Một số điều cần biết về Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm:

Một số điều cần biết về Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm:

1. Bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus Corona (SARS-coV-2) thuộc nhóm Bệnh truyền nhiễm Nhóm A “bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng do vi rút và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh” (Khoản 1, Điều 3 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007)
2. Người mắc bệnh dịch thuộc nhóm A được khám và điều trị miễn phí (Điều 48 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007)
3. Những hành vi bị nghiêm cấm (Điều 8 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007)

Ø Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.

Ø Người mắc bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm và người mang mầm bệnh truyền nhiễm làm các công việc dễ lây truyền tác nhân gây bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.

Ø Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.

Ø Cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm.

Ø Phân biệt đối xử và đưa hình ảnh, thông tin tiêu cực về người mắc bệnh truyền nhiễm.

Ø Không triển khai hoặc triển khai không kịp thời các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo quy định của Luật này.

Ø Không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

4. Phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi nghiêm cấm trong Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm:

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi “Từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, đối tượng kiểm dịch y tế biên giới mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.” (hành vi trốn cách ly) (Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế)
– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm đối với hành vi làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người. (hành vi làm lây lan dịch bệnh cho người khác) (Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế)
5. Xử lý hình sự đối với các trường hợp sau vi phạm Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm (Điều 240 Bộ luật hình sự 2015)
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế;
b) Làm chết người.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 12 năm:
a) Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ;
b) Làm chết 02 người trở lên.
– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

#luatphongchongbenhtruyennhiem; #benhtruyennhiem, #viphamluatphongchongbenhtruyennhiem #phathanhchinh #xulyhinhsu #ncov #sars #cov2

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *