
Phát triển các doanh nghiệp công nghệ đang trở thành một xu hướng đầy triển vọng cho các doanh nghiệp Việt Nam lẫn các doanh nghiệp nước ngoài có ý định đầu tư vào thị trường đầy tiềm năng này. Việt Nam được đánh giá là một quốc gia với nguồn nhân lực công nghệ thông tin dồi dào, chất lượng, đủ điều kiện cung cấp các sản phẩm và dịch vụ công nghệ tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời, với lượng người dùng internet khoảng 70 triệu dân vô cùng năng động, khả năng tiếp cận công nghệ nhanh chóng, đây được coi là mảnh đất màu mỡ để các doanh nghiệp công nghệ đầu tư và khởi nghiệp. Trong bài viết này, #Technolawgy sẽ gửi đến các anh chị và các bạn cái nhìn tổng quan khi khởi nghiệp doanh nghiệp công nghệ tại Việt Nam.
- Bắt đầu thành lập doanh nghiệp
Một trong những vấn đề tiên quyết để hoạt động đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, bao gồm doanh nghiệp công nghệ, là việc đăng ký thành lập doanh nghiệp với các ngành nghề kinh doanh phù hợp. Các đơn vị cung cấp sản phẩm, dịch vụ phần mềm, bao gồm các ngành nghề thông dụng như lập trình máy tính, sản xuất phần mềm, cung cấp dịch vụ phần mềm, dịch vụ liên quan đến phần mềm, bán buôn, bán lẻ máy tính và các thiết bị công nghệ… là các ngành nghề cơ bản nhất hiện nay đối với mỗi doanh nghiệp công nghệ.
Bên cạnh đó, sự phát triển của các công nghệ mới hàng đầu được các kỹ sư phần mềm quan tâm và các doanh nhân đổ tiền đầu tư đang trở thành một xu thế tất yếu của ngành công nghệ Việt Nam và thế giới, như công nghệ #blockchain, AI (trí tuệ nhân tạo) hay Machine learning (máy học), IOT kết nối vạn vật… đều là những công nghệ lõi với tốc độ phát triển ngày càng nhanh chóng.
Các doanh nghiệp quan tâm khi thành lập doanh nghiệp vẫn dựa trên các ngành nghề cơ bản nêu trên, và tùy vào ứng dụng hoặc nguồn khách hàng tiềm năng, có thể mở rộng ngành nghề vào các lĩnh vực phù hợp, đảm bảo hoạt động thông suốt và thống nhất của doanh nghiệp trong tương lai.
Tuy nhiên, vấn đề thành lập doanh nghiệp mới chỉ là bước đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển của doanh nghiệp công nghệ. Bên cạnh thủ tục pháp lý ban đầu này, một doanh nhân với sự hiểu biết và tầm nhìn xa, nhằm tránh được các rủi ro pháp lý, cũng như tranh chấp và xung đột trong quá trình xây dựng và phát triển doanh nghiệp sau này thì cần hành động nhiều hơn thế. Lời khuyên của chúng tôi là: Hãy làm đúng và chặt chẽ ngay từ khi bắt đầu!
Một số các vấn đề pháp lý bạn cần quan tâm khi khởi nghiệp công ty công nghệ đó là:
- Xác định công nghệ chiến lược mà bạn sử dụng để đầu tư phát triển doanh nghiệp và tìm hiểu kỹ các vấn đề pháp lý xoay quanh công nghệ đó;
- Với các đồng sáng lập viên, hãy lập một bản thỏa thuận rõ ràng về thành lập doanh nghiệp, phân chia lợi nhuận, đặc biệt thỏa thuận về giá đối với các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ ban đầu;
- Thành lập doanh nghiệp với các ngành nghề phù hợp và đảm bảo rằng các ngành nghề bao quát được các lĩnh vực mà bạn phát triển và đầu tư trong tương lai;
- Thủ tục về tài chính, kế toán, doanh nghiệp sau khi thành lập doanh nghiệp;
- Ký thỏa thuận với các cố vấn, mentor, các thỏa thuận ban đầu về bảo mật thông tin, cạnh tranh không lành mạnh…
Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia pháp lý và công nghệ của #Technolawgy để hỗ trợ bạn trong quá trình triển khai khởi nghiệp tại Việt Nam. Tại #Technolawgy, chúng tôi có những luật sư chuyên về lĩnh vực công nghệ, tư vấn cho nhiều doanh nghiệp đa quốc gia cũng như tại Việt Nam, kết hợp với chuyên gia hàng đầu về công nghệ, đã và đang làm việc tại các doanh nghiệp công nghệ khởi nghiệp từ Phần Lan, Nhật Bản… Chúng tôi sẽ cung cấp các dịch vụ tư vấn và hỗ trợ pháp lý toàn diện, đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp khởi nghiệp.
2. Các vấn đề về sở hữu trí tuệ:
Một trong những hoạt động không thể thiếu của doanh nghiệp phát triển và kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ phần mềm, công nghệ đó là tài sản vô hình về sở hữu trí tuệ. Với nhiều công ty, quyền sở hữu trí tuệ là một tài sản đáng giá nhất mà doanh nghiệp phải gìn giữ ngay từ đầu để tránh rơi vào tay các đơn vị khác, đặc biệt khi doanh nghiệp đã xây dựng được thương hiệu của mình trên thị trường. Tài sản trí tuệ có thể là một sản phẩm công nghệ, một nhãn hiệu đã xây dựng được tên tuổi, một tên thương mại, tên miền đẹp, bí mật công nghệ…
Các công việc cần thực hiện liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ mà các doanh nghiệp có thể tham khảo:
- Thỏa thuận về quyền sở hữu trí tuệ và tài sản sở hữu trí tuệ dùng để góp vốn vào doanh nghiệp
- Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
- Đăng ký tên miền
- Thỏa thuận cấp bản quyền hình ảnh cá nhân
- Đăng ký bản quyền phần mềm (website, tác phẩm sáng tạo trên nền tảng công nghệ số, app…)
- Đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích…
- Ký hợp đồng li-xăng, hợp đồng chuyển giao công nghệ và đăng ký hợp đồng nêu trên với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia pháp lý và công nghệ của #Technolawgy để hỗ trợ bạn trong quá trình triển khai khởi nghiệp tại Việt Nam. Tại #Technolawgy, chúng tôi có những luật sư chuyên về lĩnh vực công nghệ, tư vấn cho nhiều doanh nghiệp đa quốc gia cũng như tại Việt Nam, kết hợp với chuyên gia hàng đầu về công nghệ, đã và đang làm việc tại các doanh nghiệp công nghệ khởi nghiệp từ Phần Lan, Nhật Bản… Chúng tôi sẽ cung cấp các dịch vụ tư vấn và hỗ trợ pháp lý toàn diện, đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp khởi nghiệp.
3. Vấn đề nhân sự và lao động
Đối với mỗi doanh nghiệp đầu tư, ngoài những cá nhân là người sáng lập (founder) của doanh nghiệp, sự phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào nhân sự chất lượng tại công ty. Khi bắt đầu thành lập doanh nghiệp, việc đưa ra các giải pháp pháp lý liên quan đến nhân sự cấp cao và các nhân sự chủ chốt của công ty luôn là ưu tiên hàng đầu của mỗi doanh nghiệp, tạo được sự đồng thuận, hỗ trợ và hợp tác ăn ý giữa các thành viên sáng lập cũng như người lao động. Các vấn đề chính liên quan đến nhân sự có thể kể đến như:
- Ký kết hợp đồng lao động với những người lao động (bao gồm cả các thành viên sáng lập nếu có đóng góp sức lao động vào hoạt động của doanh nghiệp)
- Ký kết các văn bản thỏa thuận về quy trình, chính sách liên quan đến bảo mật thông tin, chống cạnh tranh, các vấn đề trách nhiệm khi xảy ra vi phạm
- Ban hành quy trình chính sách nhân sự và chính sách để giữ chân người tài
- Ban hành nội quy lao động, quy chế lao động phù hợp với quy định pháp luật và đăng ký nội quy lao động với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Xây dựng thang bảng lương, đăng ký nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chế độ theo quy định pháp luật cho người lao động
- Các vấn đề vệ sinh, an toàn lao động, môi trường lao động cũng cần phải quan tâm tuân thủ theo quy định
- Đối với người lao động nước ngoài, cần xin cấp giấy phép lao động, thẻ tạm trú, chỗ ở cho lao động nước ngoài…
Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia pháp lý và công nghệ của #Technolawgy để hỗ trợ bạn trong quá trình triển khai khởi nghiệp tại Việt Nam. Tại #Technolawgy, chúng tôi có những luật sư chuyên về lĩnh vực công nghệ, tư vấn cho nhiều doanh nghiệp đa quốc gia cũng như tại Việt Nam, kết hợp với chuyên gia hàng đầu về công nghệ, đã và đang làm việc tại các doanh nghiệp công nghệ khởi nghiệp từ Phần Lan, Nhật Bản… Chúng tôi sẽ cung cấp các dịch vụ tư vấn và hỗ trợ pháp lý toàn diện, đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp khởi nghiệp.

4. Vấn đề thuế và tài chính, kế toán:
Có lẽ rất nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp công nghệ được thành lập bởi các kỹ sư công nghệ chưa có kinh nghiệm vận hành doanh nghiệp và chưa quen với các thuật ngữ chuyên ngành tài chính, kế toán. Tuy nhiên, thuế, tài chính, kế toán lại là vấn đề xương sống với mỗi công ty bởi suy cho cùng mục tiêu của các doanh nhân là tối ưu hóa chi phí, tối đa hóa lợi nhuận, đặc biệt khi công nghệ và phần mềm là một trong những ngành nghề kinh doanh được ưu đãi lớn về thuế.
Điểm qua một số các vấn đề về thuế, tài chính, kế toán mà doanh nghiệp công nghệ nào cũng cần quan tâm:
- Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong vòng 15 năm, miễn hoàn toàn 4 năm và giảm 50% trong 9 năm tiếp theo
- Ưu đãi sản xuất phần mềm không chịu thuế GTGT
- Thuế nhà thầu nước ngoài (đối với phần mềm và dịch vụ) nhập khẩu từ nước ngoài
- Các vấn đề về thuế trong Hợp đồng chuyển giao công nghệ, Hợp đồng mua bán và sử dụng dịch vụ với đối tác nước ngoài
- Vấn đề hóa đơn, chứng từ của phần mềm, dịch vụ do nước ngoài cung cấp và bán cho doanh nghiệp nước ngoài
- Vấn đề thuế thu nhập cá nhân
- Thuế và thu nhập chịu thuế đối với lĩnh vực gia công phần mềm cho đối tác nước ngoài
- Vấn đề chuyển giá và giao dịch liên kết giữa công ty trong nước và công ty mẹ ở nước ngoài
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần hoàn toàn chủ động trong quá trình lập, quản lý sổ sách kế toán, quản lý các chi phí hợp lý, hợp lệ được khấu trừ và không được khấu trừ, tách bạch vấn đề tài chính doanh nghiêp và tài chính của các thành viên sáng lập, cổ đông hoặc chủ sở hữu doanh nghiệp, đảm bảo đầy đủ tính pháp lý của các giao dịch.
Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia pháp lý và công nghệ của #Technolawgy để hỗ trợ bạn trong quá trình triển khai khởi nghiệp tại Việt Nam. Tại #Technolawgy, chúng tôi có những luật sư chuyên về lĩnh vực công nghệ, tư vấn cho nhiều doanh nghiệp đa quốc gia cũng như tại Việt Nam, kết hợp với chuyên gia hàng đầu về công nghệ, đã và đang làm việc tại các doanh nghiệp công nghệ khởi nghiệp từ Phần Lan, Nhật Bản… Chúng tôi sẽ cung cấp các dịch vụ tư vấn và hỗ trợ pháp lý toàn diện, đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp khởi nghiệp.
Mong rằng những nội dung trên sẽ phần nào giải đáp các thắc mắc của bạn trong quá trình khởi nghiệp doanh nghiệp về công nghệ, phần mềm, thông tin.
Liên hệ tư vấn: 0983.269.410 – 0975.966.810