KHÔNG TỰ TIN, LÀM CÁCH NÀO ĐỂ VƯỢT QUA??? VÀ ĐÂY LÀ CÁCH…

KHÔNG TỰ TIN, LÀM CÁCH NÀO ĐỂ VƯỢT QUA??? VÀ ĐÂY LÀ CÁCH…

Chúng ta bắt đầu câu chuyện từ thời cấp 3 đi nha, bạn có nhớ là thời học cấp 3 khi thầy/cô giáo hỏi về một vấn đề gì đó cho dù bạn biết câu trả lời có thể đúng, cũng có thể không đúng nhưng bạn lại không dám đưa tay, để cho một bạn khác đưa tay phát biểu. Kết quả là bạn kia nói y chang ý của mình định nói và bạn kia đúng. Cảm giác tiếc nuối sẽ hiện ra trong đầu bạn. Bạn đang không tự tin đấy, nói sai đi tui khỏi nói tiếp.

Lên đại học, những lúc thuyết trình, họp nhóm, bạn luôn lảng tránh việc đứng trước giảng đường để thuyết trình mà lúc nào cũng xung phong bấm slide powerpoint, chỉnh âm thanh, hậu kì… Mặc dù nhiều khi muốn thuyết trình lắm nhưng không dám. Bạn đang không tự tin đấy. Nói sai đi, tui khỏi nói tiếp.

Khi đi làm, nhiều lúc mình muốn có ý kiến, ý kiến đó mình nghĩ là đúng nhưng không dám đề xuất với cấp trên vì sợ sai và cảm giác tiếc nuối lại quay trở lại, phải chi nãy mình nói trước chắc sẽ tốt hơn, sẽ được Sếp ghi nhận hơn. Bạn đang không tự tin đấy. Nói sai đi, tui khỏi nói tiếp.

Như vậy là bạn tự nhận biết được mình không tự tin rồi, thế thì làm cách nào để vượt qua nó và trở thành người như mình mong muốn, trở thành người tự tin hơn đây, cách làm như sau:

Đầu tiên, phải lấy nó làm kim chỉ nam cho mọi hành động đó là :”PHẢI THÀNH THẬT VỚI CHÍNH MÌNH”, bạn phải chấp nhận một sự thật hơi phũ phàng mình là người không tự tin cái đã và mình MUỐN VƯỢT QUA NÓ. Khi nào bạn còn lấy lý do như kiểu “mình mạnh về chỉnh sửa powerpoint, mạnh về hậu kì, mạnh về học thuật hơn nên mình không thèm thuyết trình. Dăm ba cái thuyết trình thì có gì đâu” thì chắc chắn là bạn sẽ không vượt qua được. Tất cả những lý do đó chỉ là ngụy biện.

Tiếp thep, bạn phải hiểu rằng “CHÌA KHÓA ĐỂ VƯỢT QUA SỰ KHÔNG TỰ TIN ĐÓ LÀ SỰ THUẦN THỤC”, bạn có để ý không, khi ngồi café với bạn bè xung quanh, bàn về một chủ đề nào đó mà bạn biết và nắm rất rõ về nó thì tâm lý bạn sẽ cực kì thoải mái, bạn sẽ nói về chủ đề đó một cách thao thao bất tuyệt, ai ý kiến ý cò gì bạn chấp hết. Vì mình biết chắc chắn rằng mình làm tốt việc đó.

Ví dụ một trường hợp cụ thể cho dễ hiểu đó là việc thuyết trình, bạn sẽ thuyết trình tốt khi bạn có 2 yếu tố: kĩ năng nói chuyện trước đám đông tốt và kiến thức đầy đủ về chủ đề bạn muốn thuyết trình. Kiến thức thì chắc chắn là học từ sách vở rồi, không cần phải bàn nhiều đúng không. Nhưng còn sự thuần thục thì sao, thì cứ từ từ, uống tiếp một hớp café đi rồi bàn tiếp nè.

Sự thuần thục bản chất của nó là kĩ năng tốt, kĩ năng tốt là kĩ năng được thực hành một cách thường xuyên đến một mức độ nào đó nó sẽ trở nên tốt. Sau đó nếu nó được trau dồi thêm thì sẽ trở thành thuần thục. Biết vậy rồi, nhưng mà kĩ năng ở đâu ra và làm sao để có kĩ năng đây. Kĩ năng nó bắt nguồn từ hành động và hành động được lặp đi lặp lại nhiều lần một cách có cam kết. Còn hành động bắt nguồn từ việc vượt qua nỗi sợ hãi.

Như thế, quay lại câu chuyện thuyết trình, cái gì cũng phải có lần đầu tiên, lần đầu tiên xuất phát từ sự can đảm vượt qua nỗi sợ hãi, bạn biết bạn sợ thuyết trình nhưng điều bắt buộc phải làm đó là can đảm hành động để vượt qua nổi sợ hãi của lần đầu tiên đó. Làm đi. Hãy xác định luôn là lần đầu tiên thuyết trình thì kết quả không tốt là chuyện bình thường. Xác định tâm lý như vậy bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn. Và cho dù kết quả thuyết trình có như thế nào đi nữa thì cũng chúc mừng bạn, bạn can đảm vượt qua sự sợ hãi để lần đầu tiên làm chuyện đó rồi. Đó là việc vô cùng quan trọng, tiến bộ rồi đó.

Diễn biến tâm lý của bạn sẽ là vừa thuyết trình lần đầu tiên xong, bước xuống dưới sân khấu bạn sẽ nghĩ về nó, cảm thấy tiếc nuối và muốn lên làm lại cho tốt hơn. Đấy đấy, bạn đã đi đúng hướng rồi đấy. Cảm giác tiếc nuối đó sẽ làm động lực để bạn thuyết trình lần 2,3…đến lần thứ n. Cứ như vậy, hành động thuyết trình cứ như vậy, lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ trở thành kĩ năng thuyết trình, kĩ năng thuyết trình được trau dồi nhiều hơn nữa sẽ trở nên thuần thục. Khi đó thì không còn chỗ cho nỗi sợ hãi nữa.

Và bây giờ, khi bất kì ai nói đến thuyết trình thì bạn có thể tự tin nói rằng: “Thuyết trình đúng không, để tui để tui, dăm ba cái thuyết trình đó thì có gì mà phải xoắn”. Tự tin liền ha.

Đấy, đường dây của sự tự tin đó là: Can đảm vượt qua sự sợ hãi -> Hành động -> Cam kết hành động thường xuyên -> Kĩ năng -> Kĩ năng thuần thục -> Tự tin. Chấm hết. Không có lòng vòng.

Theo dõi bài viết giá trị khác tại các link sau:

1. https://www.facebook.com/kitucxacaocapnh…/…/312054809507075… (CÓ NÊN SỐNG MỘT MÌNH HAY KHÔNG)

2. https://www.facebook.com/kitucxacaocapnh…/…/311330709579485… (CHÁN ĐI LÀM QUÁ, CÓ NÊN NGHỈ VIỆC KHÔNG)

3. https://www.facebook.com/kitucxacaocapnh…/…/311017796277443… (SỐNG CHẬM LẠI ĐỂ NHANH HƠN).

…. Hãy LIKE và SHARE page để nhận được thêm nhiều bài viết có giá trị nữa nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *