Ngày 07/12/2018, VKSND tỉnh Hoà Bình đã ra Cáo trạng truy tố bảy bị can trong vụ án …

Ngày 07/12/2018, VKSND tỉnh Hoà Bình đã ra Cáo trạng truy tố bảy bị can trong vụ án xảy ra tại BV đa khoa Hoà Bình gây ra cái chết cho chín bệnh nhân đang điều trị thận tại đây. Trong số này, BS Hoàng Công Lương bị truy tố tội vô ý làm chết người. Điểm khác biệt đáng chú ý so với cáo trạng cũ là: BS Hoàng Công Lương đã bị truy tố vs tội danh mới: Vô ý làm chết người, thay cho tội danh Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và truy tố thêm bốn bị can.
Trao đổi lý luận về cấu thành tội phạm của tội Vô ý làm chết người, xin trao đổi để mọi người quan tâm có thể hiểu sâu hơn.
Về mặt chủ quan của tội Vô ý làm chết người, lỗi của người phạm tội phải thuộc một trong hai trường hợp sau đây:
– Vô ý vì cẩu thả: Người phạm tội không thấy trước được hành vi của mình có thể gây chết người mặc dù phải thấy trước và buộc phải thấy trước, cubgx có nghĩa là người phạm tội có thể thấy trước hậu quả đó.
– Vô ý vì quá tự tin: Người phạm tội thấy trước hành vi của mình có thể dẫn đến hậu quả chết người nhưng lại tự tin cho rằng hậu quả sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.
Đối chiếu vs hành vi của BS Lương thì thuộc dạng lỗi nào? Trong khi, lỗi chính là cơ sở của trách nhiệm hình sự, nên nhất thiết cq tiến hành tố tụng phải xác định đc lỗi của bị can, bị cáo. Nếu ko xác định đc đúng lỗi thì việc buộc tội là chủ quan, ko có căn cứ.
BS Lương là người không được đào tạo về công nghệ lọc nước R/O cho chạy thận nhân tạo; mà chỉ được đào tạo chuyên môn về thao tác kỹ thuật điều trị trên cơ sở các vật tư đạt chuẩn đã có.
Trước đó, máy cấp nguồn nước R/O không đủ lưu lượng do quá trình sử dụng bị tiêu hao vật tư, cần phải thay thế màng lọc cho đủ lưu lượng. BS Lương đã báo cho phòng vật tư xử lý về lưu lượng, khi phòng vật tư xử lý xong báo lại thì BS Lương tiếp tục công việc chuyên môn chạy thận nhân tạo của mình.
BS Lương không thể biết cấu trúc và nguyên lý hoạt động của máy R/O cũng như không thể biết và không phải chịu trách nhiệm về chất lượng nước R/O đầu ra của sản phẩm.
Vậy loại trừ lỗi vô ý cẩu thả vì không thể thấy trước hậu quả xảy ra, vậy BS Lương có thuộc TH lỗi vô ý quá tin hay không????
BS Lương không thể nhìn thấy chất lượng nước R/O bằng mắt thường, cũng không có chuyên môn về sản phẩm đó nên không thể kết luận BS Lương biết trước hậu quả chết người nhưng tin rằng hậu quả không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được. Vì vậy, làm sao KL BS vô ý quá tin khi cho chạy thận.
Mặt khác, máy R/O này của bệnh viện đã sử dụng nhiều năm, nhiều lần thay thế màng lọc và bảo dưỡng định kỳ. Các lần đó sau khi bảo dưỡng đều sử dụng ngay mà không phải qua khâu thẩm định, xét nghiệm hay test lâm sàng sinh học nào; hoặc nếu có thì cũng là trách nhiệm của phòng vật tư phải thực hiện trước khi báo bên sử dụng đã xử lý xong.
Một người chỉ có tội khi người thực hiện hành vi nguy hiem cho xh có lỗi cố ý hoặc vô ý. Vậy LS Lương là người không có lỗi thì ko có tội.
Trong công nghệ lọc R/O là dạng lọc qua vật liệu thẩm thấu ngược bởi màng lọc có nhiều lỗ nhỏ được tình bằng Micro mét. Thông số kỹ thuật lỗ màng chỉ bằng 0.0001 Micro mét (Tương đương 1% sợi tóc nên các tạp chất và kim loại nặng không thể qua được. Quá trình sử dụng các lỗ đó bị bít dần làm lưu lượng nước đầu ra giảm nhưng không giảm chất lượng nước. Khuyến cáo của nhà sản xuất là khi hết công suất lọc thì thay thế màng mới (Tùy theo loại màng mà NSX công bố cống suất bao nhiêu nghìn lít thì thay thế) chứ không có quy trình dùng hóa chất sục rửa màng để tái sử dụng. Thực chất việc dùng hóa chất để hòa tan các chất vô cơ và hữu cơ đang bám trên màng gây bít lỗ bị tắc như đã phân tích trên, nhưng sẽ có những lỗ bị thủng to hơn làm cho chất lượng nước đầu ra không đảm bảo (Gọi là thủng màng, rách màng). Trong thực tế có những màng chưa sử dụng hết công suất lọc, chưa sục rửa hóa chất nhưng cũng bị thủng làm giản chất lượng nước đầu ra phải thay thế ngay.
Công nghệ R/O trong y tế phải nghiêm ngặt hơn trong lọc nước sinh hoạt, do vậy việc dùng hóa chất sục rửa màng mà không thay mới là vẫn đề cần xem xét. Trách nhiệm này thuộc về phòng vật tư và những người chỉ đạo làm việc này. Mục đích có lẽ dễ hiểu là để tiết kiệm chi phí vật tư, nhưng không phải tiết kiệm bằng mọi giá như vậy! những bệnh nhân phải nộp phí dịch vụ chắc cũng không đồng ý với việc tiết kiệm đó.
Xin có đôi điều suy nghĩ cùng các Luật sư bảo vệ BS Lương trước khi lâm trận, chúc thành công!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *