tại khoản 5 (Điều 26); khoản 6 (Điều 28); khoản 1, khoản 2 (Điều 30) và khoản 1, khoản 2 (Điều 32). Vì vậy, khi giải quyết những yêu cầu dân sự này, Toà án sẽ không được áp dụng thủ tục quy định tại Chương XX. Đối với 16/22 loại yêu cầu dân sự còn lại, là những việc được Điều 311 giới hạn thì khi giải quyết, Toà án sẽ áp dụng các quy định tại Chương XX. Đồng thời, Toà án còn được phép áp dụng các quy định khác trong Bộ luật tố tụng dân sự này, miễn là các quy định khác đó không trái với các quy định tại Chương XX. Do đó, cần lưu ý là những quy định tại chương XX được ưu tiên áp dụng để giải quyết việc dân sự, những vấn đề chưa được quy định cụ thể tại chương XX thì được áp dụng các quy định khác của BLTTDS để giải quyết việc dân sự. Ví dụ: các vấn đề thông báo thụ lý việc dân sự, tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết việc dân sự, xác minh thu thập chứng cứ…. trong chương XX không quy định. Vì vậy, để giải quyết các vấn đề này khi giải quyết việc dân sự Thẩm phán cần áp dụng các quy định khác của Bộ luật tố tụng dân sự: đó là các quy định tại Phần những quy định chung và Phần thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm. Khi áp dụng các quy định tại các điều khoản tương tự của BLTTDS, Tòa án cần phải viện dẫn Điều 311 BLTTDS. Ví dụ: khi ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết việc dân sự phải viện dẫn các căn cứ pháp lý là Điều 311 và Điều 189 BLTTDS. Như vậy, khi giải quyết việc dân sự Toà án áp dụng song song, đồng thời cả quy định tại chương XX và cả các quy định khác trong bộ luật tố tụng dân sự.
Trong số 16 yêu cầu dân sự có 02 yêu cầu dân sự được Luật số 65/ 2011/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự quy định bổ sung. Đó là: “Yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu” và “Yêu cầu xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; phân chia tài sản chung để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự” theo quy định tại khoản 6, 7 Điều 26. Quy định bổ sung 02 loại yêu cầu dân sự trên là kết quả của quá trình tổng kết thực tiễn xã hội trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta trong những năm qua và phù hợp với Luật công chứng và Luật Thi hành án dân sự, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.
Nội dung đoạn 2 của Điều 311 đưa ra khái niệm thế nào là “việc dân sự”. Nội dung khái niệm này cho thấy, đặc trưng nổi bật của “việc dân sự” là không có sự tranh chấp quyền lợi giữa các chủ thể. Đây cũng là điểm khác nhau cơ bản về bản chất giữa việc dân sự và vụ án dân sự. Vụ án dân sự được phát sinh là do tranh chấp về quyền lợi, nghĩa vụ dân sự giữa các bên mà tự họ không giải quyết được nên một bên trong số họ đã khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết. “Việc dân sự” chỉ xuất hiện một tuyến chủ thể và chính chủ thể này yêu cầu Toà án, với tư cách “Nhà nước”, xem xét để công nhận hay không công nhận một sự kiện pháp lý nào đó là căn cứ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của mình hoặc của người khác, liên quan tới quyền lợi của mình hoặc của cơ quan, tổ chức khác; yêu cầu Toà án công nhận cho mình quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động. Căn cứ vào mục đích của yêu cầu dân sự, điều luật 311 phân chia “việc dân sự” thành hai loại. Thứ nhất là: loại việc dân sự phát sinh từ yêu cầu Toà án “công nhận hay không công nhận một sự kiện pháp lý nào đó là căn cứ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của mình hoặc của cá nhân, liên quan tới quyền lợi của mình hoặc của cơ quan, tổ chức khác”(ví dụ yêu cầu công nhận sự thoả thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự… ); thứ hai là loại việc dân sự phát sinh từ yêu cầu Toà án công nhận cho mình quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (ví dụ: yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, yêu cầu huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết…).
Điều 312. Đơn yêu cầu Toà án giải quyết việc dân sự (được giữ nguyên)
1. Người yêu cầu Toà án giải quyết việc dân sự phải gửi đơn đến Toà án có thẩm quyền quy định tại mục 2 Chương III của Bộ luật này.
2. Đơn yêu cầu phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm viết đơn;
b) Tên Toà án có thẩm quyền giải quyết đơn;
c) Tên, địa chỉ của người yêu cầu;
d) Những vấn đề cụ thể yêu cầu Toà án giải quyết và lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Toà án giải quyết việc dân sự đó;
đ) Tên, địa chỉ của người có liên quan đến việc giải quyết đơn yêu cầu, nếu có;
e) Các thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu;
g)Người yêu cầu là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ, nếu là cơ quan, tổ chức thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn.
3. Gửi kèm theo đơn yêu cầu là tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.
***
1. Để khởi kiện vụ án dân sự, người khởi kiện phải làm đơn khởi kiện. Còn khi yêu cầu giải quyết việc dân sự người yêu cầu phải làm đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự. Quốc hội khoá XII khi thông qua việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự 2004 đã giữ nguyên nội dung Điều 312 bởi trên thực tế, những quy định về đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Điều 312 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 vẫn đáp ứng được các điều kiện để Toà án thụ lý, giải quyết đúng đắn, kịp thời các yêu cầu dân sự của cá nhân, tổ chức. Do luật không quy định cho phép người yêu cầu được ủy quyền cho người khác thực hiện quyền yêu cầu nên người yêu cầu phải tự mình thực hiện việc yêu cầu mà không có quyền ủy quyền cho người khác đại diện cho mình yêu cầu và nộp đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự.
Hiện nay, khi khởi kiện vụ án dân sự, người khởi kiện sử dụng mẫu đơn khởi kiện (mẫu số 01 Ban hành kèm theo Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12 tháng 5 năm 2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao). Song, rất tiếc là cho đến nay, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao vẫn chưa ban hành được Nghị quyết hướng dẫn thủ tục giải quyết việc dân sự nên mẫu đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự cũng chưa được ban hành Vì vậy, người yêu cầu giải quyết việc dân sự phải căn cứ theo Điều 312 để soạn thảo đơn yêu cầu. Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự phải đảm bảo đầy đủ các nội dung quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e, g khoản 2 Điều 312.
2. Nội dung quy định tại khoản 1 Điều 312 và điểm b khoản 2 Điều 312 chính là nhằm đảm bảo tính kịp thời trong việc đáp ứng yêu cầu của công dân, tổ chức, tránh tình trạng đơn bị gửi vòng vèo, chuyển đi chuyển lại khiến thời gian Toà án giải quyết yêu cầu dân sự bị chậm chễ.
Quy định tại điểm b, c, d, đ, e khoản 2 Điều 312 xuất phát từ các nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân sự: “Quyền yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp” – Điều 4; “ Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự” – Điều 5 và “Cung cấp chứng cứ và chứng minh trong vụ án” – Điều 6; đồng thời là điều kiện, căn cứ để Toà án xem xét, giải quyết các yêu cầu dân sự, bảo đảm quyền, nghĩa vụ hợp pháp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của cá nhân, tổ chức.
Nội dung quy định tại điểm g khoản 2 Điều 312 thể hiện giá trị pháp lý của đơn yêu cầu. Nếu không có việc ký tên hoặc điểm chỉ của chủ thể yêu cầu là cá nhân thì cũng có nghĩa là nội dung yêu cầu trong đơn chưa được chủ thể yêu cầu xác nhận. Đối với đơn yêu cầu của cá nhân thì đơn giản chỉ là chữ ký hoặc điểm chỉ; Đối với người yêu cầu là cá nhân, pháp luật không cho phép được ủy quyền cho người khác thay mình thực hiện quyền yêu cầu, vì vậy cá nhân
nhưng đối với đơn yêu cầu của tổ chức thì người ký đơn nhất thiết phải là người có đủ tư cách đại diện hợp pháp của tổ chức đó và được đóng dấu theo đúng quy định của Nhà nước về con dấu cũng như vị trí đóng dấu. Đây là thủ tục hành chính bắt buộc bởi cơ quan, tổ chức là đối tượng quản lý nhà nước và hoạt động của các cơ quan, tổ chức này được quy định hết sức chặt chẽ. Người đại diện hợp pháp của tổ chức, cá nhân được tuân thủ theo quy định về đại diện quy định tại Chương VII – Bộ luật dân sự hiện hành.
Nhìn chung, việc xác định đại diện hợp pháp của cơ quan yêu cầu giải quyết việc dân sự phải căn cứ vào quy định về tổ chức và hoạt động của cơ quan đó trong các văn bản quy phạm pháp có liên quan. Việc xác định đại diện của tổ chức yêu cầu giải quyết việc dân sự như doanh nghiệp, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp… phải căn cứ vào quy định tại Điều lệ hoạt động của tổ chức đó.
3. Người yêu cầu phải gửi kèm theo đơn yêu cầu các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Các tài liệu, chứng cứ cùng với đơn yêu cầu này tạo nên hồ sơ yêu cầu mà người yêu cầu phải nộp để Tòa án xem xét, thụ lý yêu cầu dân sự. Ví dụ: để Tòa án thụ lý yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn người yêu cầu phải nộp cho Tòa án các tài liệu chứng minh tư cách chủ thể của người yêu cầu như chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu (hoặc tài liệu về nơi cư trú, làm việc) và các chứng cứ chứng minh việc xác lập tồn tại quan hệ hôn nhân hợp pháp của vợ chồng như giấy chứng nhận kết hôn, quan hệ tài sản chung (các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, sử dụng tài sản), quan hệ cha mẹ và con (giấy khai sinh của các con). Mỗi yêu cầu dân sự đòi hỏi phải nộp các tài liệu, chứng cứ phù hợp.
Cần lưu ý khi xác định các tài liệu, chứng cứ gửi kèm theo đơn yêu cầu ngoài việc phải đảm bảo tính đầy đủ còn phải bảo đảm tính hợp pháp. Ví dụ: đối với các tài liệu đọc được là bản chính hoặc bản sao có chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp xác nhận. Tài liệu đọc được bằng tiếng nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự, dịch ra tiếng Việt và bản dịch đó phải được chứng thực. Bản án của Tòa án nước ngoài phải được Tòa án Việt Nam công nhận.
Điều 313. Những người tham gia phiên họp giải quyết việc dân sự (giữ nguyên)
1. Toà án phải mở phiên họp công khai giải quyết việc dân sự.
Sau khi ra quyết định phiên họp giải quyết việc dân sự, Toà án phải gửi ngay quyết định này và hồ sơ việc dân sự cho Viện kiểm sát cùng cấp để nghiên cứu. Viện kiểm sát phải nghiên cứu trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ; hết thời hạn này, Viện kiểm sát phải trả hồ sơ cho Toà án để mở phiên họp giải quyết việc dân sự.
2. Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải tham dự phiên họp; trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt thì phải hoãn phiên họp.
3. Người có đơn yêu cầu vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì Toà án hoãn phiên họp. Trường hợp người có đơn yêu cầu đề nghị giải quyết việc dân sự không có sự tham gia của họ thì Toà án giải quyết việc dân sự vắng mặt họ; nếu người có đơn yêu cầu đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì bị coi là từ bỏ yêu cầu và Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự; trong trường hợp này, quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc dân sự đó theo thủ tục do Bộ luật này quy định vẫn được đảm bảo.
4. Người có liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ được Toà án triệu tập tham gia phiên họp. Trong trường hợp cần thiết, Toà án có thể triệu tập người làm chứng, người ghiám định, người phiên dịch tham gia phiên họp; nếu có người vắng mặt thì Toà án quyết định hoãn phiên họp hoặc vấn tiến hành phiên họp.
***
1. Giải quyết việc dân sự phải bảo đảm tính công khai, minh bạch. Chính vì vậy, nguyên tắc xét xử công khai được thực hiện trong phiên toà xét xử vụ án dân sự thì phiên họp giải quyết việc dân sự cũng được Bộ luật tố tụng dân sự quy định Toà án phải mở phiên họp công khai. Phiên họp công khai, trước hết phải bảo đảm họp tại địa điểm mà nhân dân có thể tự do dự, nghe, chứng kiến – có nghĩa là không được họp kín. Phiên họp được tổ chức tại phòng làm việc của Thẩm phán, phòng làm việc của Kiểm sát viên, cấm người không phải là đương sự dự phiên họp… là phiên họp không tuân thủ quy định về “phiên họp công khai”. Song, khác với phiên toà xét xử, phiên họp giải quyết việc dân sự không giải quyết tranh chấp về quyền và nghĩa vụ dân sự mà là giải quyết việc công nhận hay không công nhận một sự kiện pháp lý, công nhận quyền dân sự của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Tuy nhiên, phiên họp giải quyết việc dân sự cũng phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân sự như: bảo đảm pháp chế XHCN, quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự, cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, tiếng nói và chữ viết trong tố tụng dân sự quy định tại chương II phần những quy định chung cũng như nguyên tắc xét xử liên trực tiếp liên tục, bằng lời nói được quy định tại Điều 197 Bộ luật tố tụng dân sự.
Căn cứ quy định tại Điều 21 BLTTDS (đã được sửa đổi, bổ sung) thì Viện kiểm sát nhân dân tham gia tất cả các phiên họp sơ thẩm giải quyết việc dân sự. Cho nên, Toà án phải có trách nhiệm phải gửi ngay quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự cho Viện kiểm sát cùng cấp và phải bảo đảm cho Viện kiểm sát được nghiên cứu hồ sơ việc dân sự ít nhất là bảy ngày trước khi mở phiên họp để Kiểm sát viên có điều kiện thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật. Viện kiểm sát phải trả lại hồ sơ cho Tũa ỏn sau thời hạn nghiờn cứu là 7 ngày. Cách tính thời hạn được căn cứ vào quy định tại các Điều 149, 152, 153 và 154 BLDS 2005.
Một vấn đề đặt ra là, với bảy ngày mà Viện kiểm sát được nghiên cứu hồ sơ, trong đó có được trừ đi ngày nghỉ hay không? Điều luật chỉ quy định bảy ngày mà không phải nêu rõ là “bảy ngày làm việc” nên thời hạn này có thể được hiểu theo hướng không loại trừ ngày nghỉ, ngày lễ. Nếu hiểu theo cách này thì rất có thể Viện kiểm sát sẽ rơi vào trường hợp quá eo hẹp về thời gian nghiên cứu hồ sơ (ví dụ: trong 7 ngày kể từ ngày Toà án giao hồ sơ, lại có 4 ngày nghỉ). Từ thực tiễn ấy, vận dụng khoản 5 Điều 153 BLDS, tác giả đồng tình với quan điểm Viện kiểm sát có quyền nhận hồ sơ giải quyết việc dân sự để nghiên cứu trong thời gian bảy ngày, được loại trừ ngày nghỉ.
2. Điều luật quy định việc tham dự phiên họp giải quyết việc dân sự của Kiểm sát viên là bắt buộc. Cho nên, nếu Kiểm sát viên vắng mặt với bất kỳ lý do gì thì Toà án đều phải hoãn phiên họp. Điều luật sử dụng cụm từ “tham dự phiên họp” chứ không phải là “tham gia phiên họp” để khẳng định rõ, sự có mặt trực tiếp của Kiểm sát viên tại phiên họp là bắt buộc. Nếu sử dụng cụm từ “tham gia phiên họp” thì rất có thể sẽ bị hiểu theo hướng Viện kiểm sát tham gia bằng văn bản gửi đến Phiên họp, hoặc họp trực tuyến thông qua phương tiện công nghệ hiện đại mà không kiểm sát trực tiếp tại phiên họp.
3. Pháp luật quy định, người có đơn yêu cầu hoặc người đại diện hợp pháp của họ phải tham gia phiên họp theo giấy triệu tập của Toà án. như vậy, thì Tòa án triệu tập họ hoặc người đại diện hợp pháp của họ tham gia phiên họp. Song, trong thực tế, người có đơn yêu cầu hoặc người đại diện hợp pháp của họ đều được Toà án triệu tập tham gia phiên họp.
Hậu quả sự vắng mặt của người cú đơn yờu cầu được quy định giống như sự vắng mặt của nguyờn đơn tại phiờn tũa (Điều 199 BLTTDS). Vì vậy, Bộ luật tố tụng dân sự quy định: “Người có đơn yêu cầu vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì Toà án hoãn phiên họp”. Hiểu như thế nào là lý do chính đáng? “Lý do chính đáng” được hiểu là vì các sự kiện xảy ra một cách khách quan, không lường trước được như người yêu cầu bị ốm nặng, gặp thiên tai, hỏa hoạn…mà không thể tham gia phiên họp.
Tuy nhiên, nếu người yêu cầu đề nghị giải quyết việc dân sự vắng mặt họ thì Tòa án không hoãn phiên họp mà giải quyết vắng mặt người yêu cầu.
Nhưng, nếu người có đơn yêu cầu (được triệu tập hợp lệ) vắng mặt lần thứ nhất mà không có lý do chính đáng thì Toà án xử lý như thế nào? Quy định tại khoản 3 nêu trên dẫn đến có ba cách xử lý khác nhau trong thực tiễn.
Một là: nếu họ không có lý do chính đáng về việc vắng mặt của mình thì phiên họp vẫn được tiến hành và Toà án coi đây là trường hợp người có đơn yêu cầu đã từ bỏ yêu cầu giải quyết việc dân sự. Toà án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự . Theo đó, tiền tạm ứng lệ phí sẽ được sung vào công quỹ nhà nước (vận dụng quy định tại khoản 2 Điều 193 BLTTDS). Hai là: người có đơn yêu cầu nếu vắng mặt dù vì lý do chính đáng hay không chính đáng thì đều phải hoãn phiên họp . Ba là: phiên họp vẫn được tiến hành giải quyết bình thường, với sự có có mặt của Kiểm sát viên; Toà án coi như họ tự nguyện từ bỏ quyền tham gia phiên họp (đây cũng là quan điểm của tác giả). Theo đó, quyền kháng cáo của họ được tính từ ngày “nhận được quyết định giải quyết việc dân sự hoặc kể từ ngày quyết định đó được thông báo, niêm yết (định tại khoản 1 Điều 317 BLTTDS).
Người có đơn yêu cầu sẽ bị coi là từ bỏ yêu cầu nếu họ đã được triệu tập tham gia phiên họp đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt và Toà án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự. Quy định này là cần thiết thể hiện ý chí từ bỏ yêu cầu của người yêu cầu và nhằm ngăn chặn tình trạng yêu cầu Tòa án giải quyết nhưng có thái độ không nghiêm túc, thiếu tôn trọng quyết định tố tụng của cơ quan Toà án. Việc bị sung công quỹ nhà nước khoản tiền tạm ứng lệ phí giải quyết việc dân sự có thể coi như một “chế tài” của nhà nước đối với thái độ đó. Tuy nhiên, không vì thế mà họ mất quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc dân sự trong thời gian tiếp theo. Họ vẫn được quyền yêu cầu và được thực hiện theo thủ tục do Bộ luật tố tụng dân sự quy định. Thủ tục yêu cầu sẽ được tiến hành theo quy định chung, không phụ thuộc vào việc trước đó, đương sự đã từng có đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự. Điều này hoàn toàn hợp lý bởi việc dân sự đó chưa được Toà án giải quyết về mặt nội dung; quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự của Toà án chỉ là giải quyết về mặt tố tụng mà thôi.
4.Về sự có mặt của người có liên quan: BLTTDS không có quy định cụ thể thế nào là người có liên quan trong việc dân sự. Người có liên quan” ở đây là người tham gia tố tụng với người có đơn yêu cầu chứ không phải là người có quyền và lợi ích liên quan như quy định ở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người là đó chết…). Tuy nhiên, nếu người có liên quan có tranh chấp với người có đơn yêu cầu thỡ phần tranh chấp đó không thể được giải quyết theo thủ tục giải quyết việc dân sự. (so tay TP)
người có liên quan được tham gia phiên họp giải quyết việc dân sự là người mà nội dung giải quyết việc dân sự sẽ ảnh hưởng, liên quan tới quyền và nghĩa vụ của họ. Trường hợp những người yêu cầu, người có liên quan không tham gia phiên họp nhưng có người đại diện hợp pháp của họ tham gia thì Toà án phải kiểm tra tính hợp pháp của việc đại diện đó – có thể đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo uỷ quyền (do Bộ luật dân sự quy định).
Tũa ỏn cú thể triệu tập người làm chứng, người phiên dịch, người giám định. Theo quy định tại Điều 20 BLTTDS thỡ phải có người phiên dịch trong trường hợp người tham gia tố tụng sử dụng tiếng dân tộc của họ hoặc khi người tham gia tố tụng không sử dụng tiếng Việt.Điều luật quy định Toà án được “tuỳ nghi” quyết định việc hoãn phiên họp hay vẫn tiến hành phiên họp do người làm chứng, người phiên dịch, người giám định vắng mặt. Bởi vì, Điều luật không quy định sự tham gia phiên họp của họ là bắt buộc mà chỉ khi Toà án xét thấy cần thiết. Quy định này đặt ra yêu cầu đối với Thẩm phán giải quyết việc dân sự về tư duy chủ quan, sự nhận định, đánh giá tính cần thiết về sự có mặt trong phiên họp của những người này. Thông thường, người làm chứng cung cấp những nội dung có ý nghĩa quan trọng đối với việc giải quyết việc dân sự, người phiên dịch khi người yêu cầu, người có liên quan là người dân tộc thiểu số.., người giám định đối với trường hợp mà kết luận giám định chưa rõ ràng, có mâu thuẫn cần phải kiểm tra và xác định thêm…thì Toà án phải hoãn phiên họp nếu họ vắng mặt.
Điều 313a. Quyết định việc thay đổi ngư¬ời tiến hành tố tụng khi giải quyết việc dân sự (bổ sung mới)
1. Trư¬ớc khi mở phiên họp, việc thay đổi và cử Thẩm phán, Thư¬ ký Toà án do Chánh án của Toà án đang giải quyết việc dân sự đó quyết định; nếu Thẩm phán bị thay đổi là Chánh án của Toà án đang giải quyết việc dân sự đó thì việc thay đổi do Chánh án Toà án cấp trên trực tiếp quyết định.
2. Việc thay đổi Thẩm phán tại phiên họp giải quyết việc dân sự đư-ợc thực hiện nh¬ư sau:
a) Trư¬ờng hợp việc dân sự do một Thẩm phán giải quyết thì việc thay đổi Thẩm phán do Chánh án của Toà án đang giải quyết việc dân sự đó quyết định; nếu Thẩm phán bị thay đổi là Chánh án của Toà án đang giải quyết việc dân sự đó thì việc thay đổi do Chánh án Toà án cấp trên trực tiếp quyết định.
b) Trư¬ờng hợp việc dân sự do Hội đồng giải quyết việc dân sự gồm ba Thẩm phán giải quyết thì việc thay đổi thành viên Hội đồng do Hội đồng giải quyết việc dân sự quyết định.
3. Tr¬ước khi mở phiên họp và tại phiên họp, việc thay đổi và cử Kiểm sát viên do Viện tr¬ưởng Viện kiểm sát cùng cấp quyết định; nếu Kiểm sát viên bị thay đổi là Viện trư¬ởng Viện kiểm sát thì việc thay đổi do Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp quyết định.
BLTTDS năm 2004 chưa có quy định về việc thay đổi người tiến hành tố tụng trong giải quyết việc dân sự. Nên khi giải quyết vấn đề này trong giải quyết việc dân sự thì áp dụng tương tự các quy định về thay đổi thẩm phán, thư ký, Kiểm sát viên tại phần những quy định chung. Tuy nhiên do đặc thù, đa số việc dân sự chỉ có một thẩm phán giải quyết, nhưng cũng có việc dân sự phải do Hội đồng gồm ba thẩm phán giải quyết (như giải quyết các việc dân sự liên quan đến trọng tài thương mại Việt Nam). Để phù hợp với đặc thù này và nhằm thực hiện nguyên tắc “Bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành hoặc tham gia tố tụng dân sự” được quy định tại Điều 16 BLTTDS, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS đã bổ sung mới một điều luật quy định về thẩm quyền thay đổi Thẩm phán, Thư ký, Kiểm sát viên trong việc giải quyết việc dân sự trước khi mở phiên họp và tại phiên họp.
Trư¬ớc khi mở phiên họp, có thể sẽ có các trường hợp thay đổi thẩm phán, thư ký Tòa án nên Điều luật đã quy định cụ thể Chánh án của Toà án đang giải quyết việc dân sự đó quyết định việc thay đổi Thẩm phán, Thư¬ ký Toà án; nếu Thẩm phán bị thay đổi là Chánh án của Toà án đang giải quyết việc dân sự đó thì việc thay đổi do Chánh án Toà án cấp trên trực tiếp quyết định.
Tại phiên họp khoản 2 Điều 313a đã bổ sung quy định theo hướng phân biệt thành 02 trường hợp:
– Trư¬ờng hợp việc dân sự do một Thẩm phán giải quyết: việc thay đổi thẩm phán được quy định tương tự như trước khi mở phiêp họp.
– Trư¬ờng hợp việc dân sự do Hội đồng giải quyết việc dân sự gồm ba Thẩm phán giải quyết thì Hội đồng giải quyết việc dân sự sẽ quyết định việc thay đổi thành viên Hội đồng.
Việc thay đổi Kiểm sát viên trước khi mở phiên họp và tại phiên họp cũng được Điều luật quy định tương tự như thay đổi Thẩm phán trước khi mở phiên họp. Quy định bổ sung về thẩm quyền thay đổi Thẩm phán, thư ký, kiểm sát viên là phù hợp, bảo đảm được tính khách quan nhằm giải quyết đúng đắn việc dân sự.
Điều 314. Thủ tục tiến hành phiên họp giải quyết việc dân sự (sửa đổi, bổ sung)
Phiên họp giải quyết việc dân sự được tiến hành theo trình tự sau đây:
a) Thư ký Toà án báo cáo về sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên họp;
b) Thẩm phán khai mạc phiên họp , kiểm tra về sự có mặt, vắng mặt của những người được triệu tập tham gia phiên họp và căn cước của họ, giải thích quyuền và nghĩa vụ của người tham gia phiên họp;
c) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu, người yêu cầu hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày về những vấn đề cụ thể yêu cầu Toà án giải quyết, lý do, mục đích và căn cứ của việc yêu cầu Toà án giải quyết việc dân sự đó;
d) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong việc giải quyết việc dân sự;
đ) Người làm chứng trình bày ý kiến, người giám định trình bày kết luận giám định, giải thích những vấn đề còn chưa rõ hoặc có mấu thuẫn;
Thẩm phán xem xét tài liệu, chứng cứ;
g) Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết việc dân sự;
h) Thẩm phán xem xét, quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu giải quyết việc dân sự.
2. Trong trường hợp có người vắng mặt thì Thẩm phán cho công bố lời khai, tài liệu, chứng cứ do người đó cung cấp hoặc đã khai với Toà án.
***
1. Theo quy định của Điều luật, khi tiến hành phiên họp, Thẩm phán giải quyết việc dân sự không chỉ phải tuân thủ đầy đủ các thủ tục đó mà còn phải tuân thủ đúng trình tự theo thứ tự mà Điều luật đã quy định, không được tự do đảo lộn trình tự đó. Với mỗi thủ tục, Thẩm phán giải quyết việc dân sự phải tuân thủ đúng và đầy đủ như quy định. Ví dụ như: sau khi khai mạc phiên họp, Thẩm phán chính là chủ thể kiểm tra nội dung mà Thư ký đã báo cáo. Việc kiểm tra phải cụ thể, bảo đảm tính chính xác, thông qua kiểm tra căn cước của những người tham gia phiên họp; tránh tình trạng, người tham gia phiên họp bị thay thế bằng người khác hoặc có sự nhầm lẫn từ phía người tiến hành tố tụng.
Trên cơ sở áp dụng tương tự quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng được BLTTDS quy định; căn cứ tính chất, ý nghĩa của mỗi thành phần tham gia phiên họp mà Điều luật đã quy định cụ thể chủ thể thực hiện các thủ tục, trình tự tiến hành các thủ tục và nội dung của từng thủ tục. Thẩm phán được phân công giải quyết việc dân sự là chủ toạ, điều hành phiên họp, có trách nhiệm bảo đảm cho các thành phần tham dự phiên họp được thực hiện đúng và đầy đủ nội dung các thủ tục đó.
Sau khi các thủ tục quy định từ điểm a tới điểm g khoản 1 Điều này đã được thực hiện đầy đủ, Thẩm phán mới có đủ căn cứ để xem xét, quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu giải quyết việc dân sự.
Mặc dù BLTTDS không quy định cụ thể, trong trường hợp Hội đồng giải quyết việc dân sự có ba Thẩm phán thì có thủ tục họp riêng Hội đồng để thống nhất quyết định cuối cùng chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu giải quyết việc dân sự (tương tự như thủ tục nghị án trong xét xử vụ án dân sự để tuyên án) nhưng Điều 311 đã quy định, Toà án có thể đồng thời áp dụng các quy định khác của Bộ luật này không trái với những quy định của chương này để giải quyết những việc dân sự. Cho nên, Thẩm phán chủ toạ phiên họp có thể vận dụng các quy định cụ thể trong thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án dân sự để giải quyết việc dân sự đạt được kết quả. Ví dụ như: việc họp ba thẩm phán (thuộc Hội đồng) để thảo luận và quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu giải quyết việc dân sự; việc đối chất giữa những người tham gia phiên họp …
Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS, nội dung Điều luật này có một số nội dung mới như sau:
Một là: tại điểm b khoản 1, nội dung đã được bổ sung mới là: Thẩm phán phải “giải thích quyền và nghĩa vụ của những người tham gia phiên họp”. Bổ sung này là hợp lý, phù hợp với tinh thần cải cách tư pháp của Đảng, góp phần bảo đảm tốt hơn các quyền của người tham gia phiên họp, đồng thời để họ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình.
Hai là: Theo quy định của Điều 314 BLTTDS 2004 thì phiên họp giải quyết việc dân sự không có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu, người có liên quan. Tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 314 đã bổ sung thêm thành phần tham gia phiên họp là “Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu” và “Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan”. Theo đó, tại phiên họp có sự tham gia của Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thì họ sẽ là người trình bày ý kiến trước, người yêu cầu hoặc người có liên quan trình bày bổ sung ý kiến.
Bổ sung quy định này xuất phát từ quyền của “đương sự” trong việc dân sự là được tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình (điểm h khoản 2 Điều 58 BLTTDS).
Thứ ba, điểm e khoản 1 bổ sung theo hướng: quy định cụ thể chủ thể có quyền xem xét tài liệu, chứng cứ, không ai khác, chính là Thẩm phán giải quyết việc dân sự.
2. Khi có đương sự, người được triệu tập (như giám định viên, người làm chứng, người yêu cầu…) vắng mặt thì Thẩm phán phải công bố nội dung các kết luận giám định, nội dung lời khai hoặc các tài liệu khác mà họ đã cung cấp, khai báo với Toà án để các đương sự khác biết và thực hiện các quyền của mình được pháp luật quy định.
Điều 315. Quyết định giải quyết việc dân sự (giữ nguyên)
1. Quyết định giải quyết việc dân sự phải có các nội dung sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Tên Toà án ra quyết định;
c) Họ, tên của Thẩm phán, Kiểm sát viên, Thư ¬ ký Toà án;
d) Tên, địa chỉ của ng¬ười yêu cầu giải quyết việc dân sự;
đ) Những vấn đề cụ thể yêu cầu Toà án giải quyết;
e) Tên, địa chỉ của ng¬ười có liên quan;
g) Nhận định của Toà án và những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận đơn yêu cầu;
h) Căn cứ pháp luật để giải quyết việc dân sự;
i) Quyết định của Toà án;
k) Lệ phí phải nộp.
2. Quyết định giải quyết việc dân sự phải đ¬ược gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan thi hành án có thẩm quyền, ng¬ười yêu cầu giải quyết việc dân sự và cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến quyết định đó trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định.
***
1. Quyết định giải quyết việc dân sự là văn bản pháp lý rất quan trọng, đánh dấu kết thúc một giai đoạn giải quyết sơ thẩm việc dân sự– thủ tục cơ bản và toàn diện nhất trong các thủ tục giải quyết việc dân sự. Cũng như nội dung bản án, Quyết định giải quyết việc dân sự phải thể hiện đầy đủ các chủ thể tiến hành và tham gia tố tụng, nội dung yêu cầu giải quyết, nhận định và đánh giá của các Thẩm phán tham gia giải quyết việc dân sự về tính hợp pháp của các yêu cầu, giá trị của các chứng cứ, tài liệu do đương sự cung cấp hoặc được thu thập, những căn cứ để Thẩm phán chấp nhận hoặc không chấp nhận đơn yêu cầu của đương sự; những căn cứ pháp luật được Thẩm phán áp dụng để ra quyết định, nội dung cụ thể về việc chấp nhận hay không chấp nhận của Thẩm phán và khoản lệ phí mà đương sự phải nộp theo quy định của pháp luật.
Nội dung Quyết định giải quyết việc dân sự phải thể hiện đầy đủ những nội dung trên đây nhằm làm cơ sở để có những trường hợp có người vắng mặt, không trực tiếp dự phiên họp mà vẫn có thể hình dung khái quát được chủ thể tiến hành tố tụng, nội dung yêu cầu giải quyết cũng như tính chất của việc dân sự, những căn cứ pháp luật được làm cơ sở cho quyết định của Thẩm phán giải quyết việc dân sự. Từ đó, họ có thể thể hiện quan điểm, ý kiến đánh giá về tính đúng đắn, tính khách quan trong việc giải quyết việc dân sự của Toà án thông qua quyết định của bản thân kháng cáo hay không kháng cáo, kháng nghị hay không kháng nghị. Điều này là cần thiết đối với một quyết định áp dụng pháp luật cá biệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thiết, trong khi, thời gian dành cho đương sự kháng cáo, VKS kháng nghị quyết định đó không nhiều. Hiện nay, Tòa án nhân dân Tối cao chưa ban hành mẫu quyết định giải quyết việc dân sự, song có thể áp dụng tương tự mẫu bản án dân sự sơ thẩm để soạn thảo quyết định giải quyết việc dân sự. Theo đó, quyết định giải quyết việc dân sự cũng bao gồm 4 phần: phần mở đầu, phần nhận thấy (nội dung yêu cầu), xét thấy (nhận định của Tòa án) và quyết định (chấp nhận hay không chấp nhận đơn yêu cầu và quyết định cả về lệ phí phải nộp).
2. Những người được Toà án triệu tập đến phiên họp giải quyết việc dân sự với tư cách đương sự, dù họ có mặt hay vắng mặt tại phiên họp thì họ đều được quyền nhận quyết định giải quyết việc dân sự do Toà án gửi đến. Về phía cơ quan tố tụng, Viện kiểm sát cùng cấp và Cơ quan thi hành án (có thẩm quyền thi hành quyết định đó) cũng phải được Toà án gửi quyết định đó để họ có cơ sở thực hiện chức năng thi hành án. Viện kiểm sát cấp trên một cấp muốn thực hiện chức năng kiểm sát các quyết định giải quyết việc dân sự do Toà án dưới một cấp giải quyết thì đó là vấn đề thuộc nội bộ cơ quan Viện kiểm sát. Toà án đã giải quyết việc dân sự không phải gửi quyết định này cho VKS cấp trên của VKS đã tham gia phiên họp.
Thời gian mà Toà án phải gửi quyết định giải quyết việc dân sự cho đương sự, cơ quan là năm ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định. Điều luật quy định rõ là năm ngày làm việc, cho nên, Toà án không thể tính cả ngày lễ, tết vào tổng số ngày phải gửi cho các đương sự, cơ quan. Cách tính thời hạn cũng cần căn cứ vào quy định tại các Điều 149, 152 và153 BLDS 2005.
Điều 316. Kháng cáo, kháng nghị quyết định giải quyết việc dân sự (giữ nguyên)
Ngư¬ời yêu cầu và cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến quyết định giải quyết việc dân sự có quyền kháng cáo, Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị quyết định giải quyết việc dân sự để yêu cầu Toà án cấp trên trực tiếp giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm, trừ các quyết định quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 28 của Bộ luật này.
***
Nội dung Điều luật quy định chủ thể có quyền kháng cáo, kháng nghị; đối tượng quyết định bị kháng cáo, kháng nghị và Toà án nào có thẩm quyền giải quyết kháng cáo, kháng nghị.
Theo Điều luật, chủ thể có quyền kháng cáo, kháng nghị các Quyết định giải quyết việc dân sự bao gồm: ngư¬ời yêu cầu; cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến quyết định giải quyết việc dân sự. Theo Điều 313 BLTTDS (đã được sửa đổi, bổ sung) thì những người tham gia phiên họp giải quyết việc dân sự gồm: Kiểm sát viên, người có đơn yêu cầu hoặc đại diện hợp pháp của họ, người có liên quan hoặc đại diện hợp pháp của họ, người làm chứng, người phiên dịch, người giám định mà không có người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến quyết định giải quyết việc dân sự (cá nhân, cơ quan, tổ chức). Chúng tôi cho rằng người có liên quan theo Điều 314 và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là một. Và như vậy, BLTTDS đã sử dụng không thống nhất về khái niệm sẽ dẫn đến những cách hiểu khác nhau. Một vấn đề khác cần lưu ý nữa là mặc dù người đại diện hợp pháp của người yêu cầu và người có liên quan có quyền tham gia phiên họp giải quyết việc dân sự song theo quy định của Điều luật này họ không có quyền kháng cáo đối với các quyết định của Toà án. Quyền này chỉ thuộc về “đương sự” (người yêu cầu và có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến quyết định giải quyết việc dân sự).
Một vấn đề được đặt ra là đối với các việc dân sự như tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự, thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú, tuyên bố một người mất tích, tuyên bố một người là đã chết người bị yêu cầu tuyên bố có được xác định là đương sự với tư cách là người có liên quan hay không?
Đối với cơ quan, cá nhân người đại diện theo pháp luật của các tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến quyết định giải quyết việc dân sự tuy đã tham gia phiên họp nhưng, họ chỉ có quyền đề xuất vấn đề thực hiện quyền kháng cáo chứ họ không có quyền độc lập quyết định có thực hiện quyền kháng cáo hay không. Mà quyền đó phải được thực hiện bởi tổ chức đó, trên danh nghĩa tổ chức đó.
Chủ thể có quyền kháng nghị Quyết định giải quyết việc dân sự bao gồm: Viện kiểm sát cùng cấp và Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp.
Điều luật đã sử dụng phương pháp loại trừ để xác định đối tượng mà các chủ thể có quyền kháng cáo, kháng nghị (theo thủ tục phúc thẩm): đó là tất cả các Quyết định giải quyết việc dân sự, trừ các quyết định quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 28 của Bộ luật này. Điều 28 quy định về những yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án, trong đó, Khoản 2 và khoản 3 quy định về “Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn” và “Yêu cầu công nhận sự thoả thuận về thay đổi ngư¬ời trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn”.
Hai loại việc dân sự này không thuộc đối tượng bị kháng cáo, kháng nghị (theo thủ tục phúc thẩm) bởi lẽ, căn cứ khoản 1 Điều 188 Bộ luật này thì: “Quyết định công nhận sự thoả thuận của các đư¬ơng sự có hiệu lực pháp luật ngay sau khi đư¬ợc ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm”.
Mục đích của kháng cáo, kháng nghị là: chủ thể kháng cáo, kháng nghị yêu cầu Toà án cấp trên trực tiếp giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm. Mặc dù trong BLTTDS không có quy định cụ thể về hậu quả của việc kháng cáo, kháng nghị đối với Quyết định giải quyết việc dân sự, nhưng căn cứ vào các quy định tại Điều 318 và Điều 280 BLTTDS thì việc kháng cáo, kháng nghị đúng thẩm quyền, đúng pháp luật sẽ làm cho Quyết định đó chưa phát sinh hiệu lực pháp luật và Toà án cấp phúc thẩm phải tiến hành xem xét lại quyết định giải quyết việc dân sự của Toà án sơ thẩm theo thủ tục phúc thẩm.
Điều 317. Thời hạn kháng cáo, kháng nghị (giữ nguyên)
1. Ng¬ười yêu cầu và cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến quyết định giải quyết việc dân sự có quyền kháng cáo quyết định đó trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày Toà án ra quyết định, trừ tr¬ường hợp quy định tại khoản 1 Điều 358 và khoản 1 Điều 372 của Bộ luật này. Trong tr¬ường hợp họ không có mặt tại phiên họp thì thời hạn đó tính từ ngày họ nhận đư¬ợc quyết định giải quyết việc dân sự hoặc kể từ ngày quyết định đó đư¬ợc thông báo, niêm yết.
2. Viện kiểm sát cùng cấp có quyền kháng nghị quyết định giải quyết việcdân sự trong thời hạn bảy ngày, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị trong thời hạn m¬ười lăm ngày, kể từ ngày Toà án ra quyết định, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 358 và khoản 2 Điều 372 của Bộ luật này.
***
1.Thời hạn kháng cáo, kháng nghị mà Điều luật quy định được kể từ ngày Toà án ra quyết định. Theo quy định tại Điều 158 BLTTDS thì cách tính thời hạn kháng cáo, kháng nghị được căn cứ vào quy định tại các Điều 149, 152 và153 BLDS 2005. Theo khoản 2 Điều 152 BLDS thì ngày ra quyết định sẽ không được tính vào thời hạn kháng cáo, kháng nghị mà thời hạn đó phải tính từ ngày tiếp theo sau ngày ra quyết định giải quyết việc dân sự. Quy định về thời hạn kháng cáo, kháng nghị tại Điều luật này không áp dụng đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 358 BLTTDS và khoản 1 Điều 372. Bởi theo các quy định này thì hời hạn kháng cáo, kháng nghị quyết định giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài; quyết định giải quyết yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam và quyết định giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài được quy định thời hạn dài hơn đối với các quyết định giải quyết dân sự khác. Quy định này phù hợp với nội dung Điều 311 BLTTDS.
Mặc dù Chương XX của bộ luật này không quy định vấn đề xét kháng cáo quá hạn song, thực tế áp dụng pháp luật sẽ gặp phải các trường hợp vì lý do khách quan mà các đương sự không thể thực hiện được quyền kháng cáo trong thời hạn luật định. Vậy giải quyết như thế nào đối với trường hợp kháng cáo quá hạn? Căn cứ Điều 311, Toà án sẽ áp dụng Điều 246 và Điều 247 Bộ luật này để xem xét, quyết định chấp nhận hay không chấp nhận đơn kháng cáo quá hạn đó, bởi các quy định này không trái với quy định tại Chương XX.
Riêng đối với trường hợp đương sự vắng mặt tại phiên họp (do người có đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự xin phép vắng mặt, hoặc vắng mặt lần đầu không có lý do chính đáng…) thì thời hạn kháng cáo 7 ngày được tính từ ngày họ nhận được quyết định giải quyết việc dân sự hoặc kể từ ngày quyết định đó được thông báo, niêm yết. Ở đây, cần lưu ý rằng, thời hạn trong trường hợp này lại không tuân theo các Điều 149, 152 và153 BLDS 2005 mà thời hạn đó được tính ngay từ ngày đầu tiên đương sự nhận được quyết định hoặc quyết định được niêm yết. Vấn đề niêm yết cũng cần chú ý tuân thủ Điều 154 BLTTDS, nơi niêm yết phải là trụ sở Tòa án, Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của đương sự; người được giao niêm yết phải lập biên bản về việc niêm yết trong đó ghi rõ ngày tháng năm niêm yết, có chữ ký xác nhận của đại diện chính quyền địa phương, chữ ký của người chứng kiến việc niêm yết.
Điều 318. Thủ tục phúc thẩm quyết định giải quyết việc dân sự bị kháng cáo, kháng nghị (giữ nguyên)
Thủ tục phúc thẩm quyết định giải quyết việc dân sự bị kháng cáo, kháng nghị đ¬ược thực hiện theo quy định tại Điều 280 của Bộ luật này.
Điều 280 của bộ luật này quy định thủ tục phúc thẩm đối với quyết định của Toà án sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị. Các quyết định sơ thẩm của Toà án như: Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự; Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Theo nội dung Điều 280 thủ tục phúc thẩm đối với các quyết định sơ thẩm khác với thủ tục xét xử phúc thẩm bản án sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị. Theo đó, việc phúc thẩm đối với quyết định giải quyết việc dân sự bị kháng cáo, kháng nghị được thực hiện bởi Hội đồng phúc thẩm và không phải mở phiên tòa, không phải triệu tập “đương sự” trong việc dân sự. Song trường hợp cần phải nghe ý kiến của họ trước khi ra quyết định thì Tòa phải triệu tập họ. Kiểm sát viên viện kiểm sát cùng cấp phải tham gia phiên họp phúc thẩm quyết định của Tòa án sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị. (xem bình luận Điều 280 BLTTDS).
CHƯƠNG XXI
Chương XXII
Thủ tục giải quyết yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú
MẤT NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ HOẶC BỊ HẠN CHẾ NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ

Điều 319. Đơn yêu cầu tuyên bố một ng¬ười mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự (giữ nguyên)
1. Ngư¬ời có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố một ngư¬ời mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự.
2. Đơn yêu cầu Toà án tuyên bố một ng¬ười mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có đủ các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 312 của Bộ luật này.
3. Kèm theo đơn yêu cầu Toà án tuyên bố một ngư¬ời mất năng lực hành vi dân sự phải có kết luận của cơ quan chuyên môn và các chứng cứ khác để chứng minh ngư¬ời đó bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ đ¬ược hành vi của mình.
4. Kèm theo đơn yêu cầu Toà án tuyên bố một ngư¬ời bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có chứng cứ để chứng minh ngư¬ời đó nghiện ma tuý hoặc nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình.
***
Khi phát sinh việc yêu cầu tuyên bố một ng¬ười mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, ngoài việc áp dụng các quy định cụ thể tại Chương XXI, bắt đầu từ Điều 319 đến Điều 323 Bộ luật này Toà án còn phải việc áp dụng các thủ tục chung được quy định tại Chương XX và các quy định khác của BLTTDS không trái với quy định tại chương XX.
1. Việc giải quyết yêu cầu tuyên bố một ng¬ười mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự trên cơ sở có đơn yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan. Sự “liên quan” của người có quyền yêu cầu mà điều luật quy định chính là sự liên quan từ việc vì một người nào đó bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà ảnh hưởng tới quyền và lợi ích của cá nhân, cơ quan nào đó. Vì vậy mà cá nhân hoặc cơ quan đó phải yêu cầu Toà án giải quyết để sự ảnh hưởng đó được hạn chế hoặc chấm dứt. Khi có đơn yêu cầu được Toà án thụ lý giải quyết, cá nhân, cơ quan đó sẽ tham gia tố tụng với tư cách là người yêu cầu chứ không phải là người có quyền lợi liên quan tới việc giải quyết việc dân sự.
2. Khoản 2 Điều 312 đã quy định về nội dung chính của đơn yêu cầu. Và nội dung đơn yêu cầu tuyên bố một ng¬ười mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự không phải là ngoại lệ (xem bình luận Điều 312).
3. Đối với đơn yêu cầu tuyên bố một ng¬ười mất năng lực hành vi dân sự, khoản 3 Điều này quy định cụ thể (cụ thể hoá khoản 3 Điều 312 Bộ luật này) đương sự phải gửi kèm theo kết luận của cơ quan chuyên môn và các chứng cứ khác để chứng minh ngư¬ời đó bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình. Đây là những tài liệu, chứng cứ bắt buộc phải có để Toà án thụ lý yêu cầu tuyên bố một người bị mất năng lực hành vi dân sự.
Điều luật không quy định cụ thể cơ quan chuyên môn là các cơ quan nào. Tác giả cho rằng cơ quan chuyên môn ở đây phải là cơ quan có chức năng, nhiệm vụ về lĩnh vực khám, đánh giá mức độ nhận thức về hành vi đã làm cũng như hậu quả do hành vi của chính người là đối tượng của việc yêu cầu dân sự gây ra. Ví dụ: Chỉ cần có giấy xác nhận của cơ sở y tế tại địa phương là người đó có biểu hiện không bỡnh thường về tinh thần hoặc có giấy khám chữa bệnh về tâm thần. Chứng cứ khác chứng minh một ngư¬ời bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ đ¬ược hành vi của mình có thể là Biên bản xác lập về một sự việc nào đó do một người đã làm, gây ra một hậu quả nhất định mà nguyên nhân được cho rằng, việc làm đó có nguyên nhân từ việc người này bị mất năng lực hành vi dân sự. Biên bản có thể do Tổ dân phố, Khu hành chính hoặc cơ quan hữu quan…lập, có sự xác nhận của người làm chứng. Chứng cứ cũng có thể là xác nhận từ của những người trong gia đình, họ tộc về một sự việc cụ thể nào đó mà họ cho rằng xuất phát từ việc người này bị mất năng lực hành vi dân sự…
4. Đối với yêu cầu tuyên bố một ng¬ười bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, cá nhân, tổ chức có đơn phải gửi kèm theo chứng cứ để chứng minh ngư¬ời đó nghiện ma tuý hoặc nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình. Điều luật không quy định khi yêu cầu tuyên bố một ng¬ười bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người yêu cầu phải gửi kèm theo đơn yêu cầu kết luận của cơ quan chuyên môn nên người yêu cầu chỉ cần gửi kèm theo đơn yêu cầu chứng cứ chứng cứ chứng minh người bị người yêu cầu tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự nghiện ma túy hoặc các chất kích thích (ví dụ: giấy xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú). Các chứng cứ này là cơ sở để Tòa án thụ lý đơn yêu cầu. Tuy nhiên, nếu có kết luận của cơ quan chuyên môn người đó bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì căn cứ để Tòa án thụ lý càng vững chắc hơn.
Vì bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà người bị yêu cầu có các hành vi phá tán tài sản của gia đình, ảnh hưởng tới các quyền, lợi ích của các thành viên trong gia đình nên, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp ấy, những người có liên quan thấy cần phải có biện pháp ngăn chặn tình trạng phá tán tài sản của gia đình. Từ đó, có cơ sở pháp lý để chứng minh tính chất vô hiệu của các hành vi giao dịch dân sự do người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thực hiện với người khác, tạo điều kiện để gia đình khôi phục lại tình trạng tài sản trước khi bị phá tán.
Điều 320. Chuẩn bị xét đơn yêu cầu (giữ nguyên)
1. Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu Toà án tuyên bố một ngư¬ời mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự không quá ba m¬ươi ngày, kể từ ngày Toà án thụ lý đơn yêu cầu; hết thời hạn đó, Toà án phải ra quyết định mở phiên họp để xét đơn yêu cầu.
2. Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, theo đề nghị của đ-ương sự, Toà án có thể tr¬ưng cầu giám định sức khoẻ, bệnh tật của ng¬ười bị yêu cầu tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Trong trư¬ờng hợp này, khi nhận đ¬ược kết luận giám định Toà án phải ra quyết định mở phiên họp để xét đơn yêu cầu.
3. Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, nếu ng¬ười yêu cầu rút đơn yêu cầu thì Toà án ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu.
4. Trong thời hạn m¬ười lăm ngày, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp, Thẩm phán phải mở phiên họp xét đơn yêu cầu.
***
1.Tương tự như thủ tục giải quyết vụ án dân sự, giải quyết việc dân sự cũng bắt đầu bằng giai đoạn chuẩn bị. Giai đoạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu về việc tuyên bố một ngư¬ời mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự được điều luật này quy định là không quá ba mươi ngày, kể từ ngày Toà án thụ lý đơn yêu cầu. Trong thời hạn này, Thẩm phán được giao giải quyết việc dân sự phải ra một trong các quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự (theo Điều 41 Bộ luật này). Thời hạn được tính theo ngày nên sẽ được áp dụng quy định tại các Điều 149, 152 và153 BLDS 2005. Theo đó, 30 ngày chuẩn bị giải quyết việc dân sự được tính bắt đầu từ ngày tiếp theo của ngày thụ lý, bao gồm cả những ngày nghỉ (nếu có); bởi Điều luật này không quy định 30 ngày làm việc. Hết thời hạn đó, Toà án phải ra quyết định mở phiên họp để xét đơn yêu cầu, trừ trường hợp ng¬ười yêu cầu rút đơn yêu cầu thì Toà án ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu (khoản 3 Điều này). Căn cứ quy định Điều 311 BLTTDS, Thẩm phán vận dụng Điều 189 Bộ luật này để tạm đình chỉ giải quyết việc dân sự khi người có đơn yêu cầu bị mất năng lực hành vi dân sự mà chưa xác định được người đại diện theo pháp luật.
Trong giai đoạn chuẩn bị, Thẩm phán được phân công giải quyết việc dân sự có trách nhiệm nghiên cứu đơn yêu cầu, các tài liệu, chứng cứ mà đương sự cung cấp. Nếu xét thấy chưa đủ cơ sở xem xét, có thể yêu cầu đương sự bổ sung các tài liệu, chứng cứ cần thiết cho việc giải quyết việc dân sự.
2. Trong thời gian chuẩn bị xét đơn yêu cầu, nếu có yêu cầu của đương sự thì Thẩm phán tr¬ưng cầu giám định sức khoẻ, bệnh tật của ng-ười bị yêu cầu tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Việc đương sự yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định phải được thực hiện bằng hình thức văn bản. Khi thực hiện trưng cầu giám định, Tòa án cần lưu ý về giá trị pháp lý của kết luận giám định. Ví dụ: Khoa tâm thần thuộc Bệnh viện đa khoa cấp tỉnh có thể có đủ trình độ chuyên môn để xác định tình trạng có hay không có năng lực hành vi dân sự của một người, nhưng kết luận của tổ chức này không có giá trị chứng minh trong tố tụng tư pháp mà chỉ kết luận của Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh hoặc Hội đồng giám định y khoa Trung ương mới có giá trị trong hoạt động tố tụng tư pháp. Khi tiến hành biện pháp trưng cầu giám định, Tòa án phải thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục được quy định tại Điều 90 của Bộ luật này và hướng dẫn tại Tiểu mục 6.1, 6.2 Mục 6 Phần IV Nghị quyết số 04/2005/NQ-HĐTP. Tòa án phải soạn thảo công văn trưng cầu giám định, công văn này được gửi đến cơ quan chuyên môn có thẩm quyền kết luận về tình trạng sức khoẻ, bệnh tật. Ngoài việc kết luận giám định về tình trạng sức khỏe, bệnh tật của người bị yêu cầu, Tòa án còn phải căn cứ vào các chứng cứ khác do đương sự cung cấp để giải quyết.
Mặc dù Điều luật không có quy định việc Toà án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu như trong thủ tục giải quyết vụ án dân sự (điểm b khoản 1 Điều 179 Bộ luật này) nhưng, thông qua cách diễn đạt nội dung khoản 2 Điều luật này thì có thể thấy rằng, trong thời gian chuẩn bị xét đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự, nếu đương sự đề nghị Toà án tr¬ưng cầu giám định sức khoẻ, bệnh tật của người bị yêu cầu tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì Toà án phải chấp nhận. Vì vậy mà việc giải quyết của Toà án có thể sẽ bị kéo dài hơn, rất khó đảm bảo việc ra quyết định mở phiên họp trong thời hạn 30 ngày (Toà án còn phải chờ kết luận giám định). Cho nên, có thể hiểu rằng, trường hợp đương sự yêu cầu Toà án trưng cầu giám định là một ngoại lệ cần chấp nhận kéo dài thời gian chuẩn bị xét đơn yêu cầu. Vì vậy, để đảm bảo giải quyết việc dân sự này được nhanh chóng Điều luật đã quy định Toà án phải ra quyết định mở phiên họp để xét đơn yêu cầu ngay sau khi nhận đ¬ược kết luận giám định.
3. Việc dân sự do đương sự tự quyết định và có quyền yêu cầu hoặc từ bỏ yêu cầu Toà án công nhận sự kiện pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Điều đó được Bộ luật này quy định là một nguyên tắc cơ bản (Điều 4). Cho nên, kể cả khi Toà án đã thụ lý đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự, nếu trong giai đoạn chuẩn bị xét đơn mà cá nhân, tổ chức có đơn yêu cầu đã rút đơn yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự thì Toà án phải áp dụng Điều 311 và khoản 1 Điều 192 BLTTDS ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu. Nội dung điều luật cho thấy chỉ duy nhất người yêu cầu mới có quyền rút đơn yêu cầu.
Do Điều luật không quy định cho phép người yêu cầu được ủy quyền cho người khác rút đơn yêu cầu nên người yêu cầu phải tự mình rút đơn yêu cầu mà không có quyền ủy quyền cho người khác rút đơn yêu cầu giải quyết. Trong trường hợp này, Tòa án áp dụng Điều 311 và khoản 2 Điều 193 Bộ luật này, tiền tạm ứng lệ phí được sung vào công quỹ nhà nước. tiền tạm ứng lệ phí được trả lại cho đương sự.
4. Sau khi có quyết định mở phiên họp để xét đơn yêu cầu, Thẩm phán được giao giải quyết việc dân sự phải mở phiên họp xét đơn yêu cầu trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp. Thời hạn này cũng được xác định theo quy định về thời hạn mà BLDS quy định.
Một vấn đề đặt ra là, nếu sau khi ra quyết định mở phiên họp để xét đơn, người yêu cầu mới đề nghị Toà án áp dụng biện pháp trưng cầu giám định để có kết luận về tình trạng sức khoẻ, bệnh tật của người bị yêu cầu tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì Toà án có chấp nhận hay không? nếu chấp nhận thì Toà án sẽ phải chờ kết luận giám định mới có thể tiến hành phiên họp. Đây là trường hợp chưa được Luật quy định, cho nên, Toà án cần xem xét, nếu thấy cần thiết thì quyết định hoãn phiên họp và trưng cầu giám định. Sau khi nhận đ¬ược kết luận giám định, Toà án phải mở phiên họp để xét đơn yêu cầu.
Điều 321. Quyết định tuyên bố một ngư¬ời mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự (giữ nguyên)
1. Toà án có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận đơn yêu cầu tuyên bố một ng¬ười mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
2. Trong trư¬ờng hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Toà án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Trong quyết định tuyên bố bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, Toà án phải quyết định ng¬ười đại diện theo pháp luật của ngư¬ời bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện.
***
1. Căn cứ vào kết luận giám định của cơ quan chuyên môn cùng các tài liệu, chứng cứ đã được xem xét tại phiên họp xét đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự, trên cơ sở lời trình bày của đương sự, của người làm chứng, người giám định (nếu Tòa án triệu tập tham gia phiên họp), ý kiến của Kiểm sát viên về việc giải quyết việc dân sự, Thẩm phán quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu tuyên bố một ng¬ười mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
2. Nếu chấp nhận đơn yêu cầu, Toà án ra quyết định rõ ràng về tình trạng mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự của người bị yêu cầu tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Quyết định này phải bảo đảm các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 315. Các nội dung về nhân thân người bị Toà án tuyên bố mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự phải đầy đủ, rõ ràng, cụ thể, chính xác. Đối với Quyết định tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, ngay trong quyết định đó, Toà án còn phải quyết định ng¬ười đại diện theo pháp luật của ngư¬ời bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện.
Vấn đề đặt ra là, tại sao Điều luật chỉ quy định Toà án phải quyết định ng¬ười đại diện theo pháp luật của ngư¬ời hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện? Toà quyết định về phạm vi đại diện của người được chỉ định đại diện theo pháp luật đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự trong giới hạn như thế nào? Điều này được lý giải là, khi một người bị mất năng lực hành vi dân sự thì Điều 62 Bộ luật dân sự 2005 có quy định về người giám hộ đương nhiên và theo khoản 2 Điều141 BLDS 2005 thì chính họ sẽ là người dại diện theo Pháp luật; còn đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì BLDS không có quy định người giám hộ đương nhiên mà đều phải do Toà án chỉ định (khoản 3 Điều 141, khoản 2 Điều 24 Luật hôn nhân và gia đình 2000). Mặt khác, do người này chỉ bị hạn chế năng lực hành vi dân sự (chứ không mất hoàn toàn năng lực hành vi), chính vì vậy BLDS quy định họ vẫn có quyền xác lập và thực hiện các giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.Và Điều 10 Luật hôn nhân và gia đình 2000 cũng không quy định cấm kết hôn đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Vậy nên, Toà án chỉ cần quy định phạm vi đại diện đối với những giao dịch mà họ không có năng lực thực hiện hành vi dân sự mà thôi.
Điều 322. Đơn yêu cầu huỷ bỏ quyết định tuyên bố một ngư¬ời mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự (giữ nguyên)
1. Khi ng¬ười bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự không còn ở trong tình trạng đã bị tuyên bố thì chính ng¬ười đó hoặc ng¬ười có quyền, lợi ích liên quan hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan có quyền yêu cầu Toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
2. Đơn yêu cầu Toà án huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có đủ các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 312 của Bộ luật này.
1. Thông thường, khi cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc của gia đình do việc một nguời nào đó bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự; thì họ có thể yêu cầu Toà án xem xét để tuyên bố người này mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Tuy nhiên, sau khi Toà án tuyên bố, nếu người bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự không còn ở trong tình trạng ấy nữa thì chủ thể có quyền gửi đơn để yêu cầu Toà án quyết định huỷ bỏ tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Chủ thể có quyền gửi đơn yêu cầu gồm: người đã bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc tuyên bố bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người có quyền và lợi ích liên quan (ví dụ người đại diện hợp pháp theo quyết định của Toà án, bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh chị em… ) của người bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc tuyên bố bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cơ quan, tổ chức có liên quan (ví dụ như cơ quan nơi người đó công tác, chính quyền địa phương nơi người đó cư trú).
Một vấn đề đặt ra là, Toà án quyết định huỷ bỏ tuyên bố một người mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự có nhất thiết phải là chính Toà án đã ra quyết định đó hay có thể là Toà án khác? Ví dụ, trong trường hợp sau khi bị tuyên bố mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự, người đó đã chuyển sang cư trú tại một huyện khác, tỉnh khác nên thẩm quyền về lãnh thổ giải quyết việc dân sự có thay đổi. Trong trường hợp này, BLTTDS không có quy định cụ thể, ngay cả Điều 35 đã được sửa đổi, bổ sung nhưng vẫm chưa có quy định nên sẽ có thể có ý kiến khác nhau. Theo quy định tại điểm c, khoản 2 Điều 35 thì, Toà án đã ra quyết định tuyên bố một ngư¬ời mất tích hoặc là đã chết có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích hoặc là đã chết. Do đó, có thể áp dụng tương tự nội dung quy định này để xác định Toà án nào đã Quyết định tuyên bố một người mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự đó là Toà án có thẩm quyền ra quyết định huỷ bỏ tuyên bố đó.
2. Để Toà án có cơ sở xem xét, quyết định huỷ bỏ tuyên bố một người mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự, chủ thể có đơn yêu cầu phải tuân theo các quy định chung, đơn gửi Toà án yêu cầu giải quyết cũng phải thể hiện đầy đủ các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 312 BLTTDS.
Điều 323. Chuẩn bị xét đơn yêu cầu và quyết định của Toà án (giữ nguyên)
1. Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu Toà án huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự được thực hiện theo quy định tại Điều 320 của Bộ luật này.
2. Toà án có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận đơn yêu cầu huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
3. Trong trư¬ờng hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
***
1. Việc chuẩn bị xét đơn yêu cầu Toà án huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự được thựuc hiện như quy định tại Điều 320 (xem bình luận khoản 1 Điều 320 Bộ luật này).
2. Trong thời gian chuẩn bị xét đơn, Thẩm phán phải thu thập các chứng cứ làm căn cứ cho việc giải quyết yêu cầu, cần nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ mà đương sự cung cấp để đánh giá về tính khách quan của thực trạng sức khoẻ, năng lực hành vi dân sự của người đã bị tuyên bố mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự để có quyết định chính xác. Theo yêu cầu của đương sự, Toà án có thể trưng cầu giám định lại tình trạng năng lực hành vi dân sự của người đã bị tuyên bố mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự để có cơ sở quyết định.
3. Việc giải quyết yêu cầu của loại việc dân sự này, về mặt nội dung quyết định, nếu có đủ cơ sở chấp nhận yêu cầu thì Toà án tuyên bố huỷ bỏ tuyên bố mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà trước đó, Toà án mình hoặc Toà án khác đã ra quyết định tuyên bố. Bởi Quyết định tuyên bố trước đó có thể là do chính Toà án mình đã ban hành hoặc cũng có thể do Toà án khác ban hành – điều đó do quy định về thẩm quyền theo lãnh thổ giải quyết việc dân sự. Như trên đã phân tích, đây là quyết định áp dụng pháp luật cá biệt chứ không phải quyết định hành chính tư pháp nên không ảnh hưởng gì tới nguyên tắc tổ chức, quản lý hành chính.
Khi Quyết định dân sự này bị huỷ bỏ thì đương nhiên, nội dung quyết định của Toà án về chỉ định người đại diện hợp pháp của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự cũng không còn hiệu lực nữa.
Như vậy, BLTTDS đã quy định thủ tục giải quyết yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự như một việc dân sự mới. Do đó thủ tục giải quyết yêu cầu này độc lập với thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự.

CHƯƠNG XXII
THỦ TỤC GIẢI QUYẾT YÊU CẦU THÔNG BÁO TÌM KIẾM NGƯỜI VẮNG MẶT TẠI NƠI CƯ TRÚ

Điều 324. Đơn yêu cầu thông báo tìm kiếm ng¬ười vắng mặt tại nơi c¬ư trú (giữ nguyên)
1. Ng¬ười có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Toà án thông báo tìm kiếm ngư¬ời vắng mặt tại nơi c¬ư trú khi ng¬ười đó biệt tích trong sáu tháng liền trở lên và đồng thời có thể yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp quản lý tài sản của ngư¬ời vắng mặt đó theo quy định của Bộ luật dân sự.
2. Đơn yêu cầu Toà án thông báo tìm kiếm ngư¬ời vắng mặt tại nơi cư¬ trú phải có đủ các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 312 của Bộ luật này.
3. Gửi kèm theo đơn yêu cầu Toà án thông báo tìm kiếm ng¬ười vắng mặt tại nơi cư¬ trú phải có chứng cứ để chứng minh là ng¬ười đó biệt tích trong sáu tháng liền trở lên. Trong tr¬ường hợp có yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp quản lý tài sản của ng¬ười vắng mặt thì phải cung cấp tài liệu về tình hình tài sản của ng¬ười đó, việc quản lý tài sản hiện có và danh sách những ng¬ời thân thích của ngư¬ời đó.
1. Nội dung Điều luật quy định về chủ thể có quyền yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú, áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người vắng mặt; đơn yêu cầu và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ của người yêu cầu .
Chủ thể có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự này là người có quyền, lợi ích liên quan. Thế nào là người quyền, lợi ích liên quan (xem bình luận Điều …). Người yêu cầu có quyền chỉ yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú hoặc yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú đồng thời yêu cầu áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người vắng mặt.
(Đơn yêu cầu phải có đủ nội dung quy định tại khoản 2 Điều 312 BLTTDS).
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
• Chứng cứ bắt buộc kèm theo đơn yêu cầu là chứng cứ chứng minh người đó biệt tích trong 6 tháng liền trở lên (Điều 324 BLTTDS).
Lưu ý: Cụm từ “biệt tích” và có xác nhận của chính quyền địa phương về sự biệt tích của người đó.
• Cú thể yờu cầu ỏp dụng biện phỏp quản lý tài sản và khi cú yờu cầu đó phải cung cấp tài liệu chứng cứ về tỡnh hỡnh tài sản, việc quản lý và danh sỏch những người thân thích (Điều 324 BLTTDS).
• Trường hợp có yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích ngoài các chứng cứ chứng minh yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú là có căn cứ và hợp pháp thì người yêu cầu còn phải gửi kèm theo đơn yêu cầu các chứng cứ chứng minh tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng hợp pháp của người bị yêu cầu, tình hình tài sản của người đó, việc quản lý tài sản hiện có và danh sách những người thân thích của người đó.

Điều 325. Chuẩn bị xét đơn yêu cầu (giữ nguyên)
1. Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu thông báo tìm kiếm ngư¬ời vắng mặt tại nơi c¬ư trú là hai mư¬ơi ngày, kể từ ngày Toà án thụ lý đơn yêu cầu; hết thời hạn đó, Toà án phải ra quyết định mở phiên họp để xét đơn yêu cầu.
2. Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, Toà án ra quyết định đình chỉ xét đơn yêu cầu thông báo tìm kiếm ngư¬ời vắng mặt tại nơi cư¬ trú, nếu ngư¬ời yêu cầu rút đơn yêu cầu hoặc ng¬ười bị yêu cầu thông báo tìm kiếm trở về và yêu cầu Toà án đình chỉ việc xét đơn yêu cầu.
3. Trong thời hạn m¬ười ngày, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp, Thẩm phán phải mở phiên họp xét đơn yêu cầu.
***
1. Điều luật quy định về thời hạn chuẩn bị xét đơn, căn cứ làm phát sinh việc đình chỉ xét đơn yêu cầu thông báo tìm kiếm ngư¬ời vắng mặt tại nơi c¬ư trú và thời hạn phải mở phiên họp giải quyết xét đơn yêu cầu thông báo tìm kiếm ngư¬ời vắng mặt tại nơi cư¬ trú.
Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú được điều luật quy định tối đa là hai mươi ngày, kể từ ngày thụ lý đơn cho đến khi ra một trong các quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc đưa việc dân sự ra giải quyết. Thời hạn tính theo ngày nên được căn cứ vào điểm e khoản 1 Điều 151 BLDS và khoản 2 Điều 152 BLDS. Đây là khoảng thời gian mà Thẩm phán được giao giải quyết việc dân sự nghiên cứu, xem xét các tài liệu, chứng cứ do đương sự cung cấp và chuyển giao hồ sơ cho Viện kiểm sát nghiên cứu. Như vậy, thời hạn chuyển bị xét đơn yêu cầu này ngắn hơn so với thời hạn chuẩn bị giải quyết các việc dân sự khác. Điều này đòi hỏi Thẩm phán phải rất khẩn trương trong các hoạt động tố tụng. Hết thời hạn này, Thẩm phán phải ra một trong các quyết định sau đây: hoặc là quyết định mở phiên họp xét đơn yêu cầu; hoặc là quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự; hoặc là quyết định tạm đình chỉ giải quyết việc dân sự. Trong quá trình nghiên cứu, chuẩn bị xét đơn, Thẩm phán có thể yêu cầu đương sự bổ sung chứng cứ, tài liệu hoặc có thể tự mình thu thập chứng cứ nếu thấy cần thiết, làm cơ sở để xét đơn.
2. Toà án đang xem xét giải quyết đơn thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú phải đình chỉ giải quyết việc dân sự nếu được chủ thể có quyền rút đơn rút yêu cầu. Điều này hoàn toàn phù hợp với quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự. Khác với chủ thể có quyền rút đơn yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự, chủ thể có quyền rút đơn yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú gồm: người đã có đơn yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và ng¬ười bị yêu cầu thông báo tìm kiếm. Như vậy, theo nội dung điều luật thì Tòa án ra quyết định đình chỉ xét đơn yêu cầu trong hai trường hợp: người yêu cầu rút đơn hoặc người bị thông báo tìm kiếm trở về và yêu cầu Tòa án đình chỉ. Vì vậy, trường hợp người bị thông báo tìm kiếm trở về nhưng không có yêu cầu Tòa án đình chỉ xét đơn yêu cầu thì Tòa án cũng không được quyền ra quyết định đình chỉ.
Do luật không quy định việc ủy quyền rút đơn yêu cầu nên các chủ thể này phải tự mình thực hiện việc rút đơn. Vì vậy, đối với chủ thể thứ hai thì phải thuộc trường hợp họ đã trở về. Nếu họ không trở về mà uỷ quyền cho người khác rút đơn thì cũng không thoả mãn điều kiện được rút đơn. Trong trường hợp đình chỉ việc xét đơn yêu cầu, Tòa án áp dụng Điều 311 và khoản 2 Điều 193 Bộ luật này, tiền tạm ứng lệ phí được sung vào công quỹ nhà nước.
Đây là quy định “cứng” và Toà án phải tuân thủ. Luật không quy định hình thức của việc rút đơn. Do đó việc rút đơn có thể được thực hiện bằng văn bản hoặc bằng miệng. Toà án có trách nhiệm xác định việc rút yêu cầu có chính xác, thể hiện đúng ý chí của chủ thể hay không; phải có căn cứ rõ ràng như: đơn rút yêu cầu phải có chữ ký của người yêu cầu hoặc người bị yêu cầu thông báo tìm kiếm, có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú, nếu rút yêu cầu bằng miệng thì phải được ghi lại trong văn bản tố tụng, có chữ ký của người rút và lưu trong hồ sơ việc dân sự. Trong trường hợp rút đơn theo sự uỷ quyền thì thủ tục uỷ quyền phải đúng pháp luật dân sự và trong phạm vi được uỷ quyền.
Điều 326. Quyết định thông báo tìm kiếm ngư¬ời vắng mặt tại nơi cư¬ trú (giữ nguyên)
1. Toà án có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận đơn yêu cầu thông báo tìm kiếm ngư¬ời vắng mặt tại nơi c¬ư trú.
2. Trong tr¬ường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Toà án ra quyết định chấp nhận đơn yêu cầu và ra thông báo tìm kiếm ng¬ười vắng mặt tại nơi cư¬ trú; trư¬ờng hợp có yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người vắng mặt đó tại nơi cư¬ trú và đư¬ợc chấp nhận thì trong quyết định chấp nhận đơn yêu cầu Toà án còn phải quyết định áp dụng biện pháp quản lý tài sản của ng¬ười đó theo quy định của Bộ luật dân sự.
***
1.Trên cơ sở xem xét đơn yêu cầu cùng các chứng cứ, tài liệu mà đương sự cung cấp và được xem xét tại phiên họp xét đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự, trên cơ sở lời trình bày của đương sự, của người làm chứng, ý kiến của Kiểm sát viên về việc giải quyết việc dân sự, Thẩm phán quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận đơn yêu cầu thông báo tìm kiếm ngư¬ời vắng mặt tại nơi c¬ư trú. Quyết định này phải bảo đảm nguyên tắc vô tư của người Thẩm phán (Điều 16 BLTTDS).
2. Một nội dung quan trọng, không thể thiếu khi Thẩm phán quyết định chấp nhận đơn yêu cầu thông báo tìm kiếm ngư¬ời vắng mặt tại nơi c¬ư trú là việc ra thông báo tìm kiếm ng¬ười vắng mặt tại nơi cư¬ trú. Nếu quyết định chấp nhận đơn yêu cầu mà không ra Thông báo tìm kiếm ngư¬ời vắng mặt tại nơi c¬ư trú thì Quyết định đó cũng không đem lại ý nghĩa gì cho đương sự. Tuy nhiên, Quyết định chấp nhận đơn yêu cầu thông báo tìm kiếm ngư¬ời vắng mặt tại nơi c¬ư trú chính là cơ sở pháp lý để ra Thông báo tìm kiếm ngư¬ời vắng mặt tại nơi c¬ư trú. Nói cách khác, Quyết định chấp nhận đơn yêu cầu thông báo tìm kiếm ngư¬ời vắng mặt tại nơi c¬ư trú và Thông báo tìm kiếm ngư¬ời vắng mặt tại nơi c¬ư trú là “sản phẩm” cần và đủ trong tr¬ường hợp Toà án chấp nhận đơn yêu cầu thông báo tìm kiếm ng¬ười vắng mặt tại nơi cư¬ trú.
Ngoài ra, trong quá trình giải quyết việc dân sự này nếu đương sự có yêu cầu về việc áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư¬ trú mà có yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thì Tòa án có áp dụng không? Tác giả cho rằng mặc dù chương XX không quy định về vấn đề này nhưng căn cứ nội dung Điều 311 của Bộ luật này thì Toà án có quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 102 BLTTDS.
Thẩm phán giải quyết việc dân sự này, sau khi thu thập, đánh giá chứng cứ xác định được yêu cầu áp dụng biện pháp quản lý tài sản là có căn cứ thì chấp nhận yêu cầu này. Nội dung về quyết định áp dụng biện pháp quản lý tài sản của ng¬ười vắng mặt được thể hiện cụ thể trong quyết định chấp nhận đơn yêu cầu mà không phải ra một quyết định độc lập. Khi quyết định áp dụng biện pháp quản lý tài sản của ng¬ười vắng mặt, Toà án giao việc quản lý tài sản hoặc chỉ định người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú theo quy định tại Điều 75 BLDS 2005đồng thời quy định quyền và nghĩa vụ của người được giao quản lý tài sản theo Điều 76, 77 BLDS 2005. Cụ thể, Điều 75 BLDS 2005 quy định:
1. Theo yêu cầu của ngư¬ời có quyền, lợi ích liên quan, Toà án giao tài sản của ng¬ười vắng mặt tại nơi cư¬ trú cho những ng¬ười sau đây quản lý:
a) Đối với tài sản đã đ¬ược ngư¬ời vắng mặt uỷ quyền quản lý thì ngư-ời đư¬ợc uỷ quyền tiếp tục quản lý;
b) Đối với tài sản chung thì do chủ sở hữu chung còn lại quản lý;
c) Tài sản do vợ hoặc chồng đang quản lý thì vợ hoặc chồng tiếp tục quản lý; nếu vợ hoặc chồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì con đã thành niên hoặc cha, mẹ của ngư¬ời vắng mặt quản lý.
2. Trong tr¬ường hợp không có những ng¬ười đư¬ợc quy định tại khoản 1 Điều này thì Toà án chỉ định một ngư¬ời trong số những ngư¬ời thân thích của ng¬ười vắng mặt tại nơi cư¬ trú quản lý tài sản; nếu không có ng-ười thân thích thì Toà án chỉ định ngư¬ời khác quản lý tài sản.
Điều 327. Thông báo tìm kiếm ng¬ười vắng mặt tại nơi c¬ư trú (giữ nguyên)
Thông báo tìm kiếm ngư¬ời vắng mặt tại nơi cư¬ trú phải có các nội dung chính sau đây:
1. Ngày, tháng, năm ra thông báo;
2. Tên Toà án ra thông báo;
3. Số và ngày, tháng, năm của quyết định Toà án chấp nhận đơn yêu cầu thông báo tìm kiếm ng¬ười vắng mặt tại nơi cư¬ trú;
4. Tên, địa chỉ của ng¬ười yêu cầu Toà án thông báo;
5. Họ, tên và ngày, tháng, năm sinh hoặc tuổi của ngư¬ời cần tìm kiếm và địa chỉ cư¬ trú của ngư¬ời đó trư¬ớc khi biệt tích;
6. Địa chỉ liên hệ của cá nhân, cơ quan, tổ chức, nếu ngư¬ời cần tìm kiếm biết đư¬ợc thông báo hoặc ngư¬ời khác có đ¬ược tin tức về ng¬ười cần tìm kiếm.
Sau khi Thẩm phán ra Quyết định chấp nhận đơn yêu cầu thông báo tìm kiếm ngư¬ời vắng mặt tại nơi c¬ư trú (Quyết định), Toà án phải tiến hành việc Thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú (thông báo) trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thông báo phải bảo đảm đầy đủ các nội dung được Điều luật quy định. Ngày, tháng, năm ra Thông báo có thể trùng với ngày ban hành Quyết định hoặc có thể sau ngày ban hành quyết định nhưng không thể ra Thông báo trước ngày ban hành Quyết định. Bởi lẽ, Quyết định đó là cơ sở pháp lý để ra Thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú. Tuy Điều luật không quy định chậm nhất trong phạm vi bao nhiêu ngày kể từ ngày ra Quyết định, Toà án phải ra Thông báo tìm kiếm ngư¬ời vắng mặt tại nơi c¬ư trú nhưng nhìn chung, việc thông báo cần được tiến hành ngay sau khi có Quyết định.
Tên và địa chỉ của ng¬ười yêu cầu thông báo phải rõ ràng, chính xác. Địa chỉ được phản ánh trong thông báo cần cụ thể tới xóm, thôn, khu, phường (xã), huyện, tỉnh. Thông báo phải thể hiện cụ thể về họ, tên, ngày, tháng, năm sinh hoặc tuổi của ngư¬ời cần tìm kiếm và địa chỉ cư¬ trú của ngư¬ời đó trư¬ớc khi biệt tích. Nếu người đó còn có tên khác hay biệt danh thì cần được phản ánh trong thông báo. Nếu trước khi biệt tích, người được tìm kiếm cư trú ở nhiều nơi khác nhau thì địa chỉ cư¬ trú ghi trong Thông báo là nơi cư trú cuối cùng trước khi biệt tích. Nếu nơi cư trú là địa phương mới được chia tách hoặc sáp nhập thì cũng cần được thể hiện trong Thông báo để tiện cho việc tìm kiếm.
Để kết quả tìm kiếm được thông tin thuận lợi tới người yêu cầu tìm kiếm, trong Thông báo phải thể hiện hết sức cụ thể và rõ ràng địa chỉ liên hệ thông báo tin tức về người được tìm kiếm. Địa chỉ liên hệ có thể là của cá nhân người yêu cầu, cũng có thể là cá nhân khác mà người yêu cầu thấy thuận tiện liên hệ, có thể là, cơ quan, tổ chức có mối quan hệ với người yêu cầu hoặc người được tìm kiếm; hoặc có thể nhiều địa chỉ khác nhau cùng được đăng ký nhận thông tin; miễn là người yêu cầu thấy thuận lợi và đăng ký. Người phản ánh thông tin có thể chính là người đang được tìm kiếm và cũng có thể là cá nhân, tổ chức nào đó có được tin tức về người đang được tìm kiếm.
Điều 328. Công bố thông báo tìm kiếm ng¬ười vắng mặt tại nơi cư¬ trú
1. Thông báo tìm kiếm ng¬ười vắng mặt tại nơi cư¬ trú phải đư¬ợc đăng trên báo hàng ngày của trung ư¬ơng trong ba số liên tiếp và phát sóng trên Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình của trung ¬ương ba lần trong ba ngày liên tiếp.
2. Chi phí cho việc đăng, phát thông báo tìm kiếm ngư¬ời vắng mặt tại nơi cư¬ trú do ngư¬ời yêu cầu chịu.
***
1. Về phương tiện đăng tải Thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú (Thông báo), nội dung Thông báo phải được đăng tải trên hai loại phương tiện thông tin đại chúng Trung ương; hoặc là Báo Trung ương và Đài phát thanh Trung ương; họăc Báo Trung ương và Đài truyền hình Trung ương. Việc lựa chọn đăng Đài phát thanh hay Đài truyền hình phụ thuộc vào sự lựa chọn của người yêu cầu Thông báo tìm kiếm người vắng mặt. Và Báo Trung ương được đăng Thông báo phải là Báo hàng ngày – tức là mỗi ngày xuất bản một số Báo. Nếu đăng trên báo Trung ương không phải báo hàng ngày (ví dụ: một tuần xuất bản 3 số chẳng hạn), hoặc chỉ đăng trên một loại Đài hoặc Báo, hoặc đăng trên Báo, Đài địa phương, hoặc không đăng Báo mà chỉ đăng trên Đài truyền hình và Đài phát thanh Trung ương, tất cả các trường hợp Thông báo đó đều không đúng quy định của Điều luật này.
Về thời lượng đăng tải Thông báo, nội dung Thông báo phải được đăng trong ba số Báo liên tiếp, tức là đăng Báo trong ba ngày liên tiếp; đồng thời, Thông báo đó cũng phải được đăng tải trong 3 ngày liên tiếp trên đài truyền hình Trung ương hoặc Đài phát thanh Trung ương. Việc đăng tải không đủ 3 lần trong 3 ngày liên tiếp hoặc tuy đã đủ 3 lần trong 3 ngày nhưng không liên tiếp đều là không đúng quy định tại Điều luật này.
Người yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng tại mặt nơi cư trú phải có nghĩa vụ trả tiền chi phí cho việc đăng tải trên Báo, phát sóng trên Đài truyền hình hoặc Đài phát thanh. Nếu được Toà án giao quản lý tài sản của người được thông báo tìm kiếm, người yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt không được tự ý trích tiền từ tài sản được giao quản lý.
Điều 329. Hiệu lực của quyết định thông báo tìm kiếm ngư¬ời vắng mặt tại nơi cư¬ trú
Quyết định thông báo tìm kiếm ngư¬ời vắng mặt tại nơi cư¬ trú quy định tại Điều 326 của Bộ luật này đ¬ương nhiên hết hiệu lực trong tr¬ường hợp người cần tìm kiếm trở về.
Quyết định đương nhiên hết hiệu lực tức là Quyết định đó được pháp luật thừa nhận không còn hiệu lực thi hành mà không cần bất kỳ một hành vi hành chính hoặc một văn bản hành chính nào để làm nó mất hiệu lực. Vì vậy khi người cần tìm kiếm trở về thì quyết định thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú đương nhiên hết hiệu lực mà không phải có bất kỳ một quyết định tố tụng nào của Tòa án hủy bỏ nó. Vấn đề này được Điều luật quy định khác với thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự, tuyên bố một người mất tích, tuyên bố một người đã chết.
Quyết định đương nhiên hết hiệu lực là Quyết định Thông báo tìm kiếm người vắng mặt, còn Quyết định chấp nhận đơn yêu cầu thông báo tìm kiếm ng¬ười vắng mặt tại nơi cư¬ trú không vì thế mà mất hiệu lực. (không có 2 quyết định mà chỉ có quyết định thông báo và thông báo…)

CH¬ƯƠNG XXIII
THỦ TỤC GIẢI QUYẾT YÊU CẦU TUYÊN BỐ
MỘT NGƯỜI LÀ ĐÃ CHẾT
Điều 330. Đơn yêu cầu tuyên bố một ng¬ười mất tích
1. Ngư¬ời có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố một ng¬ười mất tích theo quy định của Bộ luật dân sự.
2. Đơn yêu cầu Toà án tuyên bố một ngư¬ời mất tích phải có đủ các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 312 của Bộ luật này.
3. Gửi kèm theo đơn yêu cầu là chứng cứ để chứng minh ngư¬ời bị yêu cầu tuyên bố mất tích đã biệt tích hai năm liền trở lên mà không có tin tức xác thực về việc ng¬ười đó còn sống hoặc đã chết và chứng minh cho việc ngư¬ời yêu cầu đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo tìm kiếm. Trong tr¬ường hợp trư¬ớc đó đã có quyết định của Toà án thông báo tìm kiếm ng¬ười vắng mặt tại nơi c¬ư trú thì phải có bản sao quyết định đó.
***
1. Người có quyền và lợi ích liên quan không đồng nhất với khái niệm người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là đương sự tham gia tố tụng trong vụ án dân sự do Toà án xác định; còn người có quyền và lợi ích liên quan mà khoản 1 Điều luật này nói tới là người có mối liên quan về quyền và lợi ích với người bị yêu cầu tuyên bố mất tích. Có thể giữa người yêu cầu và người bị yêu cầu tuyên bố mất tích có mối quan hệ về hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng hoặc các quan hệ về dân sự, kinh doanh- thương mại, lao động, hành chính. Sự liên quan ấy thường nằm ở chỗ họ có những quyền về tài sản hoặc phi tài sản hoặc những lợi ích nào đó mà sự biệt tích của người này đã làm cho các quyền và lợi ích ấy bị ảnh hưởng. Tính chất và mức độ của sự liên quan này do bản thân người có quyền và lợi ích bị ảnh hưởng tự đánh giá và thường là lý do họ quyết định yêu cầu Toà án giải quyết việc tuyên bố sự mất tích của người biệt tích.
Điều luật chỉ quy định người có quyền, lợi ích liên quan (người yêu cầu) có quyền yêu cầu tuyên bố một người mất tích. Nhưng, căn cứ vào nội dung của khoản 3 Điều 332 BLTTDS và Điều 79 BLDS 2005 cùng với yêu cầu tuyên bố một người mất tích, người yêu cầu còn được quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích. Vì vậy, người yêu cầu có thể chỉ yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc yêu cầu tuyên bố một người mất tích đồng thời yêu cầu áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người bị yêu cầu tuyên bố mất tích.
2. Cũng như đơn yêu cầu các việc dân sự khác, BLTTDS thống nhất quy định đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích phải có đủ nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 312 Bộ luật này (xem bình luận Điều 312)
3. Người yêu cầu phải gửi kèm theo đơn yêu cầu các chứng cứ làm căn cứ để Tòa án thụ lý đơn yêu cầu. Chứng cứ bắt buộc phải nộp cho Tòa án gồm:
– Chứng cứ chứng minh người bị yêu cầu tuyên bố mất tích đã biệt tích hai năm liền trở lên mà không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết (xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý nhân khẩu về việc người bị yêu cầu tuyên bố mất tích biệt tích từ hai năm liền trở lên kể). Cách tính thời hạn hai năm theo quy định tại khoản 1 Điều 78 BLDS 2005.
– Chứng cứ chứng minh việc người yêu cầu đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo tìm kiếm vắng mặt nơi cư trú nhưng vẫn không có tin tức của người đó.
. Cho nên, người có đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự có nghĩa vụ cung cấp các chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu tuyên bố mất tích là có căn cứ và là sự thật khách quan. Đó có thể là những lời trình bày của những người thân thiết (bố, mẹ, anh chị em ruột, con đẻ, con nuôi…) trong gia đình, có thể là lời trình bày của những người bạn được coi là rất thân thiết, gắn bó và gần gũi trong nhiều năm, hoặc có thể là thư từ được gửi lần cuối cùng, tính đến thời điểm gửi đơn đã hai năm, trong đó chứa đựng nội dung phản ánh việc mất tích như thổ lộ mong muốn quyên sinh, không muốn ai biết tin tức về mình… cho nên không thể xác định được họ còn sống hay đã chết.
Ngoài các chứng cứ, tài liệu chứng minh họ đã biệt tích hai năm liền thì, người yêu cầu phải thực sự đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo tìm kiếm theo đúng quy định của pháp luật về việc thông báo tìm kiếm người vắng mặt nơi cư trú rồi mà vẫn không có kết quả (cắt) . Theo điều luật thì, người yêu cầu tuyên bố việc biệt tích phải chính là người đã áp dụng đầy đủ biện pháp tìm kiếm. Vậy thì, một vấn đề đặt ra là, nếu người đã áp dụng biện pháp tìm kiếm người biệt tích lại không phải chính là người yêu cầu tuyên bố việc mất tích thì Toà án có thụ lý đơn yêu cầu hay không?
Xem xét nội dung lời văn của Điều luật thì rõ ràng, nếu người yêu cầu tuyên bố việc mất tích lại không phải là người đã áp dụng đầy đủ biện pháp tìm kiếm thì không đủ điều kiện để Tòa án thụ lý đơn yêu cầu. Trong trường hợp này, Toà án cần giải thích để chính người đã yêu cầu Toà án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú viết đơn yêu cầu tuyên bố việc mất tích, sau đó, nếu vì điều kiện hoàn cảnh, họ không thể trực tiếp gửi đơn, không trực tiếp thu thập chứng cứ, tham gia phiên họp giải quyết việc dân sự được thì có thể uỷ quyền cho người khác thực hiện.
Tuy nhiên, quy định của Điều luật đã cho thấy tính “cứng nhắc” của nhà làm luật khiến cho việc yêu cầu giải quyết việc dân sự này của đương sự gặp khó khăn. Bởi trên thực tế, người yêu cầu tuyên bố việc mất tích không cần thiết và không nhất thiết phải chính là người đã “áp dụng đầy đủ biện pháp tìm kiếm”, nói cách khác, việc áp dụng đầy đủ biện pháp tìm kiếm không phụ thuộc vào chủ thể tìm kiếm.
Đối với tr¬ường hợp trư¬ớc đó đã có quyết định của Toà án thông báo tìm kiếm ng¬ười vắng mặt tại nơi c¬ư trú thì ngoài các chứng cứ trên người yêu cầu phải gửi kèm theo bản sao quyết định đó. Bản sao này phải được chứng thực theo quy định của pháp luật về chứng thực bản sao.
Giống như thủ tục yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt, trường hợp có yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích, người yêu cầu còn phải cung cấp các tài liệu chứng cứ chứng minh tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng hợp pháp của người bị yêu cầu, tình hình tài sản của người đó, việc quản lý tài sản hiện có và danh sách những người thân thích của người đó.
Điều 331. Chuẩn bị xét đơn yêu cầu (giữ nguyên)
1. Trong thời hạn hai mư¬ơi ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố một ng¬ười mất tích, Toà án ra quyết định thông báo tìm kiếm ng-ười bị yêu cầu tuyên bố mất tích.
2. Nội dung thông báo và công bố thông báo đ¬ược thực hiện theo quy định tại Điều 327 và Điều 328 của Bộ luật này. Thời hạn thông báo là bốn tháng, kể từ ngày đăng, phát thông báo lần đầu tiên.
3. Trong thời hạn công bố thông báo, nếu ng¬ười yêu cầu rút đơn yêu cầu hoặc ng¬ười bị yêu cầu tuyên bố mất tích trở về và yêu cầu Toà án đình chỉ việc xét đơn yêu cầu thì Toà án ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu tuyên bố một ng¬ười mất tích.
***
1. Điều luật này quy định những nội dung, thủ tục mà Thẩm phán được giao giải quyết việc dân sự phải tiến hành trong thời gian chuẩn bị xét đơn yêu cầu tuyên bố một ng¬ười mất tích. Thời gian chuẩn bị xét đơn yêu cầu được tính từ thời điểm Toà án thụ lý đơn yêu cầu cho đến trước khi mở phiên họp xét đơn yêu cầu.
Một điều bắt buộc là, trước khi xét đơn yêu cầu tuyên bố mất tích, người bị yêu cầu tuyên bố mất tích phải được Toà án quyết định thông báo tìm kiếm. Nếu trước đó, việc yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú đã được Toà án giải quyết bằng việc ra quyết định thông báo tìm kiếm và công bố thông báo tìm kiếm thì, khi giải quyết yêu cầu tuyên bố mất tích, Toà án không cần phải ra quyết định thông báo tìm kiếm nữa.
Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích, Tòa án cũng phải thực hiện việc thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích nhưng khác với thủ tục giải quyết thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú là ở thủ tục tuyên bố một người mất tích phải thông báo trước khi mở phiên họp xét đơn yêu cầu. Thời hạn để Toà án phải ra quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích là hai mươi ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu. Cách tính thời hạn theo ngày được thực hiện theo quy định về thời hạn tại điểm e, khoản 1 Điều 151 và khoản 2 Điều 152 BLDS. Nếu hết hai mươi ngày đó mà Thẩm phán được phân công giải quyết việc dân sự không ra quyết định thông báo có nghĩa là Toà án đã vi phạm tố tụng. Khi đó, người có đơn yêu cầu có quyền khiếu nại đến Chánh án Toà án đã thụ lý đơn, yêu cầu Thẩm phán phải tuân thủ pháp luật tố tụng dân sự, nhanh chóng ra quyết định thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú đối với người bị yêu cầu tuyên bố mất tích.
2. Sau khi ra quyết định thông báo tìm kiếm, Tòa án phải thực hiện thủ tục tiếp theo là công bố thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích. Điều luật không quy định là trong thời hạn bao nhiêu ngày, kể từ ngày ra quyết định thông báo tìm kiếm, Tòa án phải công bố thông báo tìm kiếm. Nhưng, để đảm bảo việc giải quyết không bị kéo dài, sau khi ra quyết định thông báo tìm kiếm, Tòa án cần công bố thông báo tìm kiếm ngay. Nội dung thông báo và công bố thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích được thực hiện theo quy định tại Điều 327 và Điều 328 Bộ luật này (xem bình luận Điều 327, 328).
Điều luật cũng quy định trong thời hạn bốn tháng, kể từ ngày đăng, phát thông báo lần đầu tiên thì Thẩm phán được giao giải quyết việc dân sự mới được mở phiên họp để giải quyết yêu cầu tuyên bố mất tích. Đồng thời, Điều 332 BLTTDS quy định, Toà án phải mở phiên họp giải quyết yêu cầu trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày hết thời hạn thông báo (bốn tháng). Thời hạn được tính bằng tháng nên việc tính thời hạn này phải tuân theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 151 và khoản 3 Điều 152 BLDS. Nếu đã đủ bốn tháng mười lăm ngày kể từ ngày đăng, phát thông báo lần đầu tiên, Thẩm phán được giao giải quyết việc dân sự không mở phiên họp giải quyết yêu cầu tuyên bố mất tích thì người yêu cầu có quyền khiếu nại đến Chánh án Toà án đã thụ lý đơn, yêu cầu Thẩm phán phải tuân thủ pháp luật tố tụng dân sự, nhanh chóng mở phiên họp để xét đơn.
3. Khoản 3 của Điều luật quy định hai trường hợp bắt buộc Toà án phải ra quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự – đình chỉ việc xét đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích trong thời hạn công bố thông báo. Một là: người yêu cầu rút đơn yêu cầu, không phụ thuộc vào việc kết quả của việc tìm kiếm. Hai là chính người bị yêu cầu tuyên bố mất tích đã trở về và yêu cầu Toà án đình chỉ.
Quy định trên đây xuất phát từ nguyên tắc “Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự” (Điều 5- BLTTDS). Vì vậy, khi đương sự (người có đơn yêu cầu) rút đơn thì Toà án phải bảo đảm quyền quyết định của họ. Còn đối với trường hợp người bị yêu cầu tuyên bố mất tích đã trở thì rõ ràng là phải đình chỉ bởi vì không có việc mất tích xẩy ra. Tuy nhiên, quy định của Điều luật là Toà án đình chỉ xét đơn yêu cầu khi có 2 điều kiện cần và đủ: người bị yêu cầu mất tích đã trở về và chính người này yêu cầu Toà án đình chỉ. Do đó, nếu chỉ có điều kiện người bị yêu cầu mất tích trở về không phải là căn cứ để Tòa án ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu. Vậy thì, nếu họ trở về nhưng không yêu cầu đình chỉ thì cách xử lý là Toà án cần giải thích để người yêu cầu rút đơn, từ đó làm căn cứ cho việc ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu.
Trong trường hợp đình chỉ việc xét đơn yêu cầu, Tòa án áp dụng Điều 311 và khoản 2 Điều 193 Bộ luật này, tiền tạm ứng lệ phí được sung vào công quỹ nhà nước
vẫn phải mở phiên họp để xác định việc trở về của họ. Và như vậy thì Toà án ra quyết định không chấp nhận đơn yêu cầu.
Điều 332. Quyết định tuyên bố một ngư¬ời mất tích (giữ nguyên)
1. Trong thời hạn mư¬ời lăm ngày, kể từ ngày hết thời hạn công bố thông báo, Toà án phải mở phiên họp xét đơn yêu cầu tuyên bố một ngư-ời mất tích.
2. Toà án có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận đơn yêu cầu.
3. Trong tr¬ường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Toà án ra quyết định tuyên bố mất tích; trư¬ờng hợp có yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp quản lý tài sản của ng¬ười bị tuyên bố mất tích đó và đư¬ợc chấp nhận thì trong quyết định Toà án còn phải quyết định áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người đó theo quy định của Bộ luật dân sự.
1. Điều luật quy định Toà án được mở phiên họp trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày hết thời hạn công bố thông báo – tức là đã đủ bốn tháng thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú đối với người bị yêu cầu tuyên bố mất tích. Cách tính thời hạn theo ngày cũng được thực hiện theo quy định về thời hạn tại điểm e khoản 1 Điều 151 và khoản 2 Điều 152 BLDS. Nếu hết mười lăm ngày đó mà Thẩm phán được giao giải quyết việc dân sự không mở phiên họp là vi phạm tố tụng và người có đơn yêu cầu có quyền khiếu nại đến Chánh án Toà án đã thụ lý đơn để yêu cầu nhanh chóng được mở phiên họp xét đơn yêu cầu
2. Trên cơ sở các tài liệu, chứng cứ mà đương sự cung cấp và được xem xét tại phiên họp xét đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích, căn cứ nội dung lời trình bày của đương sự, của người làm chứng, ý kiến của Kiểm sát viên về yêu cầu tuyên bố mất tích, Thẩm phán ra quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận đơn yêu cầu tuyên bố mất tích. Quyết định này phải bảo đảm nguyên tắc vô tư của người Thẩm phán (Điều 16 BLTTDS).
3. Giống như thủ tục thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú khi Toà án ra quyết định tuyên bố một người mất tích mà có yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp quản lý tài sản của ng¬ười bị tuyên bố mất tích, nếu chấp nhận thì trong quyết định tuyên bố một người mất tích, Toà án quyết định áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người đó theo quy định của Điều 76,77, 79 BLDS 2005. (xem bình luận khoản 2 Điều 326 BLTTDS)
Điều luật quy định: nếu “Toà án chấp nhận thì..” cho nên, khi đương sự có yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người mất tích thì Toà án có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu đó. Ví dụ, nếu tài sản của người mất tích chưa có đủ căn cứ khẳng định thuộc sở hữu của người mất tích thì Toà án không thể chấp nhận áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người mất tích được.
Tuy không được quy định cụ thể tại Điều 102 Bộ luật này nhưng, căn cứ khoản 13 của Điều luật này thì, Thẩm phán có quyền “áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác” mà pháp luật có quy định. Vậy nên, có thể coi, áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người bị Toà án tuyên bố mất tích là một “biện pháp khẩn cấp tạm thời khác” mà pháp luật có quy định. Thẩm phán giải quyết việc dân sự nếu xét thấy việc quản lý tài sản của người bị mất tích là cần thiết, yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp quản lý tài sản là chính đáng và có cơ sở chấp nhận, thì nội dung về quyết định áp dụng biện pháp quản lý tài sản của ng¬ười bị tuyên bố mất tích được thể hiện cụ thể ngay trong quyết định chấp nhận đơn yêu cầu mà không phải ra một quyết định độc lập. Toà án giao việc quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích cho một người nào đó theo quy định tại Điều 75 BLDS.
Điều 333. Đơn yêu cầu huỷ bỏ quyết định tuyên bố một ngư¬ời mất tích (giữ nguyên)
1. Khi ng¬ười bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì ng¬ười đó hoặc ngư¬ời có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố một ng-ười mất tích.
2. Đơn yêu cầu Toà án huỷ bỏ quyết định tuyên bố một ngư¬ời mất tích phải có đủ các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 312 của Bộ luật này.
3. Gửi kèm theo đơn yêu cầu là chứng cứ để chứng minh ngư¬ời bị tuyên bố mất tích đã trở về hoặc chứng minh xác thực là ngư¬ời đó còn sống.
***
1. Sau khi bị Toà án ra quyết định tuyên bố một người bị mất tích mà người đó lại trở về hoặc có tin tức xác thực họ vẫn còn sống thì Toà án có quyền huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất tích nếu có yêu cầu. Có hai chủ thể có quyền yêu cầu Toà án huỷ bỏ. Đó là người mất tích (trở về) và người có quyền, lợi ích liên quan. Sự liên quan ở chỗ, việc mất tích hay không mất tích của người này đã ảnh hưởng tới quyền và lợi ích nào đó của họ (lợi ích về tài sản hoặc phi tài sản).
2. Ng¬ười bị tuyên bố mất tích hoặc ngư¬ời có quyền, lợi ích liên quan có quyền phải gửi đơn đến Toà án yêu cầu huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất tích. Nội dung đơn yêu cầu thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 312 của Bộ luật này(xem bình luận Điều 312).
3. Người có đơn yêu cầu huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất tích có nghĩa vụ gửi cho Toà án chứng cứ để chứng minh ngư¬ời bị tuyên bố mất tích đã trở về hoặc chứng minh việc ngư¬ời bị tuyên bố mất tích vẫn còn sống. Nếu người bị tuyên bố mất tích trở về yêu cầu hủy bỏ quyết định thì họ chỉ có phải nộp cho Tòa án các tài liệu, chứng cứ chứng minh họ là người bị tuyên bố mất tích. Nếu người có quyền, lợi ích liên quan yêu cầu hủy bỏ thì chứng cứ chứng minh nội dung đó có thể là chứng cứ chứng minh sự liên lạc của người bị tuyên bố mất tích với những người thân thích như thư, điện thoại cùng với các chứng cứ khác như lời khai của người làm chứng (ví dụ như lời khai của hàng xóm, của người thân trong gia đình, hoặc của bất kỳ người nào đó có nội dung xác thực về sự trở về hay việc còn sống của họ).
Điều 334. Quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố một ng¬ười mất tích (giữ nguyên).
1. Trong thời hạn m¬ười lăm ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu huỷ bỏ quyết định tuyên bố một ng¬ười mất tích, Toà án phải mở phiên họp xét đơn yêu cầu.
2. Toà án có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận đơn yêu cầu.
3. Trong trư¬ờng hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố một ngư¬ời mất tích, trong đó phải quyết định về hậu quả pháp lý của việc huỷ bỏ quyết định tuyên bố một ng¬ười mất tích theo quy định của Bộ luật dân sự.
***
1. Thời hạn để Toà án chuẩn bị xét đơn yêu cầu huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất tích chỉ là mười lăm ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu. Trong thời hạn này, người có đơn yêu cầu phải gửi cho Toà án các chứng cứ xác định việc người mất tích đã trở về hoặc đang còn sống. Cách tính thời hạn theo ngày được thực hiện theo quy định về thời hạn tại điểm e khoản 1 Điều 151 và khoản 2 Điều 152 BLDS.
2. Toà án căn cứ vào các chứng cứ, tài liệu mà người yêu cầu huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất tích đã cung cấp để xác định tính khách quan của việc người đã bị tuyên bố mất tích đã trở về hoặc tuy không trở về nơi cư trú trước đây nhưng có tin tức xác thực rằng họ vẫn còn sống. Qua xem xét, nếu thấy đủ căn cứ xác định người bị tuyên bố mất tích không còn trong tình trạng mất tích nữa thì Toà án chấp nhận đơn yêu cầu; nếu thấy không đủ cơ sở xác định thì không chấp nhận đơn yêu cầu. Việc chấp nhận hay không chấp nhận đơn yêu cầu huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích phụ thuộc vào khả năng nhận định, đánh giá chứng cứ, tài liệu, tin tức của Thẩm phán.
3. Nếu chấp nhận đơn yêu thì Thẩm phán ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố một ngư¬ời mất tích. Trong quyết định đó, phải quyết định về hậu quả pháp lý của việc huỷ bỏ quyết định tuyên bố một ng¬ười mất tích. Hậu quả pháp lý phát sinh từ Quyết định tuyên bố một người mất tích có thể việc Toà án áp dụng biện pháp quản lý tài sản, có thể là việc Toà án đã giải quyết cho vợ hoặc chồng của người bị mất tích ly hôn, hoặc cả hai hậu quả trên. Tuy nhiên, trong quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố một ngư¬ời mất tích, Toà án chỉ giải quyết hậu quả pháp lý của việc áp dụng biện pháp quản lý tài sản khi người bị tuyên bố mất tích trở về. Theo đó, Toà án phải quyết định người được giao quản lý tài sản thực hiện giao lại tài sản cho người mất tích trở về (sau khi đã được thanh toán các khoản chi phí hợp lý trong quá trình quản lý tài sản – khoản 2 Điều 80 BLDS 2005). Khoản 2 Điều 80 BLDS chỉ quy định về việc người mất tích trở về được nhận lại tài sản; cho nên, nếu chỉ xác định được người bị tuyên bố mất tích vẫn còn sống nhưng chưa trở về thì việc áp dụng biện pháp quản lý tài sản vẫn được giữ nguyên.
Riêng đối với hậu quả pháp lý khác như: sau khi tuyên bố mộtt người mất tích, Toà án cho người có quyền, lợi ích liên quan ly hôn thì quyết định về việc cho ly hôn vẫn giữ nguyên hiệu lực pháp luật mặc dù người mất tích trở về hoặc có tin tức xác thực vẫn còn sống.
Như vậy, với các quy định về thủ tục giải quyết yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích, giống như thủ tục giải quyết yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, thủ tục giải quyết yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích cũng được BLTTDS quy định như một việc dân sự mới, độc lập với thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích.

CH¬ƯƠNG XXIV
THỦ TỤC GIẢI QUYẾT YÊU CẦU TUYÊN BỐ
MỘT NGƯỜI LÀ ĐÃ CHẾT
Điều 335. Đơn yêu cầu tuyên bố một ng¬ười là đã chết
1. Ngư¬ời có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố một ng¬ười là đã chết theo quy định của Bộ luật dân sự.
2. Đơn yêu cầu Toà án tuyên bố một ng¬ười là đã chết phải có đủ các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 312 của Bộ luật này.
3. Gửi kèm theo đơn yêu cầu là chứng cứ để chứng minh ng¬ười bị yêu cầu tuyên bố là đã chết thuộc tr¬ường hợp theo quy định của Bộ luật dân sự.
***
1. Người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố một người là đã chết theo quy định của Điều 81 BLDS 2005. Tính liên quan của người này thể hiện trong việc quyền và lợi ích của họ bị ảnh hưởng do việc người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết đang bị mất tích hoặc biệt tích. Đó có thể là quyền hoặc lợi ích về tài sản hoặc phi tài sản. Trong thực tế, người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết thường là vợ (hoặc chồng) hoặc người đồng thừa kế của người này. Và theo người yêu cầu, việc tuyên bố người đó là đã chết sẽ giải quyết và bảo vệ được vấn đề quyền, lợi ích liên quan đã, đang hoặc sẽ bị ảnh hưởng, vì vậy, họ làm đơn yêu cầu Toà án tuyên bố đã chết.
2. Nội dung đơn yêu cầu tuyên bố một người đã chết phải có đủ các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 312 Bộ luật này (xem bình luận khoản 2 Điều 312).
3. Nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân sự là đương sự có nghĩa vụ chứng minh các yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Vì vậy, kèm theo đơn yêu cầu tuyên bố một người là đã chết, chứng cứ bắt buộc người yêu cầu phải gửi cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc dân sự này là các chứng cứ chứng minh một người bị mất tích hoặc bị biệt tích thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 81 BLDS 2005.
Khoản 1 Điều 81 BLDS 2005 quy định:
1. Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Toà án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết trong các trường hợp sau đây:
a) Sau ba năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Toà án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
b) Biệt tích trong chiến tranh sau năm năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
c) Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau một năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
d) Biệt tích năm năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 78 của Bộ luật này.
Chứng cứ có thể là các tin tức lần cuối cùng mà gia đình nhận được, là những thu thập của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội phản ánh tình trạng người này gặp thiên tai, thảm họa… (thời gian, địa điểm, danh sách người mất tích trong thiên tai do tổ chức, cơ quan lập…). Trường hợp người bị yêu cầu tuyên bố chết thì người yêu cầu còn phải xuất trình bản chính hoặc bản sao có chứng thực hợp pháp quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Thời hạn trong khoản 1 Điều 81 BLDS được áp dụng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 151 và khoản 2 Điều 152 BLDS.
Khác với thủ tục yêu cầu tuyên bố một người mất tích, khi gửi đơn yêu cầu tuyên bố một người đã chết, người yêu cầu không phải xuất trình các chứng cứ chứng minh việc người yêu cầu đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo tìm kiếm. Do đó, cùng với đơn yêu cầu người yêu cầu chỉ cần xuất trình chứng cứ chứng minh một người bị mất tích hoặc bị biệt tích thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 81 BLDS 2005 và các tài liệu khác chứng minh quyền yêu cầu của người yêu cầu là đủ điều kiện để Tòa án thụ lý yêu cầu tuyên bố một người đã chết.

Điều 336. Chuẩn bị xét đơn yêu cầu
1. Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu tuyên bố một ng¬ười là đã chết không quá ba m¬ươi ngày, kể từ ngày Toà án thụ lý đơn yêu cầu; hết thời hạn đó, Toà án phải ra quyết định mở phiên họp để xét đơn yêu cầu.
2. Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, Toà án ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu tuyên bố một ng¬ười là đã chết nếu ng¬ười yêu cầu rút đơn yêu cầu hoặc ng¬ười bị yêu cầu tuyên bố là đã chết trở về và yêu cầu Toà án đình chỉ việc xét đơn yêu cầu.
3. Trong thời hạn mư¬ời ngày, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp, Toà án phải mở phiên họp để xét đơn yêu cầu.
***

So với thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu huỷ bỏ tuyên bố một người mất tích, thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu tuyên bố một ng¬ười là đã chết dài hơn. Thời hạn này là ba mươi ngày, kể từ ngày Toà án thụ lý đơn. Trong ba mươi ngày đó, Thẩm phán phải ra một trong các quyết định: quyết định đmở phiên họp xét đơn yêu cầu, quyết định đình chỉ việc xét đơn hoặc quyết định tạm đình chỉ việc xét đơn (xem thêm bình luận Điều 325 BLDS).
Khác với thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích, đối với thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người là đã chết BLTTDS không quy định phải thực hiện thủ tục thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố đã chết.
Mặc dù Điều luật này không quy định Thẩm phán được ra quyết định tạm đình chỉ việc xét đơn nhưng, theo quy định tại Điều 311 Bộ luật này thì, “Toà án áp dụng những quy định của Chương này, đồng thời áp dụng những quy định khác của Bộ luật này không trái với những quy định của Chương này để giải quyết những việc dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7 và 8 Điều 26, các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 7 Điều 28, khoản 1 và khoản 4 Điều 30, khoản 3 Điều 32 của Bộ luật này”.
Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, trong một số trường hợp cụ thể (như đương sự ốm kéo dài, mất năng lực hành vi dân sự…), Thẩm phán được giao giải quyết việc dân sự có thể ra quyết định tạm đình chỉ việc xét đơn.
Về chủ thể có quyền rút đơn yêu cầu tuyên bố một người là đã chết Điều luật quy định tương tự như chủ thể có quyền rút đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích đó là : người yêu cầu rút đơn yêu cầu hoặc ng¬ười bị yêu cầu tuyên bố là đã chết trở về. Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu (chậm nhất là ba mươi ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu), nếu chủ thể có quyền yêu cầu rút đơn hoặc yêu cầu Tòa án đình chỉ thì Thẩm phán phải ra quyết định đình chỉ việc xét đơn. Ng¬ười yêu cầu có thể rút đơn yêu cầu trong trường hợp người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết có tin tức xác thực là họ vẫn còn sống. Trường hợp người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết trở về thì có thể cả người yêu cầu và người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết cùng gửi đơn đến Toà án, trong đó, người có đơn yêu cầu tuyên bố một người là đã chết sẽ rút đơn đơn yêu cầu; còn người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết (trở về) thì họ có thể yêu cầu Toà án đình chỉ việc xét đơn yêu cầu. Tuy nhiên, chỉ cần xuất hiện một trong các trường hợp trên, Toà án phải ra quyết định đình chỉ việc xét đơn. Theo nội Điều luật thì sự kiện người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết trở về chưa phải là căn cứ để Tòa án ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu mà phải có thêm điều kiện là chính người đó yêu cầu Toà án đình chỉ thì Tòa án mới có quyền ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu.
Trường hợp ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu, Tòa án áp dụng Điều 311, khoản 2 Điều 193 Bộ luật, tiền tạm ứng lệ phí yêu cầu sung vào công quỹ nhà nước.
Trong trường hợp Thẩm phán ra quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự (xét đơn yêu cầu) thì phiên họp để xét đơn yêu cầu phải được mở trong thời hạn mư¬ời ngày, kể từ ngày ra quyết định. Nếu phiên họp được mở sau thời hạn này thì có nghĩa là Thẩm phán đã vi phạm tố tụng.
Điều 337. Quyết định tuyên bố một ng¬ười là đã chết
1. Toà án có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận đơn yêu cầu tuyên bố một ngư¬ời là đã chết.
2. Trong tr¬ường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Toà án ra quyết định tuyên bố một ng¬ười là đã chết; trong quyết định này, Toà án phải xác định ngày chết của ng¬ười đó và hậu quả pháp lý của việc tuyên bố một ng¬ười là đã chết theo quy định của Bộ luật dân sự.
3. Toà án phải mở phiên họp công khai giải quyết việc dân sự.
Sau khi ra quyết định phiên họp giải quyết việc dân sự, Toà án phải gửi ngay quyết định này và hồ sơ việc dân sự cho Viện kiểm sát cùng cấp để nghiên cứu. Viện kiểm sát phải nghiên cứu trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ; hết thời hạn này, Viện kiểm sát phải trả hồ sơ cho Toà án để mở phiên họp giải quyết việc dân sự.
***
Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ do người có đơn yêu cầu cung cấp hoặc do Toà án thu thập, nếu sự kiện mà đương sự yêu cầu có thật, đã diễn ra một cách khách quan và có căn cứ thì Toà án chấp nhận đơn yêu cầu và ra quyết định tuyên bố người đó là đã chết; nếu không có căn cứ vững chắc thì Toà án không chấp nhận đơn yêu cầu (ra quyết định không chấp nhận đơn yêu cầu).
Nếu ra quyết định tuyên bố một người là đã chết, Toà án phải xác định rõ ràng, cụ thể trong quyết định ngày đã chết của người đó. Mặc dù quyết định sơ thẩm về việc tuyên bố một người là đã chết chỉ phát sinh hiệu lực pháp luật khi Quyết định đó không bị kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm nhưng ngày bị xác định là đã chết không phụ thuộc vào thời điểm có hiệu lực pháp luật của quyết định. Bộ luật dân sự quy định: Tuỳ từng trường hợp, Toà án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết căn cứ vào các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 81 (khoản 2 Điều 81 Bộ luật dân sự). Như vậy là, yêu cầu của đương sự thuộc trường hợp nào trong khoản 1 Điều 81 Bộ luật dân sự thì Toà án phải căn cứ vào thời hạn quy định tại trường hợp đó để xác định ngày chết của người bị yêu cầu tuyên bố chết. Ví dụ, nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 81 BLDS 2005 thì sau ba năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Toà án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, thì Toà án xác định ngày chết của người đó là ngày tiếp theo ngày cuối cùng của ba năm đó.
Ngoài việc xác định ngày chết, trong quyết định tuyên bố một người là đã chết, Toà án còn phải xác định hậu quả pháp lý của việc tuyên bố một người là đã chết theo quy định của Bộ luật dân sự. Điều 82 Bộ luật dân sự quy định về quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của người bị Toà án tuyên bố là đã chết như sau:
1. Khi quyết định của Toà án tuyên bố một người là đã chết có hiệu lực pháp luật thì quan hệ về hôn nhân, gia đình và các quan hệ nhân thân khác của người đó được giải quyết như đối với người đã chết.

2. Quan hệ tài sản của người bị Toà án tuyên bố là đã chết được giải quyết như đối với người đã chết; tài sản của người đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế.
Như vậy, quyết định tuyên bố một người là đã chết sau khi có hiệu lực pháp luật thì quan hệ hôn nhân và gia đình của người đó với người có liên quan được xác định như hậu quả pháp lý đối với người chết. Theo đó, người vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết không thuộc trường hợp “đang có vợ hoặc có chồng” nên được quyền kết hôn mà không bị xác định là vi phạm trường hợp cấm kết hôn tại khoản 1 Điều 10 Luật hôn nhân và gia đình. Đối với quan hệ tài sản của người bị tuyên bố là đã chết cũng được giải quyết như tài sản của người chết. Ví dụ như, vấn đề thừa kế tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về thừa kế.

Điều 238. Đơn yêu cầu huỷ bỏ quyết định tuyên bố một ngư¬ời là đã chết
1. Khi một ngư¬ời bị tuyên bố là đã chết trở về hoặc có tin tức xác thực là ngư¬ời đó còn sống thì ngư¬ời đó hoặc ng¬ười có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố một ngư¬ời là đã chết.
2. Đơn yêu cầu Toà án huỷ bỏ quyết định tuyên bố một ng¬ời là đã chết phải có đủ các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 312 của Bộ luật này.
3. Gửi kèm theo đơn yêu cầu là chứng cứ để chứng minh ng¬ười bị tuyên bố là đã chết trở về hoặc chứng minh xác thực là ngư¬ời đó còn sống.
***
1. Sau khi bị Toà án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết mà người đó lại trở về hoặc có tin tức xác thực họ vẫn còn sống thì Toà án có quyền huỷ bỏ quyết định tuyên bố là đã chết nếu có yêu cầu. Có hai chủ thể có quyền yêu cầu Toà án huỷ bỏ quyết định này. Đó là người bị tuyên bố là đã chết (trở về) và người có quyền, lợi ích liên quan từ việc một người bị tuyên bố là đã chết. Sự liên quan nằm ở chỗ, việc bị tuyên là đã chết hay không phải là đã chết của người này đã ảnh hưởng tới quyền và lợi ích nào đó của họ (lợi ích về tài sản hoặc phi tài sản).
2. Ng¬ười bị tuyên bố là đã chết hoặc ngư¬ời có quyền, lợi ích liên quan có quyền gửi đơn đến Toà án yêu cầu huỷ bỏ quyết định tuyên bố là đã chết. Nội dung đơn yêu cầu thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 312 của Bộ luật này(xem bình luận Điều 312). Đơn yêu cầu này được gửi tời Tòa án đã ra quyết định tuyên bố người đó đã chết.
3. Người có đơn yêu cầu huỷ bỏ quyết định tuyên bố là đã chết có nghĩa vụ gửi cho Toà án chứng cứ để chứng minh ngư¬ời bị tuyên bố là đã chết đã trở về hoặc chứng minh việc ngư¬ời bị tuyên bố là đã chết vẫn còn sống. Chứng cứ chứng minh nội dung đó có thể là lời khai của người làm chứng (ví dụ như lời khai của hàng xóm, của người thân trong gia đình, hoặc của bất kỳ người nào đó có nội dung xác thực về sự trở về hay việc còn sống của họ). Nếu việc thu thập chứng cứ gặp khó khăn, người yêu cầu có thể đề nghị Toà án tiến hành thu thập chứng cứ.
Điều 339. Quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố một ng¬ười là đã chết (giữ nguyên).
1. Trong thời hạn m¬ười lăm ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu huỷ bỏ quyết định tuyên bố một ng¬ười là đã chết, Toà án phải mở phiên họp xét đơn yêu cầu.
2. Toà án có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận đơn yêu cầu.
3. Trong trư¬ờng hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố một ngư¬ời là đã chết; trong quyết định này, Toà án phải quyết định về hậu quả pháp lý của việc huỷ bỏ quyết định tuyên bố một ngư¬ời là đã chết theo quy định của Bộ luật dân sự.
***
1. Thời hạn để Toà án chuẩn bị xét đơn yêu cầu huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết chỉ là mười lăm ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu. Trong thời hạn này, người có đơn yêu cầu phải gửi cho Toà án các chứng cứ xác định việc người bị tuyên bố là đã chết đã trở về hoặc đang còn sống. Cách tính thời hạn theo ngày được thực hiện theo quy định về thời hạn tại điểm e khoản 1 Điều 151 và khoản 2 Điều 152 BLDS.
2. Toà án căn cứ vào các chứng cứ, tài liệu mà người yêu cầu huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết đã cung cấp hoặc do Toà án thu thập để xác định tính khách quan của việc người đã bị tuyên bố là đã chết đã trở về hoặc tuy không trở về nơi cư trú trước đây nhưng có tin tức xác thực rằng họ vẫn còn sống. Qua xem xét, nếu thấy đủ cơ sở xác định người bị tuyên bố là đã chết không còn thuộc tình trạng “đã chết” nữa thì Toà án chấp nhận đơn yêu cầu; nếu thấy không đủ cơ sở xác định thì không chấp nhận đơn yêu cầu. Việc chấp nhận hay không chấp nhận đơn yêu cầu huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết phụ thuộc vào khả năng của Thẩm phán trong việc nhận định, đánh giá chứng cứ, tài liệu, tin tức.
3. Nếu chấp nhận đơn yêu cầu thì Thẩm phán ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố một ngư¬ời là đã chết. (ngày xác định hay ngày quyết định có hiệu lực pháp luật) Trong quyết định đó, Toà án phải quyết định về hậu quả pháp lý của việc huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết. Theo đó, quan hệ nhân thân của người bị tuyên bố là đã chết được khôi phục, tức là, họ không ở trong tình trạng “đã chết” nữa, trừ các trường hợp quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 83 BLDS. Ngoài ra, sau khi Quyết định tuyên bố một người là đã chết có hiệu lực pháp luật còn có thể phát sinh hậu quả pháp lý cụ thể khác như tài sản của người đó đã bị chia thừa kế, hoặc Toà án đã giải quyết cho vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết ly hôn, hoặc cả hai hậu quả trên. Tuy nhiên, trong quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố một ngư¬ời là đã chết, Toà án phải giải quyết hậu quả pháp lý của việc chia tài sản (thừa kế). Thực tế có thể có các trường hợp: người bị tuyên bố là đã chết trở về và họ yêu cầu những người thừa kế trả lại tài sản hoặc người bị tuyên bố là đã chết có tin tức xác thực là vẫn còn sống nhưng họ chưa trở về nên họ cũng chưa thể yêu cầu những người đã nhận tài sản thừa kế trả lại tài sản; vì vậy, trong quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết, Toà án cần quyết định về nội dung họ có quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc trả lại tài sản của họ đã bị chia thừa kế theo quy định của pháp luật dân sự. Yêu cầu trả lại tài sản của người bị tuyên bố là đã chết sẽ được Tòa án thụ lý, giải quyết bằng một vụ án khác. Khi quyết định về hậu quả pháp lý của việc huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết Tòa án cần căn cứ vào Điều 83 BLDS 2005.
Điều 83 BLDS 2005 quy định về việc huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết như sau:
2. Quan hệ nhân thân của người bị tuyên bố là đã chết được khôi phục khi Toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết, trừ các trường hợp sau đây:
a) Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã được Toà án cho ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 78 của Bộ luật này thì quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật;
b) Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã kết hôn với người khác thì việc kết hôn đó vẫn có hiệu lực pháp luật.
3. Người bị tuyên bố là đã chết mà còn sống có quyền yêu cầu những người đã nhận tài sản thừa kế trả lại tài sản, giá trị tài sản hiện còn.
Trong trường hợp người thừa kế của người bị tuyên bố là đã chết biết người này còn sống mà cố tình giấu giếm nhằm hưởng thừa kế thì người đó phải hoàn trả toàn bộ tài sản đã nhận, kể cả hoa lợi, lợi tức; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Như vậy, giống như các thủ tục giải quyết yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, tuyên bố một người mất tích, thủ tục giải quyết yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết cũng được BLTTDS quy định như một việc dân sự mới, độc lập với thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người là đã chết.
Điều 339a. Đơn yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu (bổ sung mới).
1. Công chứng viên đã thực hiện việc công chứng, ngư¬ời yêu cầu công chứng, ng¬ười làm chứng, ng¬ười có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan nhà nư¬ớc có thẩm quyền có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu khi có căn cứ cho rằng việc công chứng có vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật về công chứng.
2. Đơn yêu cầu Toà án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu phải có các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 312 của Bộ luật này.
3. Gửi kèm theo đơn yêu cầu Toà án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu là các tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu là có căn cứ và hợp pháp.
1. Đây là điều luật được Quốc hội khoá XII bổ sung mới khi sửa đổi, bổ sung Bộ luật này. Việc xã hội hoá hoạt động công chứng trong những năm qua còn khá mới mẻ và chưa được kiểm soát chặt chẽ nên dễ bị lợi dụng. Trên thực tế, khi thực hiện việc công chứng, nhiều cá nhân, tổ chức đã vi phạm pháp luật, thủ tục công chứng không được tuân thủ đầy đủ và chặt chẽ, dẫn đến nhiều trường hợp, nội dung hợp đồng hoặc giao dịch được công chứng không trung thực, thiếu khách quan. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do sự cẩu thả, giản đơn, chủ quan của Công chứng viên, của đương sự; hoặc do Công chứng viên và đương sự cấu kết thực hiện hành vi lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của người khác hoặc công chứng giao dịch với động cơ vụ lợi, cá nhân khác.
Mặc dù Luật công chứng đã có hiệu lực thi hành từ 01.1.2007, trong đó, Điều 45 đã quy định: “Người được đề nghị Toà án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu là Công chứng viên, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền đề nghị Toà án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu khi có căn cứ cho rằng việc công chứng có vi phạm pháp luật; thế nhưng, phải tới năm 2011, Luật tố tụng dân sự mới bổ sung nội dung này trong thẩm quyền giải quyết việc dân sự tại khoản 6 Điều 26 BLTTDS. Theo đó, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS đã bổ sung mới Điều 339a, 339b, 339c về thủ tục giải quyết việc dân sự yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu
Khi giải quyết yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu, Toà án phải căn cứ vào các quy định của pháp luật dân sự về giao dịch vô hiệu (từ Điều 127 đến Điều 134 BLDS) và các quy định của Luật công chứng để xác định văn bản có thực sự bị vô hiệu hay không. Về phía chủ thể có quyền yêu cầuToà án tuyên bố văn bản công chứng bị vô hiệu, bao gồm:
– Công chứng viên (phải là người đã thực hiện công chứng văn bản đó);
– Người đã yêu cầu công chứng;
– Người làm chứng;
– Người có quyền và lợi ích liên quan;
– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy, quy định này của Bộ luật tố tụng dân sự hoàn toàn phù hợp với Luật công chứng.
Bị coi là việc công chứng đã vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật về công chứng nếu khi tiến hành các thủ tục công chứng, Công chứng viên đã không tuân thủ các quy định của pháp luật về công chứng. Đó là các quy định tại Luật Công chứng và các Luật khác có nội dung liên quan đến Công chứng, các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn, giải thích thi hành Luật Công chứng và các Luật có liên quan. Ví dụ như: người yêu cầu công chứng không có năng lực hành vi dân sự (vi phạm khoản 2 Điều 8 Luật Công chứng; công chứng mà không có người làm chứng trong các trường hợp pháp luật quy định bắt buộc phải có người làm chứng (vi phạm khoản khoản 1 Điều 9 Luật công chứng); công chứng có người làm chứng nhưng người làm chứng không dưới 18 tuổi (vi phạm khoản khoản 2 Điều 9 Luật công chứng)…
2. Khi thực hiện yêu cầu Toà án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu, các chủ thể có quyền yêu cầu phải gửi đơn đến Toà án có thẩm quyền. Nội dung đơn yêu cầu được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 312 Bộ luật này (xem bình luận khoản 2 Điều 312).
3. Người yêu cầu có nghĩa vụ chứng minh văn bản công chứng bị yêu cầu tuyên bố vô hiệu là có căn cứ và hợp pháp. Vì vậy, cùng với đơn yêu cầu, người yêu cầu phải nộp cho Tòa án các tài liệu chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Yếu tố “có căn cứ” ở đây được hiểu là có chứng cứ, tài liệu xác định Công chứng viên khi thực hiện việc công chứng đã không tuân thủ đúng đắn và đầy đủ các quy định của pháp luật về công chứng văn bản đó. Yếu tố “hợp pháp” ở đây được hiểu là quyền yêu cầu của người có đơn yêu cầu đó được pháp luật về công chứng ghi nhận; các chứng cứ và tài liệu này phải bảo đảm tính đầy đủ và tính hợp pháp.
Do đó, để được Toà án thụ lý yêu cầu, chủ thể có đơn yêu cầu đồng thời phải gửi cho Toà án các chứng cứ, tài liệu phản ánh việc công chứng văn bản đó đã vi phạm pháp luật về công chứng và chứng minh hành vi vi phạm đó như thế nào. Ví dụ, để chứng minh người làm chứng bị mất năng lực hành vi dân sự, có thể gửi cho Toà án Kết luận giám định của cơ quan chức năng về tình trạng đó; để chứng minh người làm chứng chưa đủ 18 tuổi, có thể gửi kèm theop đơn là giấy khai sinh (hoặc bản sao giấy khai sinh) của người đó.
Điều 339b. Chuẩn bị xét đơn yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu
1. Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu là ba m¬ươi ngày, kể từ ngày Toà án thụ lý đơn yêu cầu; hết thời hạn đó, Toà án phải ra quyết định mở phiên họp để xét đơn yêu cầu.
2. Sau khi thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu, Toà án có thẩm quyền thông báo ngay cho Phòng công chứng, Văn phòng công chứng hoặc Công chứng viên đã thực hiện việc công chứng, ng¬ười yêu cầu công chứng, ngư¬ời có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan nhà n¬ước có thẩm quyền và Viện kiểm sát cùng cấp.
3. Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, nếu ngư¬ời yêu cầu rút đơn yêu cầu thì Toà án ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu.
4. Trong thời hạn m¬ười lăm ngày, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp, Toà án phải mở phiên họp để xét đơn yêu cầu.
***
1. Đây cũng là Điều luật được Quốc hội khoá XII bổ sung mới trong Bộ luật này; là quy định “kéo theo” từ việc bổ sung thẩm quyền giải quyết việc dân sự của Toà án. Cũng giống như hầu hết các trường hợp giải quyết việc dân sự khác, thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu là ba mươi ngày, kể từ ngày Toà án thụ lý đơn yêu cầu. Theo điều luật này thì, hết thời hạn chuẩn bị xét đơn đó (ba mươi ngày), Toà án phải ra quyết định mở phiên họp để xét đơn yêu cầu. Tuy nhiên, căn cứ vào các quy định khác của Bộ luật này thì, có thể hiểu một cách đầy đủ hơn là, chậm nhất là hết thời gian chuẩn bị xét đơn yêu cầu, Thẩm phán có quyền và có nhiệm vụ ra một trong các quyết định sau đây: quyết định mở phiên họp xét đơn yêu cầu, quyết định đình chỉ việc xét đơn hoặc quyết định tạm đình chỉ việc xét đơn (xem thêm bình luận Điều 325 và Điều 336 BLTTDS).
Theo khoản 3 Điều này, chỉ duy nhất người có quyền yêu cầu mới có quyền rút đơn yêu cầu và đó là căn cứ để Toà án ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu. Giống như các thủ tục giải quyết việc dân sự khác, người yêu cầu có phải tự mình thực hiện việc rút đơn yêu cầu. Để Toà án có căn cứ xác định việc rút đơn có hợp pháp hay không, việc uỷ quyền cần (và nên) lập thành văn bản và phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật dân sự về uỷ quyền; văn bản uỷ quyền phải được công chứng. Ngoài ra, nếu người có đơn yêu cầu chết mà không có người thừa kế quyền yêu cầu này thì Toà án cũng phải ra quyết định đình chỉ việc xét đơn.
2. Do nội dung văn bản công chứng bị yêu cầu tuyên bố vô hiệu có thể ảnh hưởng tới nhiều đối tượng liên quan nên, sau khi thụ lý đơn yêu cầu, Toà án phải thông báo cho các đối tượng đó biết để họ có ý kiến đến Toà án về việc văn bản công chứng đó có thực sự vô hiệu hay không nhằm bảo đảm các quyền và lợi ích của họ cũng như để bảo đảm thực hiện chức năng, thẩm quyền của cơ quan, tổ chức có liên quan. Những đối tượng đó gồm: Phòng công chứng, Văn phòng công chứng hoặc Công chứng viên đã thực hiện việc công chứng để họ kiểm tra, rà sáot, xác định lại tính hợp pháp của văn bản đã công chứng; ng¬ười yêu cầu công chứng, ngư¬ời có quyền, lợi ích liên quan để họ có ý kiến với Toà án nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của họ; cơ quan nhà nước có thẩm quyền và Viện kiểm sát cùng cấp để thực hiện chức năng quản lý quản lý nhà nước và kiểm sát các hoạt động tư pháp.
Điều luật không quy định cụ thể việc “thông báo” được tiến hành bằng hình thức nào (điện báo hay văn bản hay thông báo trên phương tiện điện tử…), nhưng thiết nghĩ, để bảo đảm tính chặt chẽ và tính pháp lý, việc thông báo phải bằng văn bản và thời gian thông báo là trước khi Toà án ra một trong các quyết định nêu trên (trong thời gian chuẩn bị xét đơn).
3. Điều luật quy định, chậm nhất là mười lăm ngày kể từ ngày ra quyết định đưa việc dân sự ra giải quyết, Toà án phải mở phiên họp xét đơn yêu cầu. Nếu phiên họp được mở sau mười lăm ngày thì có nghĩa là Thẩm phán đã vi phạm tố tụng và có thể bị xử lý theo pháp luật. So với một số việc dân sự khác, thời hạn mở phiên họp xét đơn yêu cầu của việc dân sự này dài hơn. Điều này xuất phát từ việc tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu sẽ liên quan tới quyền và trách nhiệm, ngghĩa vụ của nhiều cá nhân, tổ chức hơn nên cần thời gian để các chủ thể này nghiên cứu, rà soát, bảo đảm quyền, lợi ích và việc thực hiện các chức năng của cá nhân, tổ chức đó.
Điều 339c. Quyết định tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu (bổ sung mới)
1. Toà án có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận đơn yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.
2. Trong tr¬ường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Toà án ra quyết định tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu, trong quyết định này Toà án phải quyết định về hậu quả pháp lý của việc tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu theo quy định của pháp luật.
***
1. Khi xét đơn yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng bị vô hiệu, Toà án có quyền chấp nhận hoặc không chấp nhận đơn yêu cầu đó trên cơ sở xem xét các chứng cứ, tài liệu do đương sự và những đối tượng có liên quan (đối tượng mà điều luật này quy định phải được Toà án thông báo) cung cấp và Toà án thu thập (nếu có).
2. Nếu chấp nhận đơn yêu cầu, Toà án sẽ ra quyết định tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu và quyết định về hậu quả pháp lý của việc tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu. Quyết định về hậu hậu quả pháp lý này phải tuân theo quy định của pháp luật dân sự về giao dịch vô hiệu tại các Điều 137 Bộ luật dân sự. Theo đó, các bên khôi phục tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường. Tuy nhiên, Pháp luật dân sự cũng quy định trường hợp khi văn bản công chứng bị tuyên bố vô hiệu mà ảnh hưởng tới quyền lợi của người thứ ba ngay tình thì người này được pháp luật bảo vệ (Điều 138 Bộ luật dân sự).
Có thể coi, tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu, về bản chất cũng tương tự như việc Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu, Toà án phải giải quyết hậu quả pháp lý của quyết định tuyên bố vô hiệu đó theo quy định của bộ luật dân sự.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *