Bàn về việc thành lập toà gia đình và ngườI chưa thành niên

1. Trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội và sự cần thiết phải có Toà chuyên trách xét xử người chưa thành niên phạm tội
Trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên là trách nhiệm pháp lý hình sự, là hậu quả của việc thực hiện tội phạm mà cá nhân người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi trở lên bị kết án phải gánh chịu tr¬ước Nhà nước về hành vi phạm tội của mình và đ¬ược thực hiện bằng hình phạt và các biện pháp cư¬ỡng chế hình sự khác theo quy định của Bộ luật hình sự. Theo Điều 68 Bộ luật hình sự, thì người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến d¬ới 18 tuổi phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định đối với người chưa thành niên phạm tội (Chư¬ơng X Bộ luật hình sự) và những quy định khác của Phần chung Bộ luật hình sự không trái với những quy định của Chư¬ơng X. Như¬ vậy, khi xử lý người chưa thành niên phạm tội, cơ quan và người có thẩm quyền phải căn cứ vào cả các quy định chung của luật hình sự và cả quy định đối với người chưa thành niên phạm tội.
Nghiên cứu những quy định của Phần chung và những quy định đối với người chưa thành niên phạm tội tại Chương X Bộ luật hình sự, chúng tôi thấy:
Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội phải tuân thủ các nguyên tắc:
– Thứ nhất, mục đích của việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu là nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội.
-Thứ hai, việc miễn trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội đ¬ược thực hiện theo quy định tại Điều 25 và khoản 2 Điều 69 Bộ luật hình sự. Như vậy, so với người đã thành viên, thì người chưa thành viên phạm tội đ¬ược hoặc có thể đ¬ược miễn trách nhiệm hình sự trong có bốn trường hợp sau đây: khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử do chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa; trư¬ớc khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội đã tự thú, khai báo rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm; người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và đ¬ược gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục; khi có quyết định đại xá .
– Thứ ba, việc truy cứu trách nhiệm hình sự và áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội đ¬ược thực hiện chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào tính chất của hành vi phạm tội, vào đặc điểm về nhân thân và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm.
– Thứ t¬ư, áp dụng biện pháp tư¬ pháp thay thế hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội. Nội dung nguyên tắc này đ¬ược quy định tại khoản 4 Điều 69 Bộ luật tố tụng hình sự như¬ sau: “Khi xét xử nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, thì Toà án áp dụng một trong các biện pháp t¬ư pháp đ¬ược quy định tại Điều 70 của Bộ luật hình sự.”
– Thứ năm, trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội nhẹ hơn trách nhiệm hình sự đối người đã thành niên phạm tội. Cụ thể:
“Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội. Khi xử phạt tù có thời hạn, Toà án cho người chưa thành niên phạm tội đ¬ược h¬ởng mức án nhẹ hơn mức án đối với người đã thành niên phạm tội t¬ương ứng.
Không áp dụng hình phạt tiền đối với người chưa¬ thành niên phạm tội ở độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến d¬ới 16 tuổi.
Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người chưa thành niên phạm tội.”
Việc quy định không đ¬ược áp dụng hai hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội thể hiện sự nhất quán của Nhà nước ta trong việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu là nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội. Cho nên, chỉ áp dụng những biện pháp mang tính chất và chưa đựng điều kiện thực hiện mục đích của việc xử người chưa thành niên phạm tội. Cùng với việc quy định cho người chưa thành niên phạm tội đ¬ược hư¬ởng mức án nhẹ hơn mức án đối với người đã thành niên phạm tội tương ứng, nguyên tắc này thể hiện chính sách nhân đạo sâu sắc của Nhà nước ta đối với người chưa thành niên phạm tội.
Việc quy định không áp dụng hình phạt tiền đối với người chưa¬ thành niên phạm tội ở độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến d¬ới 16 tuổi là điểm mới so với quy định của Bộ luâth hình sự năm 1985. Đồng thời phù hợp với thực tế đời sống kinh tế của người phạm tội và thực tế xã hội Việt Nam. Bởi lẽ, người chưa thành niên ở độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến d¬ới 16 tuổi còn sống phụ thuộc vào gia đình, chưa thể có kinh tế độc lập.
– Thứ sáu, án đã tuyên đối với người chưa thành niên phạm tội khi chưa đủ 16 tuổi thì không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm. Theo đó: người từ đủ 16 tuổi trở lên bị kết án về tội phạm đ¬ợc thực hiện khi chưa đủ 16 tuổi, chưa đư¬ợc xoá án mà lại phạm tội do cố ý hoặc phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do vô ý, thì không bị coi là tái phạm; người đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý đư¬ợc thực hiện khi chưa đủ 16 tuổi, chưa đ¬ược xoá án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, thì không bị coi là tái phạm nguy hiểm.
Có hai nhóm biện pháp t¬ư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội. Nhóm thứ nhất là, các biện pháp t¬ư pháp chung đ¬ược áp dụng đối với mọi người phạm tội, quy định tại chư¬ơng VI Bộ luật hình sự. Nhóm này bao gồm các biện pháp: Tịch thu, sung quỹ nhà nước đối với vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm nh¬ư công cụ, phư¬ơng tiện dùng vào việc phạm tội, vật hoặc tiền do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác những thứ âý mà có và vật thuộc loại Nhà nước cấm l¬ưu hành; Trả lại tài sản đã chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp; Sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại vật chất đã đ¬ược xác định do hành vi phạm tội gây ra; Công khai xin lỗi người bị hại; Và chữa bệnh bắt buộc. Nhóm thứ hai là, các biện pháp tư¬ pháp có tính chất giáo dục phòng ngừa chỉ áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội, đ¬ược quy định tại Điều 70 Bộ luật hình sự, bao gồm: giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đ¬ưa vào trường giáo dưỡng.
Các hình phạt đ¬ược áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội. bao gồm: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn. Trong đó, tù có thời hạn là hình phạt nghiêm khắc nhất đ¬ược áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội. So với Bộ luật hình sự năm 1985 thì Bộ luật hình sự năm 1999 có sự thay đổi theo hướng giảm nhẹ, khoan hồng đối với người chưa thành niên phạm tội. Bộ luật hình sự cũng quy định đ¬ường lối xử lý đối với từng nhóm lứa tuổi của người chưa thành niên phạm tội. Cụ thể:
– Đối với người từ đủ 16 tuổi đến d¬ới 18 tuổi khi phạm tội nếu điều luật đ¬ược áp dụng quy định hình phạt từ chung thân hoặc tử hình, thì mức phạt cao nhất đ¬ược áp dụng không quá m¬ười tám năm tù, nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất đ¬ược áp dụng không quá ba phần t¬ư mức phạt tù mà điều luật quy định.
– Đối với người từ đủ 14 tuổi đến d¬ưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật đ¬ược áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất đ¬ược áp dụng không quá m¬ười hai năm tù, nếu tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất đ¬ược áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định.
Việc tổng hợp hình phạt đối với người phạm nhiều tội trong đó có tội được thực hiện trư¬ớc khi đủ 18 tuổi, có tội đư¬ợc thực hiện sau khi đủ 18 tuổi phụ thuộc vào tội nặng nhất đ¬ược thực hiện khi nào. Theo quy định Điều 75 Bộ luật hình sự thì: nếu tội nặng nhất đ¬ược thực hiện khi người đó chưa đủ 18 tuổi, thì hình phạt chung không đ¬ược v¬ượt quá mức hình phạt cao nhất quy định tại Điều 74 Bộ luật hình sự; nếu tội nặng nhất đư¬ợc thực hiện khi người đó đã đủ 18 tuổi thì hình phạt chung áp dụng nh¬ư đối với người đã thành niên phạm tội.
Chính sách miễn giảm hình phạt đã tuyên đối với người chưa thành niên phạm tội được quy định tại Điều 76 Bộ luật hình sự như¬ sau:
– Người chưa thành niên bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù, nếu có nhiều tiến bộ và đã chấp hành đ¬ược một phần t¬ư thời hạn, thì đ¬ược Toà án xét giảm; riêng đối với hình phạt tù, mỗi lần có thể giảm đến bốn năm nhưng phải bảo đảm đã chấp hành ít nhất là hai phần năm mức hình phạt đã tuyên.
– Người chưa thành niên bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù, nếu lập công hoặc mắc bệnh hiểm nghèo, thì đ¬ược xét giảm ngay và có thể được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.
– Người chưa thành niên bị phạt tiền Nhưng bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra hoặc lập công lớn, thì theo đề nghị của Viện tr¬ởng Viện Kiểm sát, Toà án có thể quyết định giảm hoặc miễn việc chấp hành phần tiền phạt còn lại.”
Việc xoá án tích đối với người chưa thành niên phạm tội chỉ đư¬ợc đặt ra khi người chưa thành niên phạm tội bị áp dụng hình phạt. Còn trường hợp họ đư¬ợc áp dụng những biện pháp t¬ư pháp có tính giáo dục phòng ngừa, thì không bị coi là có án tích.
Từ những phân tích nêu trên có thể kết luận một số điểm về trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội nh¬ư sau:
– Thứ nhất, bên cạnh các nguyên tắc xử lý chung, Bộ luật hình sự còn quy định một hệ thống các nguyên tắc riêng chỉ áp dung đối với người chưa thành niên phạm tội thể hiện chính sách nhân đạo, khoan hồng và mục đích giáo dục, giúp đỡ người chưa thành niên sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và có ích cho xã hội.
– Thứ hai, về mức độ thì trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội nhẹ hơn mức độ trách nhiệm hình sự của người đã thành niên.
-Thứ ba, thủ tục truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội là thủ tục đặc biệt đư¬ợc quy định tại Phần thứ bảy “Thủ tục đặc biệt” của Bộ luật tố tụng hình sự.
Những kết luận nêu trên cho thấy, việc giải quyết vụ án hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội nhất là giải quyết, xét xử vụ án do người chưa thành niên phạm tội phải cần một kỹ năng đặc biệt và những Thẩm phán chuyên nghiệp.
2. Những tác động của việc bố mẹ ly hôn đối với người chưa thành niên và sự cần thiết phải có Toà chuyên trách giải quyết án hôn nhân và gia đình
Gia đình là tế bào của xã hội. Trong gia đình, cha mẹ có nghĩa vụ và quyền yêu thương, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con; chăm lo việc học tập và giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội . Như vậy, việc tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hoà thuận; giáo dục, chăm lo và tạo điều kiện cho con được học tập không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của cha mẹ. Gia đình hoà thuận và cha mẹ cùng có trách nhiệm trong việc nuôi dạy con là điều kiện quan trọng để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội. Bởi lẽ, đối với người chưa thành niên, thì gia đình là nơi nuôi dưỡng và là trường học đầu tiên của trẻ em. Từ khi sinh ra cho tới khi tr¬ưởng thành phần lớn thời gian, trẻ em sống trong gia đình. Gia đình có tác động rất lớn đến việc nuôi dạy trẻ em. Trong đó cha mẹ là người đầu tiên và tác động nhiều nhất đến đ¬¬ứa trẻ; và sau đó là những người lớn khác trong gia đình. Người chưa thành niên phạm tội chịu ảnh h¬ưởng nhiều của những hành vi xấu của bố mẹ và người lớn trong gia đình. Những yếu tố gia đình ảnh h¬ưởng đến người chưa thành niên phạm tội bao gồm: hành vi thiếu gư¬ơng mẫu về đạo đức, vi phạm pháp luật; sự không hoà thuận trong gia đình; ph¬¬ương pháp giáo dục, dạy dỗ con cái không đúng đắn của bố mẹ; sự bỏ rơi (không quả lý), chăm sóc người chưa thành niên trong những gia đình không hoàn thiện; và điều kiện chỗ ở của người chưa thành niên.
Trong quá trình hình thành nhân cách của mình, trẻ em chịu ảnh h¬ưởng của môi trường xung quanh, đặc biệt môi trường gia đình. Hành vi thiếu gương mẫu về đạo đức, vi phạm pháp luật của người lớn ảnh h¬¬ưởng rất lớn đối với người chưa thành niên trong gia đình. Các hành vi tiêu cực của các thành viên trong gia đình ảnh hư¬¬ởng trực tiếp đến quá trình hình thành nhân cách lệch lạc của người chưa thành niên là: hành vi vi gian dối, độc ác, tục tĩu; thói quen ăn chơi, r¬ợu chè, cờ bạc; và các hành vi vi phạm pháp luật như¬ lừa đảo, trộm cắp vặt, nghiện hút. Đặc biệt khi mà bố mẹ sống không g¬¬ương mẫu, vi phạm các quy tắc của cuộc sống gia đình, quy tắc xã hội… thì nguy cơ những đứa con của họ cũng đi theo con đ¬¬ường hư¬¬ hỏng hoặc phạm pháp là rất cao.
Sự mâu thuẫn, xung đột trong gia đình ảnh h¬ưởng tồi tệ đến tâm tư¬¬, tình cảm và nhân cách của người chưa thành niên. Tình trạng bố mẹ ly dị, ly thân hoặc thư¬ờng xuyên cãi cọ nhau trư¬ớc mặt các con làm trẻ em luôn ở trong tâm trạng bi đát, chán trường và phó mặc số phận cho xã hội. Nếu có điều kiện, thì sẵn sàng bỏ nhà đi lang thang và tụ tập thành nhóm. Và con đ¬¬ường phạm tội chiếm đoạt tài sản là cách mà nhiều em đã chọn để tồn tại qua ngày.
Ph¬¬ương pháp giáo dục, dạy dỗ con cái không đúng đắn của bố mẹ cũng là một trong những nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội phạm vị thành niên. Có gia đình nuôi dạy con theo cách chiều chuộng, như¬¬ợng bộ và thoả mãn tất cả các đòi hỏi của con cái. Cách nuôi dạy này thư¬¬ờng xảy ra ở các gia đình ít con, hiếm muộn con và đã tạo cho trẻ em tính thích gì đ¬¬ược đấy. Khi nhu cầu không đ¬¬ược thoả mãn, thì thích dùng bạo lực để đạt đ¬¬ược mục đích. Có gia đình chọn cách giáo dục, dạy dỗ thô bạo. Cha mẹ th¬¬ường dùng bạo lực đối với con cái. Đây chính là lý do khiến cho số người chưa thành niên phạm tội có tính chất bạo lực chiếm tỷ lệ không nhỏ.
Việc buông lỏng quản lí giáo dục của chưa mẹ, người thân cũng là nguyên nhân dẫn đến việc vi phạm pháp luật của người chưa thành niên. Trong gia đình, bố mẹ ít quan tâm đến việc học tập, không hiểu những biến động và không chú ý đến những biến động của con cái. Cho nên không kiểm tra, uốn nắn kịp thời đã làm cho thanh thiếu niên mất đi sự hướng dẫn, chỉ bảo cần thiết mỗi khi có hành vi sai trái.
Hậu quả của việc ly hôn là con ở với một người bố hoặc mẹ; sau đó có trường hợp sau đó con phải ở với ông bà, bố dượng hoặc mẹ kế. Như vậy, việc cha mẹ ly hôn sẽ làm giảm, thậm chí mất đi các điều kiện quan trọng để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội. Có nhiều trường hợp sau khi cha mẹ ly hôn, con bỏ nhà đi lang thang hoặc phạm tội hình sự.
Kết quả nghiên cứu, phân tích, đánh giá tình hình ngư¬ời ch¬a thành niên vi phạm pháp luật và hệ thống xử lý tại Việt nam do Viện khoa học pháp lý Bộ Tư¬ pháp thực hiện, cho thấy: từ năm 2000 đến năm thánh 9 năm 2006, số người chưa thành niên bị xét xử 26.815 người. Tính trung bình, mỗi năm trên cả nước có khoảng 3.830,7 người chưa thành niên bị xét xử về hình sự hình sự. Đây là một con số khá cao so với những năm 90. So với số liệu trung bình (giai đoan từ năm 2000 đến năm 2003) là 4100 người chưa thành niên bị xét xử trên một năm, thì trung bình mỗi năm từ 2004 đến 2006, có 4.476 người chưa thành niên bị xét xử trên một năm, tăng trung bình 376 người trên một năm. Trong đó:
Năm 2000 xét xử 2771 người chưa thành niên phạm tội;
Năm 2001 xét xử 3441 người chưa thành niên phạm tội;
Năm 2002 xét xử 3119 người chưa thành niên phạm tội;
Năm 2003 xét xử 3994 người chưa thành niên phạm tội;
Năm 2004 xét xử 2540 người chưa thành niên phạm tội;
Năm 2005 xét xử 6512 người chưa thành niên phạm tội;
Năm 2006 xét xử 4438 người chưa thành niên phạm tội (Số liệu tính đến thứng 9 năm 2006).
Nếu lấy năm 2000 làm gốc và lấy tổng số người chưa thành niên bị truy tố trong năm đó là 100% thì trong năm 2005 và 9 tháng đầu năm 2006 tỷ lệ người chưa thành niên bị xét xử là 235 % và 160%.
Theo thống kê của Toà án nhân dân tối cao, thì năm 2007, ngành Toà án đã xét xử 5466 bị cáo là người chưa thành niên/ 3845 vụ án hình sự (trong đó có 42 trường hợp tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm); năm 2008 là 4581 bị cáo là người chưa thành niên/3216 vụ án hình sự (trong đó có 43 trường hợp tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm); năm 2009 là 3897 bị cáo là người chưa thành niên/2862vụ án hình sự (trong đó có 40 trường hợp tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm).
Theo khảo sát của chúng tôi và từ việc phân tích đặc điểm nhân thân người phạm tội, cho thấy có tới 7,81% người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là những người có bố mẹ ly dị, ly thân. Điều này cho thấy, tầm quan trọng của việc xây dựng gia đình hạnh phúc bền vững đối với sự phát triển quốc gia và hệ luỵ của việc cha mẹ ly hôn đối với việc chăm sóc, giáo dục con cái. Chính vì vậy, Nhà nước, gia đình và xã hội không khuyến khích việc ly hôn. Luật hôn nhân và gia đình quy định trong trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn. Toà án chỉ xem xét yêu cầu và quyết định cho ly hôn, nếu thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hoà giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc Toà án tiến hành hoà giải sau khi thụ lý đơn ly hôn là một thủ tục bắt buộc của quá trình giải quyết viêc ly hôn.
Hoà giải trong quá trình giải quyết đơn ly hôn là một hình thức áp dụng pháp luật, đạo đức, phong tục, tập quán, bằng phương pháp thuyết phục giúp đỡ các bên tranh chấp đạt được thoả thuận, tự giải quyết vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ nhằm: giữ gìn đoàn kết; hạn chế vi phạm pháp luật; và bảo đảmẩhnhj phúc gia đình. Do vậy, về ý nghĩa thì hoà giải là cách giải quyết tranh chấp có tác dụng và giải trị rất lớn, bởi vì: hoà giải làm cho các đối tượng thoảt mái về tâm lý; và tự giác thực hiện kết quả hoà giải. Hoà giải góp phần giải quyết nhanh chóng, kịp thời những vi phạm nhỏ và tranh chấp nhỏ trong quan hệ hôn nhân và gia đình cho nên hoà giải thành sẽ làm không để cho sự việc nhỏ thành sự việc lớn, sự việc đơn giản thành phức tạp. Hoà giải làm tăng cường và phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân, thương ái trong cộng đồng dân cư, đạo đức dân tộc; và xây dựng nếp sống, gia đình văn háo ở cơ sở; góp phần tuyên truyền giáo dục pháp luật cho nhân dân. Để chuẩn bị hào giải, Thẩm phán phải: tìm hiểu nội dung, nguyên nhân của sự tranh chấp hoặc vi phạm pháp luật cần hoà giải; và các tình tiết khác có liên quan; tiếp xúc, lắng nghe ý kiến của của các cơ quan, tổ chức, cá nhân để tìm hiếu nhân thân, hoàn cảnh gia đình…. đương sự để chọn biệp pháp hoà giải phù hợp. Khi tiến hành hoà giải, Thẩm phán phổ biến cho các đương sự biết các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các bên liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc hoà giải thành để họ tự nguyện thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án.
Quyết định cho ly hôn, theo chúng tôi là giải pháp cuối cùng của Toà án sau khi thực hiện việc hoà giải, thuyết phục các bên xin ly hôn không đạt kết quả. Điều này cho thấy: sự đòi hỏi chuyên sâu về kỹ năng và kiến thức đời sống cũng như kiến thức pháp luật của đội ngũ Thẩm phán làm nhiệm vụ giải quyết, xét xử vụ án ly hôn; sự khác nhau về kỹ năng nghề nghiệp của đội ngũ Thẩm phán làm nhiệm vụ giải quyết, xét xử vụ án ly hôn với về kỹ năng nghề nghiệp của đội ngũ Thẩm phán làm nhiệm vụ giải quyết, xét xử vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, hành chính và lao động. Theo đó, Thẩm phán làm nhiệm vụ giải quyết, xét xử vụ án ly hôn không chỉ là chuyên gia áp dụng pháp luật mà còn phải là một nhà tâm lý, chuyên gia hoà giải và có kỹ năng trong việc giải quyết các vụ án xin ly hôn. Giải pháp cho vấn đề này, theo chúng tôi là thành lập Toà gia đình ở các Toà án nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh.
3. Sự tác động của thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên và sự cần thiết phải thành lập Toà chuyên trách giải quyết vụ án về người chưa thành niên phạm tội, vụ án hôn nhân và gia đình
Theo chúng tôi, mức độ tác động của thủ tục tố tụng hình sự và thủ tục tố tụng dân sự đối với chưa thành niên phụ thuộc vào việc người chưa thanh niên được xác định tư cách tố tụng là bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, người làm chứng trong các vụ án hình sự, dân sự.
Nếu tham gia tố tụng hình sự với tư cách là bị can, bị cáo, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan (phải bồi thường), bị đơn dân sự người chưa thành niên có thể bị áp dụng biện pháp cưỡng chế như: tạm giữ, tạm giam bị can, bị cáo; khám xét, kê biên đối với bị can, bị cáo, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan (phải bồi thường), bị đơn dân sự. Nếu tham gia tố tụng dân sự với tư cách là đương sự trong vụ án dân sự, người chưa thành niên sẽ có thể bị áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Nếu tham gia tố tụng hình sự hoặc dân sự với tư cách là người làm chứng trong vụ án hình sự xét xử người thân của họ (nhất là bố mẹ họ) hoặc là người làm chứng trong vụ án ly hôn của cha mẹ họ, thì người chưa thành niên cũng bị tác động tiêu cực về tâm lý. Như vậy, dù được xác định tư cách tố tụng là ai, thì người chưa thành niên vẫn là người chưa phát triển đầy đủ về thể chất và tâm thần, là đối tượng dễ bị tổn thương, đặc biệt là khi họ tham gia quá trình giải quyết vụ án, do đó tuỳ theo lứa tuổi, mức độ trưởng thành và nhu cầu cá nhân mà họ cần được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật khi tham gia tố tụng.
Tuy nhiên, trong các văn bản pháp luật hiện hành mới chỉ có Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 giành một chương quy định về thủ tục tố tụng hình sự đối với người chưa thành niên. Nội dung của Chương này mới chỉ quy định thủ tục đối với người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên. Đến năm 2011, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội mới ban hành Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-VKSTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH ngày 12/7/2011 hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự đối với người tham gia tố tụng là người chưa thành niên. Trong lĩnh vực tố tụng dân sự, việc xét xử các vụ án ly hôn vẫn được tiến hành theo thủ tục chung. Như vậy, trong xét xử các vụ án hình sự đối với người chưa thành niên và vụ án ly hôn vẫn chưa có một hệ thống văn bản pháp luật đầy đủ, khoa học để hạn chế đến mức tối đa sự tác động tiêu cực của các thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên tham gia tố tụng hình sự, tố tụng dân sự. Để hạn chế sự tác động tiêu cực của thủ tục tố tụng nói chung và thủ tục tố tụng hình sự nói riêng đối với người chưa thành niên và xuất phát từ những nội dung đã đề cập; chúng tôi cho rằng, thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên là thủ tục mang tính đặc thù. Những đặc thù trong thủ tục tố tụng hình sự đối với người chưa thành niên bao gồm:
– Thứ nhất, đặc thù về đối tượng chứng minh. Các vấn đề đặc thù về đối tượng chứng minh mà các cơ quan tiến hành tố tụng được yêu cầu làm rõ bao gồm: độ tuổi, trình độ phát triển thể chất, tinh thần, nguyên nhân điều kiện phạm tội của người chưa thành niên, hoàn cảnh gia đình… Việc xác định chính xác các tình tiết nêu trên có ý nghĩa rất lớn đối với việc giải quyết đúng đắn, khách quan vụ án hình sự đối với người chưa thành niên.
– Thứ hai, đặc thù về thời hạn tiến hành tố tụng. Thời hạn tiến hành tố tụng đối với người chưa thành niên phạm tội phải ngắn hơn so với thời hạn tố tụng đối với người đã thành niên phạm tội. Bởi lẽ, trong suốt quá trình giải quyết vụ án, những lo lắng, hoảng sợ thiếu cơ sở, thiếu hiểu biết pháp luật… tạo cho người chưa thành niên tâm lý chán nản, chán nản và bi quan hơn so với người thành niên; tâm lý đó dễ tạo những hành động tiêu cực từ phía người chưa thành niên.
– Thứ ba, đặc thù về hệ quả của việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn. Các biện pháp ngăn chặn, đặc biệt là các biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam không những hạn chế quyền tự do người chưa thành niên mà còn đẩy họ ra khỏi môi trường gia đình, trường học đến với nhà tạm giữu, trại tạm giam- một môi trường mà về mặt lý thuyết sẽ không bảo đảm các điều kiện chăm sóc, giáo dục tốt hơn môi trường trước đó.
– Thứ tư, đặc thù về yêu cầu đối với người tiến hành tố tụng trong các vụ án về người chưa thành niên. Khi tiến hành tố tụng đối với vụ án về người chưa thành niên, đòi hỏi Thủ trưởng cơ quan tiến hành tố tụng phải phân công những cán bộ có hiểu biết về tâm lý giáo dục, có kinh nghiệm và kỹ năng giải quyết vụ án về người chưa thành niên.
Những đặc thù nêu trên cho thấy, cần thiết phải có thủ tục tố tụng đặc biệt đối với người chưa thành niên. Về tổ chức cần có bộ phận chuyên trách trong Toà án nhân dân để giải quyết vụ án hình sự đối với bị can, bị cáo, người bị hại là người chưa thành niên và vụ án hôn nhân và gia đình. Tổ chức đó chính là Toà gia đình và trẻ vị thành niên trong các Toà án nhân dân cấp huyện và cấp tỉnh.
====================
Một số ý kiến về Đề án
THÀNH LẬP TOÀ ÁN GIA ĐÌNH VÀ TRẺ VỊ THÀNH NIÊN Ở VIỆT NAM

1. Về tên của Đề án, chúng tôi cho rằng:
Cần đổi lại là “Đề án thành lập Toà gia đình và trẻ vị thành niên ở Toà án nhân dân sơ thẩm khu vực và Toà án nhân dân cấp tỉnh đáp ứng yêu cầu cải cánh tư pháp”. Bởi lẽ:
– Thứ nhất, bản chất của Toà án gia đình và trẻ vị thành niên được đề cập trong Đề án là một toà chuyên trách nằm trong tổ chức Toà án nhân dân cấp tỉnh, Toà án nhân dân cấp huyện chứ không phải là một hệ thống Toà án song song với hệ thống tổ chức Toà án nhân dân hiện nay.
– Thứ hai, đặt vấn đề thành lập Toà gia đình và trẻ vị thành niên ở Toà án nhân dân sơ thẩm khu vực và Toà án nhân dân cấp tỉnh đáp ứng yêu cầu cải cánh tư pháp sẽ dễ thuyết phục cơ quan có thẩm quyền hơn việc đặt vấn đề thành lập Toà án gia đình và trẻ vị thành niên ở Việt Nam. Bởi lẽ, thành lập Toà gia đình và trẻ vị thành niên ở Toà án nhân dân sơ thẩm khu vực và Toà án nhân dân cấp tỉnh tuy cũng là bổ sung tổ chức (thêm tổ chức) nhưng chỉ mang tính tổ chức bộ phận mang tính chuyên môn hoá công việc nhưng không tạo suy nghĩ thêm bộ máy (trong đó có tổ chức chuyên môn hoá công việc và bộ máy giúp việc).
2. Về sự cần thiết thành lập Toà án gia đình và trẻ vị thành niên, chúng tôi đề nghị bổ sung thêm lý do:
– Thứ nhất, xuất phát từ việc bảo đảm lợi ích chính đáng của người chưa thành niên và hạn chế sự tác động tiêu cực của thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên tham gia tố tụng hình sự và tố tụng dân sự (trong các vụ án hôn nhân và gia đình).
– Thứ hai, xuất phát từ tính chất đặc thù của việc giải quyết vụ án hình sự đối với người chưa thành niên và vụ án hôn nhân gia đình và những đòi hỏi về trình độ hiểu biết, kinh nghiệm công tác và kỹ năng nghề nghiệp đối với đội ngũ cán bộ Toà án được phân công giải quyết, xét xủa các loại án nêu trên.
3. Về phạm vi, thẩm quyền, chúng tôi cho rằng Toà gia đình và trẻ vị thành niên chỉ nên giải quyết các vụ án hình sự mà bị can, bị cáo, bị hại người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan (phải bồi thường), bị đơn dân sự là người chưa thành niên và các vụ án dân sự về hôn nhân và gia đình.
4. Về tổ chức, chúng tôi đề nghị chỉ thành lập Toà gia đình và trẻ vị thành niên ở Toà án nhân dân sơ thẩm khu vực và Toà án nhân dân cấp tỉnh. Bởi lẽ, việc xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự mà bị can, bị cáo, bị hại người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan (phải bồi thường), bị đơn dân sự là người chưa thành niên và các vụ án dân sự về hôn nhân và gia đình ở Toà án nhân dân sơ thẩm khu vực và Toà án nhân dân cấp tỉnh có sự tham gia của người chưa thành niên. Còn việc xét xử giám đốc thẩm ở Toà án thượng thẩm và Toà án nhân dân tối cao là xét xử bút lục, không có sự tham gia của người chưa thành niên.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *