
Bị cáo H bị truy tố và xét xử về 2 tội Lừa đảo và Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Nguyên nhân là do vay tiền tiêu xài và mất khả năng thanh toán nên bỏ trốn (theo bị cáo). Phía bị hại thì cho rằng, H nhận tiền để chạy việc cho con họ. Hết hạn cam kết, việc không được mà tiền thì không trả nên họ tố cáo. Bằng chứng là 2 giấy giao nhận tiền được lập vào 2 thời điểm khác nhau nhưng giống y hệt về hình thức. Cả 2 giấy đều có người làm chứng. Điều kỳ lạ là sự việc dẫn đến vụ lừa đảo diễn biến rất giống nhau cứ như 1 kịch bản dựng thành 2 vở kịch vậy. Giấy thứ nhất được lập ngày 05/01/2018, một người làm tại VP công chứng tình cờ đến chơi và được mời làm chứng. Đến ngày 05/02, tức sau 1 tháng thì bà này được gọi đến để chứng kiến việc giao tiền lần 2 nhưng không ký xác nhận. Trong giấy này, thời hạn xin việc là 05/5/2018. Giấy giao nhận tiền thứ 2 của bà Th (là chị ruột của bà kia) được lập vào ngày 18/6/2018 tức là sau thời hạn mà bị cáo H vi phạm hơn 1 tháng. Họ vốn là 2 chị em. Việc H bất tín như vậy sao bà Th vẫn giao tiền nhờ chạy việc. Đó là câu hỏi thứ nhất?!
Tại giấy này, nhân chứng là một người làm chậu cảnh, cách nhà bà Th mấy chục mét. Theo lời khai nhân chứng B, ông được bà Th đến tận nơi mời sang làm chứng; trong lời khai khác, ông lại cho rằng bà Th nhờ qua đt. Hầu hết các lời khai (LK) ông B đều khẳng định ông ký vào 2 tờ giấy viết tay. Sau đó ông xin hủy LK này và đính chính là chỉ ký vào một tờ giấy được đánh máy, tuy nhiên ông không chứng kiến việc giao nhận tiền, không đọc nội dung và không thấy 2 bên điểm chỉ (trong GGN tiền có điểm chỉ)…Đây là câu hỏi thứ 2?!
Về việc 2 tờ giấy giao nhận tiền (GGN) giống nhau như sinh đôi, bà L nhân chứng thứ nhất khai rằng: bà Th mang GGN tiền của bà Th' đến nhờ bà đánh máy với yêu cầu là đánh y hệt nội dung GGN tiền này, chỉ thay tên họ người xin việc và thời gian giao tiền, thời hạn xin việc (vì thế chúng mới giống nhau như sinh đôi cùng trứng). Riêng tình tiết này cũng có điều bất cập: bà L thì khai là vì thân quen nên không lấy tiền, bà Th thì khẳng định là thuê bà L hết 100k?!
Với GGN tiền này, bà Th đã từng khai: thực chất không có việc nhận tiền chạy việc của bị cáo H mà chỉ là vay tiền thông thường nhưng vì H bỏ trốn nên phải làm như vậy để bắt H trả nợ. Nhưng cũng giống như nhân chứng B, bị hại Th đã hủy toàn bộ LK này mà khai lại như Kết luận điều tra và Cáo trạng quy buộc. Đây là câu hỏi thứ 3?!
Vết phía bị cáo, H cho rằng mình vay của 3 chị em bà Th với lãi suất 7000 đ/ngày/triệu. Để che giấu và lấp liếm hành vi cho vay lãi nặng, bị hại đã ngụy tạo chứng cứ là GGN tiền chạy việc. Trong vụ án này còn có tình tiết: 2 chị em bà Th đều giao bản gốc chứng minh nhân dân, sổ HK, bằng tốt nghiệp, giấy phép lái xe để H tự lập hồ sơ xin việc (Cáo trạng cũng quy buộc ). Vì thế, có thể thu thập dấu vân tay của bị cáo tại các giấy tờ trên. Vì là bản gốc nên họ không thể hủy hay nại ra là đánh mất. Phía Luật sư đã có văn bản đề nghị giám định để thu thập dấu vân tay bị cáo trên tài liệu trên nhưng chưa được chấp nhận! Với 2 người được nhờ xin việc thì họ không biết gì về hồ sơ, thời hạn xin việc, số tiền phải chi để có được một việc làm như mong muốn. Họ cũng không hề tâm sự cho chồng, vợ hay người thân về ý định đầu tư tiền để chạy việc cho mình. Cả chị H, con dâu bà Th' và anh T con nuôi bà Th đều khai theo một kịch bản.
Lạ quá, sao họ thờ ơ với sự nghiệp của mình đến thế! Đó là câu hỏi thứ 4?!
Theo bị cáo, H bị chị em bà Th bắt cóc về nhà rồi ép ký GGN tiền chạy việc. Chứng cứ sẽ được lưu tại camera nhà bà Th'. LK này đã không được cq điều tra làm rõ mặc dù LS và bị cáo đều đề nghị trích xuất cam để kiểm tra nhưng k được chấp nhận!
Phiên toà được mở lại vào ngày 24/01/2019. Điều ngạc nhiên đến bất ngờ là cả 3 bị hại và các nhân chứng đều xin xử vắng mặt, kể cả LS của bị hại. Lý do là tuổi cao, sức yếu, trời lạnh, phải nuôi con đơn thân hoặc bận trông cháu. Bà Th', bị hại hăng hái nhất còn nghĩ ra được sự cố ngã buồng tắm phải đi cấp cứu tại Hà Nội!
Hội đồng XX đã quyết định ngừng phiên toà để triệu tập bị hại, dẫn giải nhân chứng. Đến 14h cùng ngày đã phải hoãn phiên toà để có biện pháp yêu cầu họ có mặt để làm rõ sự thật khách quan của vụ án.
Bị cáo H phạm tội là đúng, chiếm đoạt tài sản là sự thật nhưng phạm tội gì? Bị cáo khẳng định rằng không hề dùng thủ đoạn gian đôi hoặc chiêu trò hèn hạ nhằm lừa đảo để chiếm đoạt mà thực chất là vay nợ nhưng quá mù ra mưa nên bỏ trốn. Hai tội danh có mức hình phạt tương tự nhưng tính chất khác nhau. Cả hai hành vi đều là phạm tội nhưng cấu thành lừa đảo còn liên quan đến đạo Đức con ngừoi?. Điều quan trọng hơn là nếu xét xử như Cáo trạng là không đúng sự thật khách quan và vô tình tiếp tay cho nạn tín dụng đen đang hoành hành XH.
Quyết định trên của HĐXX nhận được sự đồng tình của dư luận bởi nó hàm chứa tính nhân văn, tinh thần công lý và sự thượng tôn pháp luật.