
Mấy ngày nay, nhiều ĐB Quốc hội phát biểu ý kiến tranh luận về việc bác sỹ Hoàng Công Lương có phạm tội hay không? Câu chuyện này dẫn đến hai luồng ý kiến trái chiều: Loại ý kiến thứ nhất là không nên tranh luận vấn đề này khi vụ án còn đang trong giai đoạn xét xử, Tòa án chưa tuyên Bác sỹ Lương có tội hay không có tội. Loại ý kiến thứ hai là việc tranh luận của các ĐB QH là cần thiết, khi mà VKS đã truy tố bác sỹ Lương ra trước Tòa án.
Cty Luật TNHH Trung Cường ủng hộ loại ý kiến thứ hai, bởi vì, khi mà VKS đã chính thức truy tố ra trước Tòa án ND tỉnh Hòa Bình một Bác sỹ vốn chỉ có chức năng, nhiệm vụ điều trị cho bệnh nhân, không được đào tạo và không buộc phải có hiểu biết cần thiết về chất lượng vật tư phương tiện máy lọc máu cũng như yêu cầu bảo đảm của hệ thống nước RO trong vận hành máy chạy thận nhân tạo. Hơn nữa, ngay tại phiên tòa, một chứng cứ “chết người” đã được hé lộ làm thay đổi tính chất chủ thể mà bác sỹ Lương đang bị “gán” cho ngay trong quá trình điều tra vụ án, tức là sau khi sự cố 9 bệnh nhân chạy thận nhân tạo tại BV bị tử vong. Đó là việc lãnh đạo Khoa “bổ sung” một dãy chữ vào sổ giao ban để gán cho BS Lương có quyền hạn đối với nguyên đơn chạy thận, để CQ ĐT và VKS chứng minh rằng, BS Lương là người được giao chức vụ, quyền hạn phụ trách đơn nguyên chạy thận tại BV. Chúng tôi đánh giá cao sự dũng cảm của một Điều dưỡng viên – người làm chứng khi dám thay đổi lời khai, dám nói ra sự thật tại phiên tòa sơ thẩm. Đó là ý thức công dân cao cả và tinh thần dám đấu tranh vì công lý của Điều dưỡng viên này. Lý giải về việc tại sao khi điều tra, BS Lương khai nhận mình được giao nhiệm vụ phụ trách đơn nguyên chạy thận, BS Lương nói rằng, đó là khai theo ý của ĐTV. Qua đây, chúng ta càng thấy rõ hơn một điều rằng, công tác điều tra trong tố tụng hình sự quả thật là một góc khuất đáng sợ, là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến TA kết án oan, sai; khi mà ở khá nhiều phiên tòa khác, có rất rất nhiều bị cáo đã “phản cung”, tố cáo hành vi “mớm cung”, “ép cung” hoặc “nhục hình để lấy cung” của ĐTV.
Trong phiên tòa ST XX BS Lương, nhiều người làm chứng đã khai báo rằng họ đã được ĐTV đưa bản khai của người khác hoặc đưa bản po to sổ giao ban để họ khai cho đúng với tài liệu này…Thật hổ thẹn với thủ đoạn “chụp mũ” của ĐTV.
Với những diễn biến như vậy tại Tòa, với kq điều tra theo kiểu chụp mũ, a dua và hợp thức hóa cho thái độ đổ lỗi cho cấp dưới của lãnh đạo BV, thì việc dư luận XH lên tiếng, chỉ trích; ĐB QH tranh luận để cảnh báo oan sai là điều cần thiết. Còn đối với HĐXX, không vì ĐBQH tranh luận mà được quên đi tính độc lập trong xét xử. Tuy nhiên, sự độc lập ấy không phải là mũ ni che tai, mà phải biết lắng nghe, tổng hợp, phân tích các ý kiến khác nhau, có bản lĩnh bảo vệ quan điểm của mình nếu quan điểm đó là cơ sở PL. Với Thẩm phán và các thành viên HĐXX, tôi cho rằng, đó chính là điều kiện thuận lợi giúp cho HĐXX xem xét, cân nhắc trước khi đưa ra lời tuyên án. Chính lúc này đây, bản lĩnh vì công lý cần có của một Thẩm phán mới được phát huy, chứ không phải vì nhiều ý kiến khác nhau từ dư luận, từ ĐBQH mà chịu áp lực hoặc bị lung lay, dẫn tới không thể đưa ra lời tuyên án chuẩn mực, thấu tình, đạt lý, đúng người, đúng tội, đúng PL. Với một HĐXX có 2/3 thành viên là người đại diện cho quần chúng NHân dân (Hội thẩm ND), những người đại diện cho quần chúng ND càng cần phải lắng nghe tiếng nói, quan điểm của đông đảo quần chúng Nhân dân để đưa ra ý kiến của mình khi nghị án. Đây cũng chính là bản chất của Tòa án Nhân dân, của nguyên tắc Xét xử có Hội thẩm tham gia trong TTHS. Hy vọng rằng, dù có nhiều áp lực nhưng HĐXX TAND tỉnh Hòa Bình vẫn sáng suốt đưa ra một Bản án thấu tình, đạt lý.